Chương 1 Nghị định 43/2005/NĐ-CP về việc đưa người nghiện ma tuý, người bán dâm không có nơi cư trú nhất định vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh
Nghị định này quy định đối tượng, thẩm quyền, thủ tục lập hồ sơ, ra quyết định và chế độ đối với người nghiện ma túy, người bán dâm không có nơi cư trú nhất định vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh trong thời gian chờ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh.
Điều 2. Đối tượng bị đưa vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh
Những đối tượng sau đây bị đưa vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh:
1. Người nghiện ma tuý từ đủ 12 tuổi trở lên bị bắt quả tang sử dụng trái phép chất ma tuý mà không có nơi cư trú nhất định.
2. Người bán dâm từ đủ 16 tuổi đến 55 tuổi bị bắt quả tang thực hiện hành vi bán dâm hoặc người bán dâm có tính chất thường xuyên mà không có nơi cư trú nhất định.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Người không có nơi cư trú nhất định" là người không xác định được nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú và thường xuyên đi lang thang, không có nơi ở cố định; người có nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú nhưng không sinh sống tại đó mà thường xuyên đi lang thang, không có nơi ở cố định.
2. "Đưa vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh" là biện pháp ngăn chặn và bảo đảm áp dụng xử lý vi phạm hành chính do Trưởng Công an cấp huyện quyết định buộc các đối tượng quy định tại
3. "Khu vực lưu trú tạm thời" là khu vực riêng được lập ra tại cơ sở chữa bệnh để các đối tượng được quy định tại
4. "Cơ sở chữa bệnh" là các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội được thành lập theo quy định tại Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh (sau đây gọi tắt là Nghị định 135/2004/NĐ-CP).
Điều 4. Thời hạn đưa vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh
Thời hạn lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh đối với người nghiện ma tuý, người bán dâm không được quá 15 ngày.
Điều 5. Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp đưa vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh
Trưởng công an cấp huyện quyết định việc đưa người vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh.
Điều 6. Nguyên tắc áp dụng biện pháp đưa vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh
1. Việc đưa vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh phải theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Người bị đưa vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh chưa bị coi là bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh.
3. Bảo đảm tôn trọng danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khoẻ và tài sản của người bị đưa vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh.
Kinh phí phục vụ cho việc cải tạo, sửa chữa, xây dựng khu vực lưu trú tạm thời, mua sắm các phương tiện phục vụ lưu trú và quản lý người bị đưa vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh bao gồm: chi phí ăn, mặc, ở, sinh hoạt, học tập, lao động, chữa bệnh và các chi phí khác theo quy định của pháp luật do ngân sách nhà nước cấp và được bố trí vào dự toán ngân sách hàng năm cho hoạt động của cơ sở chữa bệnh.
Nghị định 43/2005/NĐ-CP về việc đưa người nghiện ma tuý, người bán dâm không có nơi cư trú nhất định vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh
- Số hiệu: 43/2005/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 05/04/2005
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 7 đến số 8
- Ngày hiệu lực: 25/04/2005
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng bị đưa vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Thời hạn đưa vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh
- Điều 5. Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp đưa vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh
- Điều 6. Nguyên tắc áp dụng biện pháp đưa vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh
- Điều 7. Kinh phí thực hiện
- Điều 8. Lập hồ sơ đề nghị đưa vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh
- Điều 9. Xem xét, quyết định đưa vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh
- Điều 10. Hồ sơ đưa vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh
- Điều 11. Thời hạn quyết định việc đưa vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh
- Điều 12. Gửi quyết định đưa vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh
- Điều 13. Nội dung quyết định đưa vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh
- Điều 14. Thi hành quyết định đưa vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh
- Điều 15. Thủ tục tiếp nhận người bị đưa vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh
- Điều 16. Hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh
- Điều 17. Thực hiện quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh
- Điều 18. Hết thời hạn chấp hành quyết định đưa vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh
- Điều 19. Bảo lãnh hành chính đối với người có quyết định đưa vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh
- Điều 20. Thành lập khu vực lưu trú tạm thời
- Điều 21. Tạm thời đưa người đang chấp hành quyết định đưa vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh ra khỏi cở sở chữa bệnh theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự
- Điều 22. Chế độ quản lý, giáo dục
- Điều 23. Chế độ ăn, mặc
- Điều 24. Chế độ ở
- Điều 25. Chế độ đi lại, thông tin, sinh hoạt
- Điều 26. Chế độ chữa trị, cai nghiện, học tập và lao động
- Điều 27. Chế độ lưu giữ tài sản
- Điều 28. Chế độ đối với người bị ốm nặng hoặc mắc bệnh hiểm nghèo
- Điều 29. Chế độ đối với người bị chết
- Điều 30. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Điều 31. Trách nhiệm của Bộ Công an
- Điều 32. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
- Điều 33. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp