Chương 3 Nghị định 38/2003/NĐ-CP về việc chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Điều 10. Cổ đông của Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài
1. Công ty cổ phần phải có ít nhất một cổ đông sáng lập nước ngoài, tổng giá trị cổ phần do cổ đông sáng lập nước ngoài nắm giữ phải bảo đảm ít nhất bằng 30% vốn điều lệ trong suốt quá trình hoạt động của công ty.
2. Cổ đông của Công ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Công ty cổ phần trong phạm vi số vốn đã góp vào Công ty.
3. Cổ đông có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình theo quy định của Nghị định này.
4. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.
5. Các cổ đông nước ngoài được quyền tham gia quản lý Công ty cổ phần.
1. Công ty cổ phần phải lập và lưu giữ sổ đăng ký cổ đông. Sổ đăng ký cổ đông có thể là văn bản, tập dữ liệu điện tử hoặc cả hai.
2. Sổ đăng ký cổ đông phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, trụ sở của Công ty cổ phần;
b) Tổng số cổ phần được quyền chào bán, loại cổ phần được quyền chào bán và số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; tổng số cổ phần do cổ đông nước ngoài nắm giữ;
c) Tổng số cổ phần đã bán của từng loại và giá trị vốn cổ phần đã góp;
d) Tên cổ đông, quốc tịch, địa chỉ, số lượng cổ phần từng loại của mỗi cổ đông, ngày đăng ký cổ phần.
3. Sổ đăng ký cổ đông được lưu giữ tại trụ sở của Công ty cổ phần hoặc nơi khác, nhưng phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và tất cả cổ đông.
1. Cổ phiếu Công ty cổ phần là chứng chỉ do Công ty cổ phần phát hành, xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của cổ đông góp vốn trong công ty.
3. Cổ đông sáng lập nước ngoài phải nắm giữ cổ phiếu ghi tên ít nhất tương ứng với giá trị cổ phần quy định tại
4. Cổ phiếu phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, trụ sở công ty;
b) Số và ngày cấp giấy phép đầu tư điều chỉnh chuẩn y việc chuyển đổi doanh nghiệp;
c) Số lượng cổ phần;
d) Loại cổ phần;
đ) Mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh giá số cổ phần ghi trên cổ phiếu;
e) Tên cổ đông, quốc tịch của cổ đông nắm giữ cổ phiếu đối với cổ phiếu có ghi tên;
g) Tóm tắt về thủ tục chuyển nhượng cổ phần;
h) Chữ ký mẫu của người đại diện theo pháp luật và dấu của công ty;
i) Số đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông của công ty và ngày phát hành cổ phiếu;
k) Đối với cổ phiếu của cổ phần ưu đãi còn có các nội dung khác theo quy định tại
Điều 13. Các quyền và nghĩa vụ của Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài
1. Được miễn lệ phí trước bạ đối với việc chuyển quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp thành sở hữu của Công ty cổ phần.
2. Kế thừa các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được chuyển đổi đối với Nhà nước Việt Nam, với bên thứ ba và với người lao động.
3. Tiếp tục thực hiện dự án đầu tư đã được phê duyệt, các khoản nợ chưa thanh toán và các nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp được chuyển đổi.
4. Cổ đông Công ty cổ phần thực hiện các nghĩa vụ về thuế theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Niêm yết trên thị trường chứng khoán
1. Công ty cổ phần được tham gia niêm yết tại thị trường chứng khoán trong nước theo các quy định của pháp luật về thị trường chứng khoán.
2. Công ty cổ phần được niêm yết tại thị trường chứng khoán nước ngoài sau khi được cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền chấp thuận.
Điều 15. Chuyển nhượng cổ phiếu của cổ đông sáng lập nước ngoài
1. Trong quá trình hoạt động, các cổ đông sáng lập nước ngoài được phép chuyển nhượng cổ phần cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.
