Điều 17 Nghị định 49/1998/NĐ-CP về việc quản lý hoạt động nghề cá của người và phương tiện nước ngoài trong các vùng biển của Việt Nam
1. Đối với hành vi hoạt động sai khu vực, sử dụng Giấy đăng ký quá thời hạn, sử dụng loại nghề và công cụ không đúng quy định đã ghi trong Giấy đăng ký thì bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng;
2. Đối với hành vi sử dụng chất nổ, hóa chất độc, xung điện hoặc tàng trữ các ngư cụ không được phép sử dụng để khai thác hải sản thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng;
3. Đối với hành vi khai thác các đối tượng hải sản trong danh mục Nhà nước Việt Nam quy định cấm khai thác thì bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 70 triệu đồng;
4. Đối với hành vi phá hoặc làm thay đổi nơi cư trú, sinh sống của các loài hải sản thì bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng;
5. Đối với hành vi gây ô nhiễm vùng nước sinh sống của các loài hải sản thì bị phạt tiền 10 triệu đồng với vùng nước nhỏ hơn 01 ha và từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng/1 ha với vùng nước từ 01 ha trở lên;
6. Đối với hành vi vi phạm các quy định về nuôi trồng thủy sản; sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu giống, thức ăn cho thủy sản không đúng quy định, không thực hiện việc phòng dịch bệnh, kiểm tra vệ sinh thú y và kiểm dịch thủy sản theo quy định thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 20 triệu đồng;
7. Đối với các hành vi cố ý gây cản trở hoặc không tuân theo sự hướng dẫn của nhân viên lực lượng kiểm soát trên biển của Việt Nam đang thi hành công vụ thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 20 triệu đồng;
8. Các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 của Điều này ngoài mức phạt tiền, còn bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức phạt bổ sung như tịch thu toàn bộ hải sản, tịch thu ngư cụ, công cụ dùng trong hoạt động vi phạm; đồng thời căn cứ vào từng loại hành vi vi phạm cụ thể mà đình chỉ hoặc tạm đình chỉ Giấy đăng ký của phương tiện vi phạm từ 3 đến 6 tháng. Nếu vi phạm nghiêm trọng thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật Việt Nam.
Nghị định 49/1998/NĐ-CP về việc quản lý hoạt động nghề cá của người và phương tiện nước ngoài trong các vùng biển của Việt Nam
- Số hiệu: 49/1998/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 13/07/1998
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 24
- Ngày hiệu lực: 28/07/1998
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền quản lý Nhà nước đối với các nguồn tài nguyên sinh vật và không sinh vật trong các vùng biển của Việt Nam.
- Điều 2. Nghị định này áp dụng đối với người và phương tiện nước ngoài, kể cả người và phương tiện thuộc doanh nghiệp thủy sản có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, khi tiến hành các công việc: điều tra, thăm dò, đánh bắt, nuôi trồng hải sản; thu gom vận chuyển hải sản nuôi trồng và khai thác được (sau đây gọi tắt là hoạt động nghề cá) trong các vùng biển của Việt Nam.
- Điều 3. Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện dễ dàng và thuận lợi để người và phương tiện nước ngoài được phép hoạt động nghề cá trong các vùng biển của Việt Nam.
- Điều 4. Người và phương tiện nước ngoài hoạt động nghề cá trong các vùng biển của Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của lực lượng kiểm soát trên biển của Việt Nam. Mọi vi phạm đều bị xử lý theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
- Điều 5. Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Điều 6. Trên cơ sở các giấy phép về đầu tư; hợp tác nghiên cứu khoa học; hợp đồng hợp tác khoa học kỹ thuật hoặc các hợp đồng khác về nghề cá (sau đây gọi chung là giấy phép) đã được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam cấp hoặc phê duyệt; tổ chức, cá nhân nước ngoài phải đăng ký với Bộ Thủy sản Việt Nam về nội dung hoạt động cụ thể của phương tiện để được Bộ Thủy sản Việt Nam cấp đăng ký hoạt động nghề cá trước khi đưa phương tiện vào vùng biển của Việt Nam.
- Điều 7. Bộ Thủy sản Việt Nam cấp Giấy đăng ký hoạt động nghề cá (sau đây gọi tắt là Giấy đăng ký) cho từng phương tiện nước ngoài sau 5 ngày, kể từ ngày tổ chức, cá nhân nước ngoài làm thủ tục xin đăng ký.
- Điều 8. Giấy đăng ký mất giá trị trong các trường hợp sau đây:
- Điều 9. Sau khi cấp Giấy đăng ký, Bộ Thủy sản Việt Nam có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan hữu quan của Việt Nam ít nhất 5 ngày trước khi phương tiện nước ngoài vào vùng biển của Việt Nam về các nội dung sau đây:
- Điều 10. Người và phương tiện nước ngoài khi tiến hành hoạt động nghề cá trong vùng biển của Việt Nam phải tuân theo các quy định sau đây:
- Điều 11. Phương tiện nước ngoài đã có Giấy đăng ký chỉ được phép rời khỏi vùng biển của Việt Nam sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo Hợp đồng đã ký kết và các quy định có liên quan khác của pháp luật Việt Nam.
- Điều 12. Trong thời hạn của Giấy đăng ký, nếu chủ phương tiện muốn ngừng hoạt động thì phải báo cáo Bộ Thủy sản Việt Nam biết trước ít nhất 7 ngày, kể từ ngày dự kiến ngừng hoạt động; trường hợp ngừng hoạt động do những lý do bất khả kháng, phải thông báo cho Bộ Thủy sản Việt Nam biết trong 24 giờ.
- Điều 13. Khi xảy ra tai nạn, chủ phương tiện phải thông báo ngay cho cơ quan hữu quan của Việt Nam nơi gần nhất nêu rõ những yêu cầu cụ thể để được giúp đỡ, cứu nạn và phải tuân theo việc giải quyết hậu quả của các cơ quan này.
- Điều 14. Lực lượng kiểm soát trên biển của Việt Nam chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm soát các hoạt động nghề cá gồm có: Cảnh sát biển, Bộ đội biên phòng, Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Các lực lượng Hải quan và thanh tra chuyên ngành khác có nhiệm vụ phối hợp trong việc kiểm soát các hoạt động nghề cá trong các vùng biển của Việt Nam.
- Điều 15. Trường hợp người và phương tiện nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam và các quy định của Nghị định này, lực lượng kiểm soát trên biển phải kịp thời lập biên bản vi phạm tại chỗ, niêm phong các trang thiết bị thông tin liên lạc, sổ nhật ký hành trình, máy định vị và tang vật; giữ nguyên hiện trạng của phương tiện, áp giải về cảng hoặc bến đậu gần nhất giao cho cơ quan có thẩm quyền xử lý cùng với đầy đủ hồ sơ, tang vật và phải tiến hành theo đúng các quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam.
- Điều 16. Người và phương tiện nước ngoài không có Giấy đăng ký hoặc sử dụng Giấy đăng ký mất giá trị theo quy định ở Điều 8 Nghị định này mà tiến hành các hoạt động nghề cá trong vùng biển của Việt Nam thì bị xử lý như sau:
- Điều 17. Người và phương tiện nước ngoài đã có Giấy đăng ký khi tiến hành hoạt động nghề cá trong vùng biển của Việt Nam mà vi phạm các quy định của Nghị định này hoặc vi phạm các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam, thì tùy theo mức độ, tính chất và hậu quả của mỗi hành vi vi phạm mà bị xử lý như sau:
- Điều 18. 1. Người bị xử phạt phải nhanh chóng nộp tiền phạt, tiền bồi thường trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi nhận được quyết định xử phạt;
- Điều 19. Thẩm quyền xử lý vi phạm về hoạt động nghề cá của người và phương tiện nước ngoài trong vùng biển của Việt Nam quy định như sau:
- Điều 20. Trong trường hợp phương tiện và người nước ngoài bị tạm giữ:
- Điều 21. Tổ chức, cá nhân cố ý làm sai hoặc vượt quá thẩm quyền trong việc cấp Giấy đăng ký, xử lý vi phạm, làm trái các quy định của Nghị định này và các quy định pháp luật có liên quan thì tùy theo mức độ vi phạm mà phải bồi thường thiệt hại, bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Điều 22. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Nghị định số 437-HĐBT ngày 22 tháng 12 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
- Điều 23. Trong trường hợp Điều ước quốc tế về nghề cá mà Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác quy định của Nghị định này thì áp dụng các quy định của Điều ước quốc tế đó.
- Điều 24. Bộ trưởng Bộ Thủy sản phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn thi hành Nghị định này.
- Điều 25.