Hệ thống pháp luật

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 41/2017/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 05 tháng 04 năm 2017

NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC NGHỊ ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG THỦY SẢN; LĨNH VỰC THÚ Y, GIỐNG VẬT NUÔI, THỨC ĂN CHĂN NUÔI; QUẢN LÝ RỪNG, PHÁT TRIỂN RỪNG, BẢO VỆ RỪNG VÀ QUẢN LÝ LÂM SẢN

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Pháp lệnh giống vật nuôi ngày 24 tháng 3 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản (sau đây viết tắt là Nghị định số 103/2013/NĐ-CP):

1. Điểm a khoản 2 Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“a) Vi phạm các quy định về bảo tồn, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản;”

2. Điểm đ khoản 2 Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“đ) Vi phạm các quy định về thu gom, sơ chế, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản;”

3. Khoản 2 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Chuyển giao số thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng bị thương cho cơ sở cứu hộ để chữa trị, phục hồi và thả về môi trường sống khi đủ điều kiện hoặc chuyển giao các cá thể bị chết hoặc dẫn xuất của chúng cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.”

4. Bổ sung khoản 10 vào Điều 4 như sau:

“10. Buộc tiếp tục nuôi thủy sản đến khi kết quả kiểm nghiệm dư lượng hóa chất, kháng sinh dưới mức giới hạn tối đa cho phép.”

5. Khoản 1 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:

1. Mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác, hủy hoại trái phép rạn đá ngầm, rạn san hô, bãi thực vật ngầm, rừng ngập mặn, hệ sinh cảnh khác.”

6. Tên khoản 2 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:

2. Mức phạt tiền đối với hành vi khai thác, mua bán, vận chuyển, thu gom, lưu giữ san hô trái phép được quy định như sau:

7. Khoản 4 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này.”

8. Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 6. Vi phạm quy định về bảo vệ các loài thủy sản

1. Mức phạt đối với hành vi khai thác, vận chuyển, thu gom, lưu giữ thủy sản nếu khối lượng các loài thủy sản có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép khai thác vượt quá mức cho phép khai thác lẫn hoặc khai thác ngoài tự nhiên giống, loài thủy sản có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu khối lượng vượt quá mức cho phép khai thác lẫn hoặc khối lượng giống, loài thủy sản khai thác ngoài tự nhiên có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép đến dưới 30 kg;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu khối lượng vượt quá mức cho phép khai thác lẫn hoặc khối lượng giống, loài thủy sản khai thác ngoài tự nhiên có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép từ 30 kg đến dưới 100 kg;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu khối lượng vượt quá mức cho phép khai thác lẫn hoặc khối lượng giống, loài thủy sản khai thác ngoài tự nhiên có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép từ 100 kg đến dưới 200 kg;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu khối lượng vượt quá mức cho phép khai thác lẫn hoặc khối lượng giống, loài thủy sản khai thác ngoài tự nhiên có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép từ 200 kg đến dưới 300 kg;

đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu khối lượng vượt quá mức cho phép khai thác lẫn hoặc khối lượng giống, loài thủy sản khai thác ngoài tự nhiên có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép từ 300 kg đến dưới 400 kg;

e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu khối lượng vượt quá mức cho phép khai thác lẫn hoặc khối lượng giống, loài thủy sản khai thác ngoài tự nhiên có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép từ 400 kg trở lên.”

2. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm các quy định về thời gian cấm khai thác, vùng cấm, nghề cấm khai thác theo quy định của pháp luật như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với tàu cá không lắp máy có chiều dài đường nước thiết kế dưới 15 mét hoặc tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính dưới 20 sức ngựa hoặc khai thác mà không sử dụng tàu cá;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế từ 15 mét trở lên mà không lắp máy hoặc tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 sức ngựa trở lên đến dưới 50 sức ngựa;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 50 sức ngựa đến dưới 90 sức ngựa;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 sức ngựa đến dưới 250 sức ngựa;

đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 250 sức ngựa đến dưới 400 sức ngựa;

e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 400 sức ngựa trở lên.

3. Mức phạt đối với hành vi nuôi sinh trưởng, sinh sản và trồng cấy các loài thủy sinh hoang dã có nguồn gốc hợp pháp nhưng không đăng ký trại nuôi như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký trại nuôi sinh trưởng, sinh sản và trồng cấy nhân tạo các loài thủy sinh hoang dã quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam nhưng không quy định tại các phụ lục của Công ước CITES;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký trại nuôi sinh trưởng, sinh sản và trồng cấy nhân tạo các loài thủy sinh hoang dã quy định tại Phụ lục II và III của Công ước CITES;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký trại nuôi sinh trưởng, sinh sản và trồng cấy nhân tạo các loài thủy sinh hoang dã quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu công cụ khai thác thủy sản (trừ tàu cá) đối với trường hợp vi phạm nghề cấm khai thác quy định tại khoản 2 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thả số thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này;

b) Buộc tổ chức, cá nhân chuyển giao số thủy sản đã chết cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này;

c) Buộc tổ chức, cá nhân vi phạm thực hiện đăng ký trại nuôi với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.”