2. Việc chuyển nhượng cổ phần do cổ đông sáng lập nước ngoài nắm giữ cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam phải được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chuẩn y và phải đảm bảo quy định tại
Điều 16. Giải thể Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài
Công ty cổ phần bị giải thể trong các trường hợp sau:
1. Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ mà không có quyết định gia hạn;
2. Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
3. Công ty không còn đủ số lượng cổ đông tối thiểu trong thời hạn sáu tháng liên tục;
4. Bị thu hồi giấy phép đầu tư.
Điều 17. Trình tự chấm dứt hoạt động, thanh lý tài sản, giải thể
Việc chấm dứt hoạt động, thanh lý tài sản, giải thể Công ty cổ phần thực hiện theo trình tự sau:
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư ra quyết định chấm dứt hoạt động đối với Công ty cổ phần;
2. Công ty cổ phần có trách nhiệm thành lập Ban thanh lý để tiến hành thanh lý tài sản công ty;
3. Sau khi kết thúc việc thanh lý, Công ty cổ phần trình hồ sơ thanh lý để Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định.
Điều 18. Phá sản Công ty cổ phần
Việc phá sản Công ty cổ phần được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về phá sản doanh nghiệp.
1. Các loại cổ phần được phân loại theo quy định tại Điều 52 Luật Doanh nghiệp.
2. Quyền, nghĩa vụ của cổ đông phổ thông thực hiện theo quy định tại các Điều 53 và 54 Luật Doanh nghiệp.
3. Quyền của cổ đông ưu đãi thực hiện theo các Điều 55, 56 và 57 Luật Doanh nghiệp.
4. Việc chào bán, chuyển nhượng, mua, mua lại cổ phần; điều kiện thanh toán và xử lý các cổ phần được mua lại; trả cổ tức, thu hồi tiền thanh toán cổ phần mua lại hoặc cổ tức thực hiện theo các quy định tại các Điều 61, 63, 64, 65, 66, 67 và 68 Luật Doanh nghiệp và
5. Cơ cấu tổ chức quản lý Công ty cổ phần, Đại hội đồng cổ đông và tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thực hiện theo quy định tại các Điều 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79 và 87 Luật Doanh nghiệp.
6. Tổ chức, quyền, nhiệm vụ và hoạt động của Hội đồng quản trị Công ty cổ phần thực hiện theo các Điều 80, 81, 82, 83, 84 và 87 Luật Doanh nghiệp.
7. Việc bổ nhiệm, quyền và nghĩa vụ của Giám đốc (Tổng giám đốc) và người quản lý công ty thực hiện theo quy định tại các Điều 85 và 86 Luật Doanh nghiệp.
8. Quyền, nhiệm vụ của Ban Kiểm soát Công ty cổ phần thực hiện theo các Điều 88, 89, 90 và 91 Luật Doanh nghiệp.
9. Việc kiểm toán, công khai thông tin và chế độ lưu giữ tài liệu của Công ty cổ phần thực hiện theo quy định tại các Điều 92, 93 và 94 Luật Doanh nghiệp.
Nghị định 38/2003/NĐ-CP về việc chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần
- Số hiệu: 38/2003/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 15/04/2003
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 33
- Ngày hiệu lực: 22/05/2003
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi áp dụng
- Điều 2. Mục tiêu chuyển đổi
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Hình thức chuyển đổi
- Điều 5. Đối tượng mua cổ phần
- Điều 6. Bảo đảm của Nhà nước đối với cổ đông và Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 7. Điều kiện chuyển đổi
- Điều 8. Trách nhiệm, quyền hạn của doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi
- Điều 9. Giá trị doanh nghiệp để chuyển đổi
- Điều 10. Cổ đông của Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 11. Sổ đăng ký cổ đông
- Điều 12. Cổ phiếu
- Điều 13. Các quyền và nghĩa vụ của Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 14. Niêm yết trên thị trường chứng khoán
- Điều 15. Chuyển nhượng cổ phiếu của cổ đông sáng lập nước ngoài
- Điều 16. Giải thể Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 17. Trình tự chấm dứt hoạt động, thanh lý tài sản, giải thể
- Điều 18. Phá sản Công ty cổ phần
- Điều 19. Áp dụng một số quy định của Luật Doanh nghiệp đối với Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 20. Hồ sơ đề nghị chuyển đổi
- Điều 21. Nội dung của Phương án chuyển đổi và báo cáo tình hình hoạt động của doanh nghiệp
- Điều 22. Thẩm quyền quyết định chuyển đổi
- Điều 23. Thực hiện chuyển đổi
- Điều 24. Công bố về hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần
- Điều 25. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước