Điều 11 Nghị định 34/2008/NĐ-CP quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
1. Các trường hợp được cấp lại giấy phép lao động:
a) Giấy phép lao động bị mất;
b) Giấy phép lao động bị hỏng.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động, bao gồm:
b) Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam hoặc đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài;
c) Giấy phép lao động đã được cấp bị hỏng.
3. Nội dung giấy phép lao động được cấp lại: Giấy phép lao động được cấp lại cho người nước ngoài đảm bảo đúng các nội dung như giấy phép lao động đã được cấp.
4. Trình tự cấp lại giấy phép lao động:
a) Trong thời hạn 03 (ba) ngày kể từ ngày người nước ngoài phát hiện giấy phép lao động bị mất hoặc bị hỏng thì người nước ngoài có trách nhiệm báo cáo người sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam hoặc đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài và người sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam hoặc đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài thông báo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày giấy phép lao động bị mất hoặc bị hỏng, người sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam hoặc đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đã cấp giấy phép lao động đó;
b) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ Sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải cấp lại giấy phép lao động. Trường hợp không cấp lại giấy phép lao động phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Nghị định 34/2008/NĐ-CP quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
- Số hiệu: 34/2008/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 25/03/2008
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 203 đến số 204
- Ngày hiệu lực: 12/04/2008
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 3. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau
- Điều 4. Tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hình thức hợp đồng lao động
- Điều 5. Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc theo hình thức di chuyển nội bộ doanh nghiệp
- Điều 6. Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc để thực hiện các loại hợp đồng (không phải hợp đồng lao động)
- Điều 7. Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc để chào bán dịch vụ
- Điều 8. Người nước ngoài đại diện cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam
- Điều 9. Cấp giấy phép lao động
- Điều 10. Gia hạn giấy phép lao động
- Điều 11. Cấp lại giấy phép lao động
- Điều 12. Các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực hoặc vô hiệu
- Điều 13. Sử dụng giấy phép lao động
- Điều 14. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
- Điều 15. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Điều 16. Trách nhiệm của Bộ Y tế
- Điều 17. Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Điều 18. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Điều 19. Trách nhiệm của người sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam và tổ chức phi chính phủ nước ngoài