Điều 4 Nghị định 51/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ
Điều 4. Hình thức xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Phạt cảnh cáo: áp dụng đối với trường hợp vi phạm nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện;
b) Phạt tiền: căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, người có thẩm quyền quyết định mức phạt tiền trong khung phạt đã quy định.
Khi phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó trong trường hợp không có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng. Mức trung bình của khung tiền phạt được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối thiểu và mức tối đa.
Vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống, nhưng không được giảm dưới mức tối thiểu của khung tiền phạt đã quy định.
Vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên, nhưng không được tăng trên mức tối đa của khung tiền phạt đã quy định.
2. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ có thời hạn đến 6 tháng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
3. Ngoài các hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung nêu trên, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị buộc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc tẩy xạ những vùng bị nhiễm xạ để đạt tiêu chuẩn về môi trường;
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
c) Buộc tiêu huỷ, chôn cất vật phẩm, hàng hoá chứa chất phóng xạ theo đúng quy định an toàn bức xạ;
d) Buộc cải tạo lại kết cấu xây dựng, che chắn theo tiêu chuẩn an toàn bức xạ để đảm bảo môi trường xung quanh;
đ) Buộc tái xuất tang vật vi phạm đã nhập khẩu theo quy định của pháp luật;
e) Buộc thu hồi tang vật bị tẩu tán; truy tìm nguồn bức xạ để trả lại tình trạng ban đầu;
g) Buộc bố trí công việc thích hợp đối với người dưới 18 tuổi, người bị các bệnh cấm theo quy định của Bộ Y tế; phụ nữ có thai hoặc đang trong thời gian cho con bú theo quy định tại khoản 1 Điều 6, khoản 3 Điều 10 của Nghị định số 50/1998/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh An toàn và kiểm soát bức xạ và Bộ luật Lao động;
h) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương II của Nghị định này.
Nghị định 51/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ
- Số hiệu: 51/2006/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 19/05/2006
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 31
- Ngày hiệu lực: 13/06/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc xử phạt
- Điều 4. Hình thức xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả
- Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính và thời hạn được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 6. Hành vi vi phạm quy định về khai báo
- Điều 7. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký
- Điều 8. Hành vi vi phạm quy định về giấy phép
- Điều 9. Hành vi vi phạm quy định về nâng cấp, cải tạo cơ sở bức xạ
- Điều 10. Hành vi sử dụng giấy phép quá thời hạn
- Điều 11. Hành vi vi phạm điều kiện được quy định trong giấy phép
- Điều 12. Hành vi vi phạm về xuất nhập khẩu thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ và chất thải phóng xạ
- Điều 13. Hành vi vi phạm quy định về cất giữ, lưu giữ, chuyển nhượng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ và chất thải phóng xạ
- Điều 14. Hành vi vi phạm quy định về vận chuyển nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ
- Điều 15. Hành vi vi phạm quy định làm các công việc dịch vụ liên quan đến an toàn bức xạ
- Điều 16. Hành vi vi phạm quy định về xử lý và quản lý chất thải phóng xạ
- Điều 17. Hành vi vi phạm quy định về địa điểm cơ sở bức xạ
- Điều 18. Hành vi vi phạm quy định về che chắn, quy định về kích thước phòng để tiến hành công việc bức xạ
- Điều 19. Hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường
- Điều 20. Hành vi vi phạm các quy định cụ thể của Pháp lệnh An toàn và kiểm soát bức xạ và Nghị định số 50/1998/NĐ-CP
- Điều 21. Hành vi vi phạm quy định về giải thể cơ sở bức xạ
- Điều 22. Hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ
- Điều 23. Thẩm quyền xử phạt của Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 24. Thẩm quyền xử phạt của cơ quan thanh tra chuyên ngành về an toàn và kiểm soát bức xạ
- Điều 25. Thẩm quyền xử phạt của cơ quan Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, cơ quan Hải quan, cơ quan Quản lý thị trường và Thanh tra chuyên ngành khác.
- Điều 26. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ trong việc xử lý vi phạm hành chính
- Điều 27. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt
- Điều 28. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 29. Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép
- Điều 30. Thủ tục tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
- Điều 31. Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
- Điều 32. Thủ tục xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
- Điều 33. Thi hành quyết định xử phạt