Mục 2 Chương 2 Nghị định 49/2014/NĐ-CP về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ quyết định của chủ sở hữu
1. Đối với doanh nghiệp cấp 1 mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, chủ sở hữu là Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát thông qua các hình thức sau:
a) Xem xét, tổng hợp, đánh giá báo cáo tự giám sát của doanh nghiệp;
b) Xem xét, tổng hợp, đánh giá báo cáo của kiểm soát viên;
c) Tổng hợp các kiến nghị, đánh giá, biện pháp xử lý và tình hình thực hiện các kết luận kiểm tra, thanh tra, điều tra và báo cáo giám sát, kiểm toán;
d) Tiếp nhận, xem xét, giải quyết các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo liên quan đến doanh nghiệp theo thẩm quyền.
2. Đối với doanh nghiệp cấp 1 mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, chủ sở hữu là Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát thông qua báo cáo của người đại diện tại doanh nghiệp và các hình thức giám sát quy định tại Điểm c, Điểm d, Khoản 1 Điều này.
3. Đối với các doanh nghiệp cấp 2 thì doanh nghiệp cấp 1 và Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chủ sở hữu của doanh nghiệp cấp 1 thực hiện giám sát thông qua báo cáo của người đại diện tại doanh nghiệp.
1. Căn cứ vào quy định tại
2. Khi xem xét, đánh giá báo cáo tự giám sát của doanh nghiệp, báo cáo của kiểm sát viên hoặc người đại diện, cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao là đầu mối thống nhất việc giám sát doanh nghiệp có quyền yêu cầu doanh nghiệp, kiểm soát viên hoặc người đại diện cung cấp thông tin, tài liệu bổ sung hoặc giải trình về những vấn đề có liên quan nhằm làm rõ về các nội dung giám sát. Trường hợp cần thiết, có thể yêu cầu đại diện doanh nghiệp, kiểm soát viên hoặc người đại diện trực tiếp trình bày các nội dung còn chưa rõ trong báo cáo.
3. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao là đầu mối thống nhất việc giám sát doanh nghiệp chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân có liên quan đến lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp hoặc thuê tổ chức đánh giá độc lập nhằm làm rõ về các nội dung giám sát.
1. Các cơ quan có thẩm quyền giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra có trách nhiệm gửi kết luận kiểm tra, thanh tra, điều tra hoặc báo cáo giám sát, kiểm toán doanh nghiệp cho chủ sở hữu để thực hiện việc giám sát.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao là đầu mối thống nhất việc giám sát doanh nghiệp có trách nhiệm tổng hợp các kiến nghị, đánh giá, biện pháp xử lý và tình hình thực hiện các kết luận giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra hoặc báo cáo kiểm toán vào báo cáo kết quả giám sát đối với doanh nghiệp.
1. Chủ sở hữu theo thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận, xem xét, giải quyết các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo có liên quan trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp hoặc quyết định, hành vi của người quản lý và người lao động làm việc tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Kết quả tiếp nhận, xem xét, giải quyết các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo đối với doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp hoặc quyết định, hành vi của người quản lý, người lao động làm việc tại doanh nghiệp được gửi cho cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao là đầu mối thống nhất việc giám sát doanh nghiệp tổng hợp vào báo cáo kết quả giám sát.
Nghị định 49/2014/NĐ-CP về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ quyết định của chủ sở hữu
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Áp dụng pháp luật trong hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước
- Điều 5. Mục đích của giám sát, kiểm tra, thanh tra
- Điều 6. Nguyên tắc giám sát, kiểm tra, thanh tra
- Điều 7. Nội dung giám sát, kiểm tra, thanh tra
- Điều 8. Xây dựng, phê duyệt kế hoạch giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước hàng năm
- Điều 9. Xử lý chồng chéo trong hoạt động kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ pháp luật và chấp hành các quyết định của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước
- Điều 10. Thẩm quyền giám sát
- Điều 11. Trách nhiệm của chủ sở hữu là các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 12. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị được chủ sở hữu giao là đầu mối thống nhất việc giám sát doanh nghiệp
- Điều 13. Trách nhiệm của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty tại các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
- Điều 14. Trách nhiệm của kiểm soát viên, người đại diện tại doanh nghiệp
- Điều 15. Hình thức giám sát
- Điều 16. Giám sát thông qua việc xem xét, tổng hợp, đánh giá các báo cáo tự giám sát của doanh nghiệp, báo cáo của kiểm soát viên hoặc người đại diện tại doanh nghiệp
- Điều 17. Giám sát thông qua việc tổng hợp các kiến nghị, đánh giá, biện pháp xử lý và tình hình thực hiện các kết luận kiểm tra, thanh tra, điều tra và báo cáo kết quả giám sát, báo cáo kiểm toán
- Điều 18. Giám sát thông qua việc tiếp nhận, xem xét, giải quyết các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo liên quan đến doanh nghiệp
- Điều 19. Báo cáo tự giám sát của doanh nghiệp
- Điều 20. Báo cáo của kiểm soát viên, người đại diện tại doanh nghiệp
- Điều 21. Báo cáo kết quả giám sát của chủ sở hữu là Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 22. Xử lý kết quả giám sát
- Điều 23. Trách nhiệm kiểm tra
- Điều 24. Thẩm quyền kiểm tra
- Điều 25. Tổ chức đoàn kiểm tra
- Điều 26. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được kiểm tra
- Điều 27. Báo cáo kết quả kiểm tra, kết luận kiểm tra
- Điều 28. Xử lý kết quả kiểm tra