Điều 9 Nghị định 57/2006/NĐ-CP về thương mại điện tử
Điều 9. Giá trị pháp lý như bản gốc
1. Chứng từ điện tử có giá trị pháp lý như bản gốc nếu thỏa mãn đồng thời cả hai điều kiện sau:
a) Có sự đảm bảo đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong chứng từ điện tử từ khi thông tin được tạo ra ở dạng cuối cùng là chứng từ điện tử hay dạng khác.
b) Thông tin chứa trong chứng từ điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.
2. Tiêu chí đánh giá tính toàn vẹn là thông tin còn đầy đủ và chưa bị thay đổi, ngoài những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình trao đổi, lưu trữ hoặc hiển thị chứng từ điện tử.
3. Tiêu chuẩn về sự tin cậy được xem xét phù hợp với mục đích thông tin được tạo ra và mọi bối cảnh liên quan.
Nghị định 57/2006/NĐ-CP về thương mại điện tử
- Số hiệu: 57/2006/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 09/06/2006
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 24 đến số 25
- Ngày hiệu lực: 07/07/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ, ngữ
- Điều 4. Địa điểm kinh doanh của các bên
- Điều 5. Nội dung quản lý nhà nước về thương mại diện tử
- Điều 6. Quản lý nhà nước về thương mại điện tử
- Điều 7. Giá trị pháp lý
- Điều 8. Giá trị pháp lý như văn bản
- Điều 9. Giá trị pháp lý như bản gốc
- Điều 10. Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử
- Điều 11. Thời điểm, địa điểm gửi và nhận chứng từ điện tử
- Điều 12. Thông báo về đề nghị giao kết hợp đồng
- Điều 13. Sử dụng hệ thống thông tin tự động
- Điều 14. Cung cấp các điều khoản của hợp đồng
- Điều 15. Lỗi nhập thông tin trong chứng từ điện tử