Hệ thống pháp luật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 559-TTg

Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 1958

NGHỊ ĐỊNH

BAN HÀNH BẢN ĐIỀU LỆ TẠM THỜI THUẾ MÔN BÀI

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ đề nghị của ông Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Căn cứ nghị quyết của Hội đồng Chính phủ;

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. – Để góp phần vào việc quản lý thị trường, sắp xếp công thương nghiệp tư nhân, hướng dẫn công thương nghiệp tư nhân kinh doanh đúng đường lối chính sách, đồng thời để tăng thu cho Nhà nước, nay ban hành bản điều lệ tạm thời thuế môn bài kèm theo nghị định này.

Điều 2. – Điều lệ này thi hành kể từ năm 1959.

Điều 3. – Các ông Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ Nội thương và các Ủy ban Hành chính khu, thành phố, tỉnh chịu trách nhiệm thi hành nghị định này.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ




Phạm Văn Đồng

ĐIỀU LỆ

TẠM THỜI THUẾ MÔN BÀI

Mục 1. – NGUYÊN TẮC CHUNG

Điều 1. – Tất cả các cơ sở kinh doanh công thương nghiệp, kể cả buôn chuyến, đều phải nộp thuế môn bài.

Điều 2. – Các xí nghiệp quốc doanh không phải nộp thuế môn bài.

Điều 3. – Các hợp tác xã được chính thức công nhận không phải nộp thuế môn bài.

Điều 4. – Các cơ sở kinh doanh thuộc thành phần kinh tế tư bản Nhà nước được giảm 30% thuế môn bài.

Điều 5. – Nông dân làm nghề phụ thủ công được miễn thuế môn bài.

Những người kinh doanh nhỏ, doanh thu ít hoặc thu nhập bình quân nhân khẩu (kể cả các loại thu nhập trong gia đình gộp lại) quá thấp, được miễn thuế môn bài. Mức doanh thu và mức thu nhập này do Bộ Tài chính, căn cứ tình hình kinh tế, đường lối, chính sách đối với công thương nghiệp tư nhân từng thời kỳ mà quy định hàng năm riêng cho từng vùng (thành phố, thị xã, nông thôn), sau khi được Hội nghị Thường vụ Hội đồng Chính phủ thông qua.

Ủy ban Hành chính thành phố hay tỉnh có thể xét để miễn hoặc hoãn thu thuế môn bài đối với những người gặp tai nạn bất thường có nhiều khó khăn trong việc làm ăn sinh sống, theo đề nghị của Ủy ban Hành chính cấp dưới và của cơ quan Thuế.

Đối với những trường hợp đặc biệt khác, Bộ Tài chính có thể quyết định giảm hay miễn thuế môn bài theo đề nghị của Ủy ban Hành chính thành phố hay tỉnh.

Điều 6. – Đối với vùng dân tộc, thiểu số, Ủy ban Hành chính khu tự trị, (hay Ủy ban Hành chính tỉnh đối với những nơi chưa thành lập khu tự trị), căn cứ tình hình kinh tế và chủ trương quản lý công thương nghiệp của địa phương mình, có thể xét giảm miễn thuế môn bài cho từng nghề, hoặc đề nghị Bộ Tài chính hoãn thu thuế môn bài cho từng vùng.

Mục 2. – CƠ SỞ ĐÁNH THUẾ, TÍNH THUẾ VÀ NỘP THUẾ

Điều 7. – Tất cả các cơ sở kinh doanh phải nộp thuế môn bài theo các bảng 1 và 2 kèm theo điều lệ này.

Đối với những nghề chưa ghi trong bảng 1, Bộ Tài chính căn cứ chính sách khuyến khích hay không khuyến khích đối với từng nghề mà định cấp thuế, sau khi được Thủ tướng phủ chuẩn y.