9. Tên Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 7. Vi phạm quy định về quản lý các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng và danh mục loài thủy sản cấm khai thác”

10. Tên khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:

1. Mức phạt đối với một trong các hành vi khai thác, mua bán, thu gom, nuôi, lưu giữ, sơ chế, chế biến, vận chuyển các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng lớn, có thứ hạng sẽ nguy cấp (VU) như sau:

2. Mức phạt đối với một trong các hành vi khai thác, mua bán, thu gom, nuôi, lưu giữ, sơ chế, chế biến, vận chuyển các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn, có thứ hạng nguy cấp (EN), các loài thủy sinh thuộc Phụ lục II Công ước CITES như sau:”

3. Mức phạt đối với một trong các hành vi khai thác, mua bán, thu gom, nuôi, lưu giữ, sơ chế, chế biến, vận chuyển các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn, có thứ hạng rất nguy cấp (CR), các loài thủy sinh quy định tại Phụ lục I Công ước CITES hoặc loài thủy sản thuộc danh mục cấm khai thác như sau:

11. Điểm d khoản 1 Điều 10 được sửa đổi như sau:

d) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng giấy phép khai thác thủy sản quá hạn từ 60 ngày trở lên.”

12. Điểm d khoản 2 Điều 10 được sửa đổi như sau:

d) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng giấy phép khai thác thủy sản quá hạn từ 60 ngày trở lên.”

13. Tên khoản 5 Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:

5. Mức phạt đối với hành vi hoạt động sai nội dung ghi trong giấy phép khai thác thủy sản về nghề khai thác, về vùng khai thác như sau:

14. Khoản 1 Điều 12 được sửa đổi như sau:

1. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với chủ tàu cá hoặc thuyền trưởng hoặc tổ chức, cá nhân có hành vi môi giới, đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác thủy sản trái phép tại vùng biển của quốc gia hoặc lãnh thổ khác.

15. Khoản 1 Điều 14 được sửa đổi như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không đánh dấu ngư cụ đang được sử dụng tại ngư trường theo quy định của pháp luật hoặc vứt bỏ ngư cụ xuống vùng nước tự nhiên.”

16. Khoản 3 Điều 14 được sửa đổi như sau:

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các loại ngư cụ hoặc thiết bị khai thác thủy sản du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam để khai thác thủy sản mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

17. Khoản 3 Điều 15 được sửa đổi như sau:

3. Mức phạt đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện hoặc sử dụng trực tiếp điện từ máy phát điện trên tàu cá hoặc phương tiện nổi khác để khai thác thủy sản như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính dưới 20 sức ngựa hoặc tàu cá không lắp máy có chiều dài đường nước thiết kế dưới 15 mét nước;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế từ 15 m trở lên mà không lắp máy hoặc tàu cá có lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 sức ngựa trở lên đến dưới 50 sức ngựa;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 50 sức ngựa đến dưới 90 sức ngựa;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 sức ngựa đến dưới 250 sức ngựa;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 250 sức ngựa đến dưới 400 sức ngựa;

e) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 400 sức ngựa trở lên.”

18. Điểm a khoản 5 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:

a) Tịch thu tang vật để khai thác thủy sản và sản phẩm thủy sản khai thác đối với các hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này;”

19. Khoản 3, khoản 4 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tổ chức, cá nhân tiêu hủy chất độc, thực vật có độc tố và sản phẩm thủy sản khai thác đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này;

b) Buộc tổ chức, cá nhân thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm do chất độc, thực vật có độc tố gây ra đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.”

20. Điểm b khoản 1 Điều 19 được sửa đổi như sau:

b) Tắt thiết bị giám sát tàu cá khi tàu cá thuộc diện bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát đang hoạt động thủy sản trên biển.”

21. Tên khoản 2 Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:

2. Mức phạt đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đã quá hạn hoặc không đăng kiểm lại tàu cá theo quy định khi hoạt động thủy sản như sau:”

22. Tên khoản 3 Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:

3. Mức phạt đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận đăng ký tàu cá hoặc giấy xác nhận đăng ký tàu cá tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung hoặc sử dụng biển số không đúng với số đăng ký ghi trong giấy đăng ký, giấy xác nhận đã đăng ký tàu cá; biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp như sau:”

23. Khoản 4 Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu giấy chứng nhận đăng ký tàu cá hoặc giấy xác nhận đăng ký tàu cá hoặc biển số, số đăng ký tàu cá quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động của tàu cá từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.”

24. Khoản 3 Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không có văn bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên theo quy định hoặc sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên sửa chữa, tẩy xóa làm thay đổi nội dung.”

25. Khoản 6 Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng thuyền viên đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.”

26. Điều 26 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 26. Vi phạm các quy định về sử dụng mặt nước được giao để nuôi trồng thủy sản

1. Mức phạt tiền đối với hành vi sử dụng vượt quá hạn mức diện tích mặt nước được giao để nuôi trồng thủy sản như sau:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu diện tích vượt quá đến dưới 01 ha;

b) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng nếu diện tích vượt quá từ 01 ha đến dưới 02 ha;

c) Từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng nếu diện tích vượt quá từ 02 ha trở lên.

2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng mặt nước để nuôi trồng thủy sản mà chưa được cơ quan có thẩm quyền giao hoặc không đúng vị trí ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc mặt nước được giao để nuôi trồng thủy sản.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tổ chức, cá nhân vi phạm tháo dỡ hoặc di chuyển lồng bè nuôi thủy sản, các mốc phân định ranh giới để trả lại mặt nước sử dụng vượt quá hạn mức đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc tổ chức, cá nhân vi phạm tháo dỡ hoặc di chuyển lồng, bè nuôi thủy sản để trả lại mặt nước để nuôi trồng thủy sản đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

27. Điều 27 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 27. Vi phạm các quy định về sử dụng mặt nước được cho thuê để nuôi trồng thủy sản

1. Mức phạt tiền đối với hành vi sử dụng vượt quá hạn mức mặt nước cho thuê để nuôi trồng thủy sản như sau:

a) Từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng nếu diện tích vượt quá đến dưới 01 ha;

b) Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích vượt quá từ 01 ha đến dưới 02 ha;

c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích vượt quá từ 02 ha trở lên.

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối hành vi sử dụng mặt nước để nuôi trồng thủy sản mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cho thuê hoặc không đúng vị trí ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tổ chức, cá nhân vi phạm tháo dỡ hoặc di chuyển lồng bè nuôi thủy sản, các mốc phân định ranh giới để trả lại mặt nước sử dụng vượt quá hạn mức đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc tổ chức, cá nhân vi phạm tháo dỡ hoặc di chuyển lồng, bè nuôi thủy sản để trả lại mặt nước đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

28. Khoản 4 Điều 28 được sửa đổi, bổ sung như sau:

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tổ chức, cá nhân tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này trong trường hợp lấy mẫu lô hàng để xét nghiệm phát hiện chỉ tiêu không đảm bảo an toàn thực phẩm;

b) Buộc tổ chức, cá nhân chuyển đổi mục đích sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, thủy sản đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này trong trường hợp lấy mẫu lô hàng để xét nghiệm có các chỉ tiêu đảm bảo an toàn thực phẩm;

c) Buộc tổ chức, cá nhân thả số thủy sản còn sống khai thác trái quy định về môi trường tự nhiên đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.”

29. Khoản 1, khoản 2, khoản 3khoản 4 Điều 31 được sửa đổi, bổ sung như sau:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển tàu cá và phương tiện khác gây hại đến công trình cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xả chất thải, nước thải không đúng nơi quy định tại khu vực cảng cá, vùng nước cảng, vùng nước khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sau:

a) Phá hủy, tháo dỡ, gây hư hại các công trình, trang thiết bị của cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu;

b) Không có trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa theo quy định tại cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lấn chiếm phạm vi bảo vệ công trình cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.”

30. Tên khoản 2 Điều 36 được sửa đổi, bổ sung như sau:

2. Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục trưởng Chi cục thủy sản, thú y, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản có quyền:

31. Tên khoản 5 Điều 36 được sửa đổi, bổ sung như sau:

5. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thủy sản có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

32. Tên khoản 1 Điều 37 được sửa đổi, bổ sung như sau:

1. Kiểm ngư viên đang thi hành công vụ có quyền:”

33. Điều 41 được sửa đổi như sau:

“Điều 41. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan khác

1. Người có thẩm quyền của Quản lý thị trường quy định tại Điều 45 Luật xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình được quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 5, 7, 28, 30 và Điều 33 của Nghị định này.

2. Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Trưởng đại diện Cảng vụ hàng hải; Giám đốc cảng vụ đường thủy nội địa và Trưởng đại diện Cảng vụ đường thủy nội địa thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam quy định tại Điều 47 Luật xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình được quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 31 của Nghị định này.

3. Người có thẩm quyền của lực lượng kiểm lâm quy định tại Điều 43 Luật xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình trong các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên hoặc khu bảo tồn biển được quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 13, 14, 15, 16, 17, 24, 25, 26, 27 và Điều 28 của Nghị định này.”

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi (sau đây viết tắt là Nghị định số 119/2013/NĐ-CP):

1. Điểm a khoản 2 Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:

a) Hành vi vi phạm quy định về phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh cho động vật; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kinh doanh động vật thủy sản giống mắc bệnh; kiểm soát giết mổ động vật, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y; hành nghề thú y;

2. Điểm a khoản 1 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:

a) Không thực hiện việc phòng bệnh bằng vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật nuôi;”

3. Điểm c khoản 1 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:

c) Không chấp hành biện pháp xử lý bắt buộc đối với động vật mắc bệnh, động vật có dấu hiệu mắc bệnh, sản phẩm của động vật mang mầm bệnh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;”

4. Bổ sung điểm d vào khoản 1 Điều 5 như sau:

d) Không chấp hành các biện pháp phòng bệnh, chống dịch bệnh động vật trong vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.”

5. Khoản 3 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với chủ vật nuôi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Sử dụng thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép để phòng bệnh, chữa bệnh cho động vật;

b) Vứt động vật mắc bệnh, chết và sản phẩm của chúng, xả nước thải, chất thải mang mầm bệnh ra môi trường;

c) Không chấp hành việc tiêm phòng vắc xin Dại cho chó nuôi.”

6. Khoản 4 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung; mua, bán, thuê, mượn giấy chứng nhận tiêm phòng cho gia súc, gia cầm, giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật".

7. Tên khoản 5 Điều 5điểm a khoản 5 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"5. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cơ sở chăn nuôi tập trung, trang trại, cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống gia súc, giống gia cầm và bò sữa có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành việc lấy mẫu xét nghiệm định kỳ các bệnh tại cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống gia súc, giống gia cầm và bò sữa;”

8. Khoản 6 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:

6. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với chủ vật nuôi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Sử dụng nguyên liệu thuốc thú y, nguyên liệu thuốc y tế, thuốc y tế để phòng, chữa bệnh động vật;

b) Không thực hiện việc ngừng sử dụng thuốc đối với động vật trước khi giết mổ, khai thác trứng, sữa để làm thực phẩm theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y có thẩm quyền;

c) Kinh doanh con giống mắc bệnh truyền nhiễm.”

9. Điểm a khoản 8 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:

a) Buộc tiêu hủy động vật mắc bệnh, chết và sản phẩm của chúng; khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;”

10. Điểm b khoản 8 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:

b) Buộc thu hồi giấy chứng nhận tiêm phòng, giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;”

11. Điểm d khoản 8 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:

d) Buộc tiêu hủy thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y, nguyên liệu thuốc y tế, thuốc y tế, sản phẩm động vật, con giống đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3, khoản 6, khoản 7 Điều này;”

12. Bổ sung điểm đ, điểm e vào khoản 8 Điều 5 như sau:

đ) Buộc chấp hành việc lấy mẫu, xét nghiệm bệnh động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;

e) Buộc chấp hành việc tiêm phòng vắc xin Dại cho chó đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này; trường hợp cố tình không chấp hành tiêm phòng vắc xin Dại thì buộc tiêu hủy chó chưa được tiêm phòng Dại.”

13. Điểm a khoản 3 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:

a) Sử dụng thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép để phòng, chữa bệnh cho động vật thủy sản;”

14. Bổ sung khoản 4a vào Điều 7 như sau:

4a. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ cơ sở nuôi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Sử dụng nguyên liệu thuốc thú y, nguyên liệu thuốc y tế, thuốc y tế để phòng, chữa bệnh cho động vật thủy sản;

b) Không thực hiện việc ngừng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý thú y;

c) Kinh doanh động vật thủy sản giống mắc bệnh.”

15. Khoản 5 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tiêu hủy thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y, nguyên liệu thuốc y tế, thuốc y tế, sản phẩm động vật thủy sản, động vật thủy sản giống đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3, khoản 4, khoản 4a Điều này.”

16. Bổ sung khoản 5a vào Điều 11 như sau:

5a. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm tự ý tháo dỡ niêm phong kiểm dịch phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam”.

17. Khoản 6 Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:

6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tồn dư các chất độc hại, nhiễm vi sinh vật vượt quá mức giới hạn cho phép, chưa làm sạch lông, da, móng và các tạp chất khác để bảo đảm yêu cầu về cảm quan.”

18. Điểm c khoản 9 Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:

c) Buộc xử lý nhiệt chuyển đổi mục đích sử dụng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đối với sản phẩm động vật bị nhiễm vi sinh vật vượt quá mức giới hạn cho phép; buộc xử lý vệ sinh thú y sản phẩm động vật để bảo đảm yêu cầu về cảm quan đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;”

19. Tên Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 13. Vi phạm về vận chuyển, kinh doanh, thu gom, lưu giữ, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật để kinh doanh.

20. Điểm c khoản 2 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đưa nước hoặc các loại chất khác vào động vật trước khi giết mổ và vào sản phẩm động vật làm mất vệ sinh thú y;”

21. Điểm e khoản 2 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:

e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển, lưu giữ, giết mổ động vật để làm thực phẩm mà động vật đó bị sử dụng thuốc an thần không theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y có thẩm quyền;”

22. Điểm h khoản 2 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:

h) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển, kinh doanh, thu gom, lưu giữ, giết mổ động vật, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật chứa chất cấm sử dụng trong chăn nuôi.”

23. Điểm a khoản 4 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:

a) Buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm d, g và điểm h khoản 2 Điều này;

Tạm dừng giết mổ động vật bị sử dụng thuốc an thần cho đến khi có kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm; buộc tiêu hủy sản phẩm động vật có dư lượng thuốc an thần vượt quá giới hạn do Bộ Y tế quy định đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 2 Điều này;”

24. Điểm c khoản 4 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:

c) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng sản phẩm động vật làm thức ăn cho động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.”

25. Bổ sung khoản 6a vào Điều 16 như sau:

6a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng mỗi loại nguyên liệu làm thuốc thú y sai mục đích sản xuất thuốc thú y.

26. Điểm b khoản 9 Điều 16 được sửa đổi như sau:

b) Buộc thu hồi, tiêu hủy thuốc thú y; vắc xin đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 6a và khoản 7 Điều này.”

27. Bổ sung điểm c vào khoản 3 Điều 17 như sau:

c) Bảo quản vắc xin không đúng quy định của nhà sản xuất.”

28. Bổ sung khoản 6a, 6b vào Điều 17 như sau:

6a. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm kinh doanh mỗi loại nguyên liệu làm thuốc thú y khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y.

6b. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm bán mỗi loại nguyên liệu làm thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc y tế, thuốc y tế cho cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản”.

29. Điểm b khoản 8 Điều 17 được sửa đổi như sau:

b) Buộc thu hồi, tiêu hủy thuốc thú y; vắc xin đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều này.”

30. Bổ sung điểm c vào khoản 8 Điều 17 như sau:

c) Tiêu hủy nguyên liệu thuốc thú y, nguyên liệu thuốc y tế, thuốc y tế đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6a và 6b Điều này.”

31. Bổ sung khoản 3a vào Điều 18 như sau:

3a. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm bán mỗi loại nguyên liệu làm thuốc thú y nhập khẩu cho cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y hoặc cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y hoặc cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.”

32. Bổ sung khoản 3b vào Điều 18 như sau:

3b. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ hoạt động nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc thú y vi phạm trong thời hạn 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3a Điều này.”

33. Khoản 2, khoản 3 Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau:

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi mà không lưu giữ, cập nhật đầy đủ hồ sơ theo dõi giống.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, kinh doanh giống thuần chủng, cụ kỵ, ông bà, hạt nhân khô ng có nhân viên kỹ thuật có bằng đại học chuyên ngành chăn nuôi, thú y, nuôi trồng thủy sản.”

34. Khoản 1 Điều 26 được sửa đổi, bổ sung như sau:

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, kinh doanh tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng mà không lưu giữ, cập nhật đầy đủ hồ sơ theo dõi giống.”

35. Khoản 1 Điều 32 được sửa đổi, bổ sung như sau:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, không có nhân viên kỹ thuật trong sản xuất và kiểm soát chất lượng sản phẩm.”

36. Khoản 3 Điều 32 được sửa đổi, bổ sung như sau:

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm không thực hiện phân tích kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi.”

37. Khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 33 được sửa đổi, bổ sung như sau:

4. Phạt tiền từ 10% đến 15% giá trị của lô hàng vi phạm, nhưng không thấp hơn 6.000.000 đồng và không vượt quá 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sản xuất, gia công sản phẩm thức ăn chăn nuôi:

a) Có hàm lượng định lượng mỗi chất chính chỉ đạt mức từ 90% đến dưới 95% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;

b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc sử dụng mỗi loại kháng sinh không đúng với hàm lượng công bố theo quy định hoặc ghi trên nhãn hàng hóa vượt mức từ 10% đến dưới 20%.

5. Phạt tiền từ 15% đến 20% giá trị của lô hàng vi phạm, nhưng không thấp hơn 6.000.000 đồng và không vượt quá 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sản xuất, gia công sản phẩm thức ăn chăn nuôi:

a) Có hàm lượng định lượng mỗi chất chính chỉ đạt mức từ 80% đến dưới 90% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;

b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc sử dụng mỗi loại kháng sinh không đúng với hàm lượng công bố theo quy định hoặc ghi trên nhãn hàng hóa vượt mức từ 20% đến dưới 30%.

6. Phạt tiền từ 20% đến 30% giá trị của lô hàng vi phạm, nhưng không thấp hơn 6.000.000 đồng và không vượt quá 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sản xuất, gia công sản phẩm thức ăn chăn nuôi:

a) Có hàm lượng định lượng mỗi chất chính chỉ đạt mức từ trên 70% đến dưới 80% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;

b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc sử dụng mỗi loại kháng sinh không đúng với hàm lượng công bố theo quy định hoặc ghi trên nhãn hàng hóa vượt mức từ 30% trở lên.”

38. Khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 35 được sửa đổi, bổ sung như sau:

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm kinh doanh mỗi loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi không có trong Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc không có văn bản cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.

3. Phạt tiền từ 10% đến 15% giá trị của lô hàng vi phạm nhưng không thấp hơn 6.000.000 đồng và không vượt quá 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm kinh doanh sản phẩm thức ăn chăn nuôi:

a) Có hàm lượng định lượng mỗi chất chính chỉ đạt mức từ 90% đến dưới 95% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;

b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc sử dụng mỗi loại kháng sinh không đúng với hàm lượng công bố theo quy định hoặc ghi trên nhãn hàng hóa vượt mức từ 10% đến dưới 20%.”

4. Phạt tiền từ 15% đến 20% giá trị của lô hàng vi phạm nhưng không thấp hơn 6.000.000 đồng và không vượt quá 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm kinh doanh sản phẩm thức ăn chăn nuôi:

a) Có hàm lượng định lượng mỗi chất chính chỉ đạt mức từ 80% đến dưới 90% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;

b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc sử dụng mỗi loại kháng sinh không đúng với hàm lượng công bố theo quy định hoặc ghi trên nhãn hàng hóa vượt mức từ 20% đến dưới 30%.”

5. Phạt tiền từ 20% đến 25% giá trị của lô hàng vi phạm nhưng không thấp hơn 6.000.000 đồng và không vượt quá 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm kinh doanh sản phẩm thức ăn chăn nuôi:

a) Có hàm lượng định lượng mỗi chất chính chỉ đạt mức từ trên 70% đến dưới 80% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;

b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc sử dụng mỗi loại kháng sinh không đúng với hàm lượng công bố theo quy định hoặc ghi trên nhãn hàng hóa vượt mức từ 30% trở lên.”

39. Điều 36 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 36. Vi phạm về sử dụng kháng sinh, chất cấm trong chăn nuôi và sản xuất, gia công, kinh doanh thức ăn chăn nuôi

1. Phạt tiền đối với các hành vi vi phạm sau đây:

a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong sản xuất, gia công, kinh doanh mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi có sử dụng loại kháng sinh không đúng như đã công bố theo quy định hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;

b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng mỗi chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;

c) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng mỗi chất cấm trong sản xuất, gia công và kinh doanh thức ăn chăn nuôi.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ hoạt động sản xuất, gia công, kinh doanh thức ăn chăn nuôi từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đối với thức ăn chăn nuôi đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Buộc tiêu hủy toàn bộ chất cấm và thức ăn chăn nuôi có chứa chất cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này;

c) Buộc cơ sở chăn nuôi tiếp tục nuôi dưỡng vật nuôi đã sử dụng chất cấm đến khi kiểm tra không còn tồn dư chất cấm mới được phép xuất bán hoặc giết mổ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này; Buộc tiêu hủy vật nuôi trong trường hợp tái phạm sử dụng chất cấm.

40. Điều 37 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 37. Vi phạm về nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có hàm lượng, định lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng không phải là chất chính chỉ đạt từ 90% đến dưới 95% hoặc vượt từ 5% đến dưới 10% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa.

2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có hàm lượng, định lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng không phải là chất chính chỉ đạt mức từ 80% đến dưới 90% hoặc vượt từ 10% đến dưới 20% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có hàm lượng, định lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng không phải là chất chính chỉ đạt mức từ 70% đến dưới 80% hoặc vượt từ 20% đến dưới 30% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa.

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có hàm lượng, định lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng không phải là chất chính chỉ đạt mức dưới 70% hoặc vượt từ 30% trở lên so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa.

5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có chỉ tiêu vi sinh vật vượt ngưỡng cho phép quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc vượt mức công bố trong tiêu chuẩn đã công bố.

6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm nhập khẩu thức ăn chăn nuôi:

a) Có hàm lượng, định lượng mỗi chất chính chỉ đạt mức từ 90% đến dưới 95% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;

b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, trong các tiêu chuẩn đã công bố hoặc sử dụng mỗi loại kháng sinh không đúng với hàm lượng công bố theo quy định hoặc ghi trên nhãn hàng hóa vượt mức từ 10% đến dưới 20%.

7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm nhập khẩu thức ăn chăn nuôi:

a) Có hàm lượng, định lượng mỗi chất chính chỉ đạt mức từ 80% đến dưới 90% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;

b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, trong các tiêu chuẩn đã công bố hoặc sử dụng mỗi loại kháng sinh không đúng với hàm lượng công bố theo quy định hoặc ghi trên nhãn hàng hóa vượt mức từ 20% đến dưới 30%.

8. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm nhập khẩu thức ăn chăn nuôi:

a) Có hàm lượng, định lượng mỗi chất chính chỉ đạt mức từ trên 70% đến dưới 80% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;

b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, trong các tiêu chuẩn đã công bố hoặc sử dụng mỗi loại kháng sinh không đúng với hàm lượng công bố theo quy định hoặc ghi trên nhãn hàng hóa vượt mức từ 30% trở lên.

9. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu sản phẩm thức ăn chăn nuôi hết hạn sử dụng có giá trị theo hóa đơn nhập khẩu dưới 50.000.000 đồng.

10. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu sản phẩm thức ăn chăn nuôi hết hạn sử dụng có giá trị theo hóa đơn nhập khẩu từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

11. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu sản phẩm thức ăn chăn nuôi hết hạn sử dụng có giá trị theo hóa đơn nhập khẩu từ 100.000.000 đồng trở lên.

12. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi không có trong Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc không được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

13. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi có chứa chất cấm.

14. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc công bố lại chất lượng thực tế của lô sản phẩm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, điểm a khoản 6, điểm a khoản 7 Điều này;

b) Buộc tái chế hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng toàn bộ thức ăn chăn nuôi nhập khẩu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4, khoản 5, điểm b khoản 6, điểm b khoản 7, khoản 8 Điều này, trường hợp không thể tái chế hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tái xuất hoặc tiêu hủy;

c) Buộc tái xuất toàn bộ thức ăn chăn nuôi nhập khẩu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 9, khoản 10, khoản 11 Điều này, trường hợp không thể tái xuất thì buộc tiêu hủy;

d) Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy toàn bộ thức ăn chăn nuôi nhập khẩu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 12 và khoản 13 Điều này.”

41. Khoản 2 Điều 43 được sửa đổi như sau:

2. Người có thẩm quyền xử phạt thuộc lực lượng Quản lý thị trường quy định tại Điều 45 Luật xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình có quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và điểm c, d khoản 2 Điều 13; khoản 1, 4, 5, 6 Điều 14; Điều 17; khoản 2, 5, 6 Điều 20; Điều 23, Điều 27, Điều 30, Điều 34, Điều 35 của Nghị định này.”

42. Bổ sung khoản 4 vào Điều 43 như sau:

4. Người có thẩm quyền xử phạt thuộc lực lượng Bộ đội biên phòng quy định tại Điều 40 và Cảnh sát biển quy định tại Điều 41 Luật xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình thuộc địa bàn được giao quản lý có quyền kiểm tra phát hiện lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 11, Điều 18, Điều 27 và Điều 37 của Nghị định này.”

43. Bãi bỏ các điều, khoản, điểm, cụm từ sau:

a) Khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 30; khoản 1 Điều 35.

b) Cụm từ “sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản” được quy định tại Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi.

Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 40/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản (sau đây viết tắt là Nghị định số 157/2013/NĐ-CP):

1. Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Nghị định này quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

Nghị định này không điều chỉnh đối với động vật rừng, thực vật rừng thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định của Chính phủ”.

2. Khoản 2 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Lâm sản là sản phẩm thực vật, động vật và các bộ phận, dẫn xuất của chúng có nguồn gốc khai thác từ rừng.”

3. Khoản 8 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“8. Phương tiện bị người vi phạm sử dụng trái phép là trường hợp chủ sở hữu hợp pháp, người quản lý hợp pháp hoặc người sử dụng hợp pháp phương tiện cho người khác thuê, mượn hoặc thuê người khác điều khiển phương tiện hoặc giao phương tiện cho người lao động của mình điều khiển để sử dụng vào mục đích hợp pháp, nhưng người được thuê, được mượn phương tiện hoặc người được giao điều khiển phương tiện đó đã tự ý sử dụng phương tiện để vi phạm hành chính.

Việc cho thuê, cho mượn hoặc thuê người điều khiển phương tiện hoặc giao người điều khiển phương tiện phải được giao kết bằng văn bản giữa chủ sở hữu hợp pháp, người quản lý hợp pháp hoặc người sử dụng hợp pháp phương tiện và người được thuê, được mượn theo quy định của pháp luật trước khi hành vi vi phạm xảy ra. Văn bản giao kết phải ghi rõ mục đích, nội dung sử dụng phương tiện cho thuê, cho mượn hoặc thuê người điều khiển. Đối với cá nhân cho thuê, cho mượn hoặc thuê người điều khiển phương tiện thì văn bản giao kết phải có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc chứng nhận của Công chứng viên; đối với tổ chức giao phương tiện cho người lao động của mình quản lý, điều khiển thì phải có hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật; trong thời hạn 48 giờ kể từ khi phương tiện bị tạm giữ, người có hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật phải xuất trình bản giao kết hoặc hợp đồng lao động cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc.”

4. Bổ sung khoản 9 vào Điều 3 như sau:

“9. Dịch vụ môi trường rừng quy định tại Điều 9a của Nghị định này bao gồm:

a) Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối;

b) Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội;

c) Hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và phát triển rừng bền vững;

d) Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch;

đ) Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản.”

5. Bổ sung khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 vào Điều 4 như sau:

“4. Buộc ký hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng.

5. Buộc kê khai số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng.

6. Buộc chi trả đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng và tiền lãi phát sinh từ việc chậm chi trả (nếu có) tương ứng với số tiền và thời gian chậm chi trả.

7. Buộc chi trả đầy đủ tiền dịch vụ môi trường rừng cho người nhận khoán bảo vệ rừng theo hợp đồng đã ký kết.”

6. Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 7. Áp dụng xử phạt vi phạm hành chính

1. Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 9a của Nghị định này. Tổ chức vi phạm áp dụng phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền với cá nhân có cùng hành vi và mức độ vi phạm.

2. Hành vi vi phạm hành chính đối với thực vật rừng, động vật rừng quy định tại Phụ lục I, II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) nhưng không quy định trong Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, xử lý như sau:

a) Hành vi vi phạm hành chính đối với các loài quy định tại Phụ lục I thì xử lý hành vi vi phạm như đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IB.

Trường hợp hành vi vi phạm hành chính đối với các loài quy định tại Phụ lục I nhưng là thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA, IIB xử lý hành vi vi phạm như đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IB;

b) Hành vi vi phạm hành chính đối với các loài quy định tại Phụ lục II thì xử lý hành vi vi phạm như đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA, IIB.

3. Hành vi vi phạm pháp luật do cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý nhưng sau đó đình chỉ hoạt động tố tụng chuyển sang xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 63 Luật xử lý vi phạm hành chính thì căn cứ tính chất, mức độ, hậu quả hành vi vi phạm để áp dụng xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.

Đối với hành vi vi phạm vượt quá mức tối đa xử lý vi phạm hành chính thì áp dụng khung xử phạt bằng tiền cao nhất quy định đối với hành vi vi phạm đó để xử phạt.

4. Trường hợp một hành vi vi phạm hành chính mà tang vật gồm nhiều loại lâm sản khác nhau cả gỗ thông thường và gỗ quý, hiếm; động vật rừng thông thường và động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; gỗ và động vật rừng (chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự), thì xác định tiền phạt theo từng loại lâm sản, sau đó tổng hợp (cộng lại) thành tổng số tiền phạt chung đối với hành vi vi phạm đó.

5. Hành vi vi phạm đối với rừng đã quy hoạch cho mục đích khác, nhưng chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng, thì áp dụng xử lý theo quy định đối với loại rừng tương ứng trước khi quy hoạch cho mục đích khác.

6. Hành vi vi phạm đối với lâm sản của chủ rừng do chủ rừng phát hiện thì chủ rừng tiến hành thu thập tài liệu, tang vật và báo cáo kịp thời cho người, cơ quan có thẩm quyền lập biên bản xử lý vi phạm hành chính để xử lý theo quy định tại Nghị định này.

Lâm sản tịch thu trả lại chủ rừng thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Chủ rừng phát hiện bắt quả tang người vi phạm tại lâm phận của mình;

b) Chủ rừng không bắt quả tang người vi phạm, nhưng có đủ căn cứ chứng minh lâm sản thuộc rừng trồng do chủ rừng tự bỏ vốn đầu tư trồng rừng.”

7. Bổ sung Điều 9a như sau:

“Điều 9a. Vi phạm quy định về chi trả dịch vụ môi trường rừng

1. Người sử dụng dịch vụ môi trường rừng không ký hợp đồng chi trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng sau 03 tháng, kể từ khi sử dụng dịch vụ môi trường rừng, bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu không ký hợp đồng đối với chủ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp chi trả trực tiếp;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi không ký hợp đồng với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh trong trường hợp chi trả gián tiếp;

c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi không ký hợp đồng với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam trong trường hợp chi trả gián tiếp.

2. Người sử dụng dịch vụ môi trường rừng không kê khai tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp chi trả gián tiếp, bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả đến 50.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ trên 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ trên 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả trên 500.000.000 đồng.

3. Người sử dụng dịch vụ môi trường rừng không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ, bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền đến 20.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ trên 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền trên 500.000.000 đồng.

4. Xử phạt chủ rừng là tổ chức được Nhà nước giao rừng không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ, đúng hạn tiền thu từ dịch vụ môi trường rừng cho người nhận khoán bảo vệ rừng theo hợp đồng ký kết giữa chủ rừng và người nhận khoán bảo vệ rừng, như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả đến 5.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ trên 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ trên 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả trên 50.000.000 đồng.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 4 Điều 4 của Nghị định này trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, đối với người có hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 4 của Nghị định này trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, đối với người vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 6 Điều 4 của Nghị định này trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, đối với người có hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 Điều này.

Tiền lãi được tính trên cơ sở số tiền chậm chi trả, thời gian chậm chi trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm gần nhất với thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

d) Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 7 Điều 4 của Nghị định này trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.”

8. Điểm c khoản 4, điểm c khoản 5, điểm c khoản 6, điểm c khoản 7, điểm c khoản 8, điểm c khoản 9 Điều 21 được sửa đổi như sau:

a) Điểm c khoản 4 Điều 21 được sửa đổi như sau:

c) Động vật rừng hoặc bộ phận của 01 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”

b) Điểm c khoản 5 Điều 21 được sửa đổi như sau:

c) Động vật rừng hoặc bộ phận của 02 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”

c) Điểm c khoản 6 Điều 21 được sửa đổi như sau:

c) Động vật rừng hoặc bộ phận từ 03 đến 04 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”

d) Điểm c khoản 7 Điều 21 được sửa đổi như sau:

c) Động vật rừng hoặc bộ phận từ 05 đến 06 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”

đ) Điểm c khoản 8 Điều 21 được sửa đổi như sau:

c) Động vật rừng hoặc bộ phận từ 07 đến 08 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”

e) Điểm c khoản 9 Điều 21 được sửa đổi như sau:

c) Động vật rừng hoặc bộ phận từ trên 08 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”

9. Điểm c khoản 5, điểm c khoản 6, điểm c khoản 7, điểm c khoản 8, điểm c khoản 9 Điều 22 được sửa đổi như sau:

a) Điểm c khoản 5 Điều 22 được sửa đổi như sau:

c) Động vật rừng hoặc bộ phận của 01 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”

b) Điểm c khoản 6 Điều 22 được sửa đổi như sau:

c) Động vật rừng hoặc bộ phận của 02 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”

c) Điểm c khoản 7 Điều 22 được sửa đổi như sau:

c) Động vật rừng hoặc bộ phận từ 03 đến 04 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”

d)) Điểm c khoản 8 Điều 22 được sửa đổi như sau:

c) Động vật rừng hoặc bộ phận từ 05 đến 06 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”

đ) Điểm c khoản 9 Điều 22 được sửa đổi như sau:

c) Động vật rừng hoặc bộ phận từ 07 đến 08 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”

10. Bổ sung điểm d vào khoản 10 Điều 22 như sau:

d) Động vật rừng hoặc bộ phận từ trên 08 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”

11. Điểm c khoản 5, điểm c khoản 6, điểm c khoản 7, điểm c khoản 8, điểm c khoản 9 Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:

a) Điểm c khoản 5 Điều 23 được sửa đổi như sau:

c) Động vật rừng hoặc bộ phận của 01 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”

b) Điểm c khoản 6 Điều 23 được sửa đổi như sau:

c) Động vật rừng hoặc bộ phận của 02 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”

c) Điểm c khoản 7 Điều 23 được sửa đổi như sau:

c) Động vật rừng hoặc bộ phận từ 03 đến 04 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”

d) Điểm c khoản 8 Điều 23 được sửa đổi như sau:

c) Động vật rừng hoặc bộ phận từ 05 đến 06 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”

đ) Điểm c khoản 9 Điều 23 được sửa đổi như sau:

c) Động vật rừng hoặc bộ phận từ 07 đến 08 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”

12. Bổ sung điểm d khoản 10 Điều 23 như sau:

d) Động vật rừng hoặc bộ phận từ trên 08 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”

13. Khoản 3 Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“3. Trường hợp người lập biên bản vi phạm hành chính là người có thẩm quyền thuộc lực lượng Công an, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Quản lý thị trường, Thanh tra chuyên ngành khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của ngành mình thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày lập biên bản phải chuyển giao hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho cơ quan có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính.”

14. Điều 29 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 29. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Quản lý thị trường

1. Người có thẩm quyền xử phạt thuộc lực lượng Công an nhân dân quy định tại Điều 39 Luật xử lý vi phạm hành chính có thẩm quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực ngành mình quản lý theo quy định tại Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính.

2. Người có thẩm quyền xử phạt thuộc lực lượng Bộ đội biên phòng quy định tại Điều 40 Luật xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình có quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 12, 16, 17, 20, 21, 22 và hành vi mua, bán lâm sản trái pháp luật quy định tại Điều 23 của Nghị định này.

3. Người có thẩm quyền xử phạt thuộc lực lượng Quản lý thị trường quy định tại Điều 45 Luật xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình có quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi mua, bán lâm sản trái pháp luật quy định tại Điều 23 của Nghị định này.

4. Người có thẩm quyền xử phạt thuộc lực lượng Cảnh sát biển quy định tại Điều 41 Luật xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình có quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 22 và hành vi mua, bán, cất giữ quy định tại Điều 23 Nghị định này.”

15. Bãi bỏ điểm c khoản 3, điểm d khoản 4, điểm d khoản 5, điểm d khoản 6, điểm d khoản 7, điểm d khoản 8 Điều 21; điểm c khoản 3, điểm c khoản 4 Điều 22; điểm c khoản 3, điểm c khoản 4 Điều 23; khoản 5khoản 6 Điều 24.

Điều 4. Điều khoản chuyển tiếp

1. Các hành vi vi phạm hành chính xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì áp dụng Nghị định số 103/2013/NĐ-CP, Nghị định số 119/2013/NĐ-CP, Nghị định số 157/2013/NĐ-CP để xử lý.

2. Các hành vi vi phạm xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định về xử phạt tại Nghị định này nếu có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính.

Điều 5. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 5 năm 2017.

2. Nghị định này thay thế Nghị định số 40/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 157/2013/NĐ-CP.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tnh, thành phố trực thuộc trung ương;
-
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NN (3b).XH

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị định 41/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

  • Số hiệu: 41/2017/NĐ-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 05/04/2017
  • Nơi ban hành: Chính phủ
  • Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 285 đến số 286
  • Ngày hiệu lực: 20/05/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản