Chương 4 Nghị định 50/2014/NĐ-CP về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước
HẠCH TOÁN KẾ TOÁN, BÁO CÁO VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN
1. Dự trữ ngoại hối nhà nước được hạch toán theo nguyên tệ và Đồng Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc đánh giá lại dự trữ ngoại hối nhà nước trên bảng cân đối kế toán của Ngân hàng Nhà nước để theo dõi sự tăng hoặc giảm giá trị dự trữ ngoại hối nhà nước bằng Đồng Việt Nam nhằm phản ánh biến động về tỷ giá và giá vàng trên thị trường trong nước và quốc tế.
2. Thu nhập và chi phí phát sinh trong quá trình quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước được hạch toán vào thu nhập và chi phí nghiệp vụ ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật. Thu nhập và chi phí phát sinh khi thực hiện mua, bán vàng trên thị trường quốc tế phục vụ can thiệp thị trường trong nước, xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển đổi vàng và các hoạt động can thiệp thị trường ngoại hối trong nước khác là thu nhập và chi phí phục vụ mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá và vàng.
1. Định kỳ 6 tháng, Ngân hàng Nhà nước báo cáo Thủ tướng Chính phủ về diễn biến quy mô và tình hình sử dụng dự trữ ngoại hối nhà nước, đồng gửi Bộ Tài chính.
2. Định kỳ hằng năm và khi cần thiết, Ngân hàng Nhà nước báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và dự kiến mức dự trữ ngoại hối nhà nước, hạn mức Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng trong năm tiếp theo, đồng gửi Bộ Tài chính.
Điều 24. Công bố thông tin dự trữ ngoại hối nhà nước
1. Ngân hàng Nhà nước công bố thông tin về dự trữ ngoại hối nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Dự trữ ngoại hối nhà nước được quy đổi ra đô la Mỹ để phục vụ công tác thống kê, thông tin quản lý và công bố số liệu. Ngân hàng Nhà nước xác định tỷ giá và giá vàng để quy đổi các loại ngoại tệ và vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước sang đô la Mỹ.
Nghị định 50/2014/NĐ-CP về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Cơ quan quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Thành phần dự trữ ngoại hối nhà nước
- Điều 5. Nguồn hình thành dự trữ ngoại hối nhà nước
- Điều 6. Cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước
- Điều 7. Loại ngoại tệ được phép đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước
- Điều 8. Kiểm tra việc quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước
- Điều 9. Nguyên tắc quản lý dự trữ ngoại hối chính thức
- Điều 10. Các nghiệp vụ quản lý dự trữ ngoại hối chính thức
- Điều 11. Việc mua, bán ngoại tệ giữa dự trữ ngoại hối chính thức với ngân sách nhà nước
- Điều 12. Xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển đổi vàng
- Điều 13. Phạm vi sử dụng Quỹ dự trữ ngoại hối
- Điều 14. Hoán đổi ngoại hối Quỹ dự trữ ngoại hối với Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng
- Điều 15. Sử dụng Quỹ dự trữ ngoại hối cho các nhu cầu đột xuất, cấp bách của Nhà nước
- Điều 16. Phạm vi sử dụng Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng
- Điều 17. Hạn mức ngoại hối của Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng và việc điều chuyển ngoại hối giữa Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng và Quỹ dự trữ ngoại hối
- Điều 18. Can thiệp thị trường trong nước
- Điều 19. Mua, bán vàng trên thị trường quốc tế phục vụ can thiệp thị trường trong nước
- Điều 20. Nguyên tắc quản lý tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng và các nguồn ngoại hối khác
- Điều 21. Nghiệp vụ quản lý tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng và các nguồn ngoại hối khác