Điều 8. – Các cơ sở kinh doanh mới khai trương, ngoài thuế môn bài, phải nộp theo trước khi kinh doanh một khoản tiền gọi là "tiền khai trương".

Số tiền khai trương bằng từ 1 đến 5 lần số thuế môn bài, do Ủy ban Hành chính thành phố hay tỉnh quyết định hàng năm đối với từng nghề, Quyết định này căn cứ vào tình hình kinh tế và chủ trương quản lý công thương nghiệp của địa phương và phải được Bộ Tài chính và phải được Bộ Tài chính duyệt y trước khi thi hành.

Điều 9. – Căn cứ để định hạng thuế là tổng số doanh thu năm trước.

Đối với những cơ sở kinh doanh mới khai trương, doanh thu dùng làm căn cứ để định hạng thuế là doanh thu do cơ quan Thuế ước lượng. Cuối năm, cơ quan Thuế căn cứ doanh thu thực tế của những tháng đã kinh doanh để ấn định doanh thu cả năm và căn cứ doanh thu cả năm để điều chỉnh lại hạng thuế và tính lại thuế môn bài. Đối với tiền khai trương thì căn cứ vào doanh thu thực tế của thời gian 12 tháng kinh doanh kể từ ngày khai trương mà điều chỉnh lại.

Sau khi điều chỉnh, người kinh doanh phải nộp thêm hoặc được hoàn lại số tiền chênh lệch.

Điều 10. – Thuế môn bài là thuế hàng năm và thu một lần vào đầu năm dương lịch. Đối với những cơ sở kinh doanh có khó khăn, Ủy ban Hành chính thành phố hay tỉnh có thể cho phép nộp làm hai lần, một lần vào đầu năm, một lần vào tháng 07 dương lịch.

Điều 11. – Những cơ sở kinh doanh mới khai trương phải nộp thuế môn bài cả năm nếu khai trương vào 06 tháng đầu năm, nộp nửa năm nếu khai trương vào 06 tháng cuối năm. Về tiền khai trương thì, dù khai trương vào tháng nào, cơ quan thuế cũng căn cứ vào số thuế môn bài cả năm mà định.

Điều 12. – Những chi nhánh, xưởng phụ thuộc cùng một cơ sở kinh doanh, nếu cùng ở một tỉnh hay thành phố và cùng buôn bán hay sản xuất những loại hàng giống nhau thì không phải chịu thuế môn bài riêng; nhưng khi tính doanh thu để định hạng thuế thì phải nộp doanh thu của tất cả các chi nhánh và xưởng phụ vào doanh thu của cơ sở kinh doanh chính.

Điều 13. – Những cơ sở kinh doanh nhiều nghề phải chịu thuế môn bài riêng cho mỗi nghề.

Điều 14. – Những cơ sở kinh doanh đã nộp thuế môn bài, nếu di chuyển sang một tỉnh hay thành phố khác, phải nộp lại thuế môn bài và tiền khai trương như cơ sở kinh doanh mới. Trường hợp di chuyển theo hướng khuyến khích của Nhà nước, được Ủy ban Hành chính thành phố hay tỉnh nơi đi công nhận thì không phải nộp tiền khai trương và thuế môn bài một lần nữa mà chỉ cần xin đổi giấy môn bài ở nơi đến.

Điều 15. – Những cơ sở kinh doanh đã nộp thuế môn bài, nếu thay đổi kinh doanh, phải nộp lại thuế môn bài và tiền khai trương như cơ sở kinh doanh mới. Trường hợp thay đổi kinh doanh theo hướng khuyến khích của Nhà nước, được Ủy ban Hành chính thành phố hay tỉnh công nhận thì không phải nộp tiền khai trương và thuế môn bài một lần nữa mà chỉ cần xin đổi giấy môn bài.

Điều 16. – Đối với những cơ sở kinh doanh đổi chủ, người chủ mới không phải nộp tiền khai trương nếu có đủ hai điều kiện sau đây:

1) Không thay đổi loại kinh doanh hoặc thay đổi kinh doanh theo hướng khuyến khích của Nhà nước, được Ủy ban Hành chính thành phố hay tỉnh công nhận;

2) Người chủ mới là cha, mẹ, vợ, chồng, con hay người thừa kế hợp pháp của người chủ cũ.

Về thuế môn bài, nếu người chủ cũ đã nộp, người chủ mới không phải nộp nữa.

Điều 17. – Thuế môn bài phải nộp ở nơi có cơ sở kinh doanh chính.

Người buôn chuyến phải nộp thuế môn bài ở nơi đăng ký kinh doanh.

Mục 3. - NHIỆM VỤ NGƯỜI CHỊU THUẾ

Điều 18. – Tất cả các người kinh doanh đều có nhiệm vụ:

1) Trình giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và khai báo với cơ quan thuế trước khi khai trương;

2) Hàng năm, khai báo nộp thuế với cơ quan thuế trong tháng giêng dương lịch;

3) Khai báo ngay cho cơ quan thuế mỗi khi có sự thay đổi trong công việc kinh doanh (mở rộng, đổi chủ, di chuyển, chuyển nghề, v.v...) hay thôi kinh doanh;

4) Nộp đủ tiền thuế trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của cơ quan thuế; nếu có khiếu nại thì, trong khi chờ đợi giải quyết, vẫn phải nộp đủ tiền thuế trong thời hạn đã định.

Điều 19. – Sau khi nộp thuế, người kinh doanh được cấp giấy môn bài.

Môn bài chỉ có giá trị đối với người có tên ghi trong môn bài; không ai được cho mượn hay nhường lại cho người khác nếu không được cơ quan thuế cho phép.

Khi thôi kinh doanh, người kinh doanh phải trả lại môn bài cho cơ quan thuế.

Điều 20. – Các cơ sở kinh doanh cố định phải treo môn bài ở ngay cửa hiệu, nhà máy, xưởng, v.v...

Nếu đi mua bán hàng ở ngoài nơi kinh doanh, người kinh doanh phải xin cơ quan thuế cấp giấy chứng nhận đã nộp thuế môn bài (giấy chứng nhận có giá trị một lần hay trong một thời hạn nhất định) để mang theo người. Khi xin giấy chứng nhận, người kinh doanh phải nộp một khoản lệ phí do Bộ Tài chính định.

Điều 21. – Những người kinh doanh được miễn thuế môn bài phải xin giấy chứng nhận của cơ quan thuế và cũng có nhiệm vụ khai báo như những người kinh doanh phải chịu thuế môn bài.

Điều 22. – Đối với những người kinh doanh vi phạm các điều 18, 19, 20, 21 của điều lệ này, cơ quan thuế có thể phạt một số tiền, nhiều nhất là 1.000.000 đồng; đối với những người lậu thuế, có thể phạt một số tiền bằng từ 1 đến 5 lần số thuế gian lậu. Ngoài ra người phạm pháp có thể bị đình chỉ kinh doanh có thời hạn hay vĩnh viễn.

Điều 23. – Người nộp thuế không đúng hạn phải nộp thêm mỗi ngày quá hạn 1% số thuế nộp chậm.

Điều 24. – Người cố tình dây dưa thuế hay chống thuế sẽ bị truy tố trước tòa án.

Mục 4. – ĐIỀU KHOẢN PHỤ

Điều 25. – Bộ Tài chính được ủy quyền quy định chi tiết thi hành và giải thích điều lệ này.

BẢNG 1

BẢNG ĐỊNH CẤP THUẾ MÔN BÀI

Loại và ngành kinh doanh

Cấp thuế

A. - Loại công nghiệp:

1) Ngành khai thác nguyên, nhiên liệu, hóa chất

1

2) Ngành chế biến nguyên, nhiên liệu (trừ nghề sản xuất cồn 90 độ chịu thuế theo cấp thuế 3)

1

3) Ngành sản xuất các thứ hóa chất

1

4) Ngành sản xuất vật liệu kiến trúc

1

5) Ngành sản xuất đồ bằng kim khí (trừ nghề sản xuất đồ bằng đồng chịu thuế theo cấp thuế 3)

1

6) Ngành sản xuất đồ gỗ

1

7) Ngành sản xuất đồ bằng máy, song, tre, nứa, lá, cói, đay, gai

1

8) Ngành sản xuất đồ sảnh, sứ, gốm, thủy tinh, đá

1

9) Ngành sản xuất đồ dùng có chất hóa học (trừ nghề sản xuất nước hoa, dầu và sáp chải tóc, sáp môi, phấn son chịu thuế theo cấp thuế 3)

1

10) Ngành sản xuất đồ bằng da và thuộc da

1

11) Ngành sản xuất đồ bằng cao su, nhựa.

1

12) Ngành sản xuất đồ bằng ny-lông

2

13) Ngành sản xuất đồ bằng xương, trai, sừng

1

14) Ngành sản xuất đồ bằng bông, lông, tơ

1

15) Ngành sản xuất thực phẩm và lương thực

(Trừ các nghề:

- sản xuất bánh kẹo, rượu bia, các thứ nước ngọt, nước đá chịu thuế theo cấp thuế 2;

- sản xuất các thứ chè, thuốc lá điếu, thuốc lá sợi đóng bao 50 gam, men rượu, rượu chịu thuế theo cấp thuế 3).

1

16) Ngành sản xuất dược phẩm

1

17) Ngành sản xuất đồ dùng về văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, thể thao, thể dục, khoa học (trừ nghề sản xuất bài lá chịu thuế theo cấp thuế 3)

1

18) Ngành sản xuất đồ mỹ nghệ

1

19) Ngành in

1

B - Loại thương nghiệp:

1) Ngành bán nhiên liệu

3

2) Ngành bán hóa chất

4

3) Ngành bán vật liệu kiến trúc

4

4) Ngành bán vật liệu kim khí, máy móc:

- bán đồ bằng gang và bằng sắt

- bán sắt, sắt tây, đồng, chì, nhôm, thiếc, gang

- bán vật liệu kim khí, máy móc khác

3

5

4

5) Ngành bán đồ giao thông, điện khí

4

6) Ngành bán đồ dệt và may mặc

4

7) Ngành bán bách hóa thường dùng (trừ nghề bán đồng hồ và phụ tùng, kính, bút máy chịu thuế theo cấp thuế 5)

4

8) Ngành bán lương thực, thực phẩm;

- mổ và bán thịt; bán cá, cua, tôm, mực, mối, nước mắm, mắm tôm, tương, dấm, xì dầu, rau quả, trứng, măng, miến, mộc nhĩ, hành, tỏi, khoai tây, chè tươi, trầu, cau, vỏ.

3

- làm và bán mỡ rán; bán gạo, thóc, ngô, dỗ, khoai, sắn, vừng, lạc, dầu lạc, dầu vừng, các thứ bột, mật, đường, mật ong, kẹo, mứt, bánh ngọt

3

- bán đồ hộp, đồ giải khát, rượu, chè khô, chè gói, cà phê sống, cà phê rang, thuốc lá, thuốc lào

4

9) Ngành bán y dược và dụng cụ y khoa

3

10) Ngành bán đồ dùng văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, thể thao, thể dục (trừ nghề bán máy ảnh và đồ dùng về ảnh chịu thuế theo cấp thuế 5)

3

11) Ngành bán lâm thổ sản:

- bán củ nâu; bán các loại vỏ cây để nhuộm, làm giấy và thuộc da; bán đay, gai, chàm, lá nón, mo nang, móc, xương thú vật, gạc, lông thú vật, cắc kè, rắn

3

- bán gỗ cây, gỗ phiếu, ván canh, bương, tre, nứa, lá, mây, song, các thứ dầu thảo mộc, khô dầu, keo da trâu, sơn ta

4

- bán hồi, quế, sa nhân, đinh hương, cánh kiến, nấm hương, thảo quả.

5

12) Ngành bán gia súc, bán nông cụ, bán hạt giống

3

13) Ngành buôn bán xuất nhập khẩu

5

14) Ngành linh tỉnh:

- bán cây cảnh, chậu hoa, hoa, cá vàng, chim cảnh

4

- bán đồ cũ bắt liền như radio, máy bán, quạt máy, đồ gỗ

5

- bán và sản xuất vàng mã, hương, nến, pháo

5

C - Loại ăn uống:

1) Ngành ăn

3

2) Ngành giải khát (trừ quán rượu chịu thuế theo cấp thuế 5)

3

D - Loại kiến trúc:

Các nghề trong loại kiến trúc

2

E - Loại vận tải:

Ngành vận tải bộ và thủy

2

G - Loại phục vụ:

1) Ngành phục vụ về văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, thể thao, thể dục, y tế:

- xuất bản sách báo, kinh doanh nghệ thuật

2

- cho thuê sách báo, cho thuê thuyền bơi; vẽ truyền thần, vẽ tranh ảnh, kẻ biển, kẻ quảng cáo, khắc dấu, khắc chữ

4

- chụp ảnh

5

- nghề trồng răng

3

2) Ngành phục vụ về nhu cầu dân sinh (trừ cho thuê phòng trọ, nơi để ô tô, phòng cưới và đồ đám cưới chịu thuế theo cấp thuế 5)

4

H - Các loại khác:

Trại chăn nuôi bò sữa, gia súc; nuôi vịt, ấp trứng vịt

1

BẢNG 2

THUẾ BIỂU THUẾ MÔN BÀI

Hạng thuế

Doanh thu hàng năm

Số thuế hàng năm phải nộp

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

Cấp 4

Cấp 5

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

Dưới

Từ

_

_

_

_

_

_

_

_

_

_

_

_

_

_

_

1.200.000đ

1.200.000đ

1.500.000đ

2 triệu

3 _

4 _

6 _

8 _

12 _

18 _

30 _

45 _

65 _

100 _

150 _

250 _

400 _

đến dưới

_

_

_

_

_

_

_

_

_

_

_

_

_

_

1.500.000đ

2 triệu

3 _

4 _

6 _

8 _

12 _

18 _

30 _

45 _

65 _

100 _

150 _

250 _

400 _

600 _

800đ

1.200

2.000

3.000

4.500

6.500

9.000

15.000

27.000

48.000

75.000

110.000

165.000

250.000

400.000

650.000

1.000.000

1.200đ

1.800

3.000

4.500

6.500

9.500

13.000

22.500

40.500

72.000

112.500

165.000

247.500

375.000

600.000

975.000

1.500.000

1.600đ

2.400

4.000

6.000

9.000

13.000

18.000

30.000

54.000

96.000

150.000

220.000

330.000

500.000

800.000

1.300.000

2.000.000

2.000đ

3.000

5.000

7.500

11.000

16.000

22.500

37.500

67.500

120.000

187.500

275.000

412.500

625.000

1.000.000

1.625.000

2.500.000

2.400đ

3.600

6.000

9.000

13.000

20.000

27.000

45.000

81.000

144.000

225.000

330.000

495.000

750.000

1.200.000

1.950.000

3.000.000

18

600 triệu trở lên

1.500.000

2.250.000

3.000.000

3.750.000

4.500.000

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị định 559-TTg năm 1958 về bản điều lệ tạm thời thuế môn bài do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành.

  • Số hiệu: 559-TTg
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 24/12/1958
  • Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
  • Người ký: Phạm Văn Đồng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 1
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản