Mục 1 Chương 4 Nghị định 33/2024/NĐ-CP quy định về thực hiện Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học
1. Các cơ sở hóa chất Bảng 1 là đối tượng thanh sát ban đầu và thanh sát có hệ thống của Tổ chức Công ước.
2. Các cơ sở hóa chất Bảng 2 là đối tượng thanh sát ban đầu và thanh sát có hệ thống của Tổ chức Công ước nếu có sản lượng bằng hoặc vượt ngưỡng sau:
a) 10 kg/năm đối với một hóa chất Bảng 2A*;
b) 01 tấn/năm đối với một hóa chất Bảng 2A;
c) 10 tấn/năm đối với một hóa chất Bảng 2B.
3. Các cơ sở hóa chất Bảng 3 có sản lượng từ 200 tấn/năm trở lên là đối tượng thanh sát ban đầu và thanh sát lại của Tổ chức Công ước.
4. Các cơ sở sản xuất hóa chất DOC với sản lượng trên 200 tấn/năm và sản xuất hóa chất DOC-PSF với sản lượng trên 30 tấn/năm là đối tượng thanh sát ban đầu và thanh sát lại của Tổ chức Công ước.
5. Tổ chức Công ước có thể tiến hành thanh sát đột xuất tại bất kỳ cơ sở hóa chất Bảng 1, hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 và cơ sở hóa chất DOC, DOC-PSF khi có cáo buộc về việc vi phạm Công ước Cấm vũ khí hóa học.
Điều 28. Trách nhiệm của cơ sở bị thanh sát
1. Chấp hành đầy đủ các quy định về thanh sát của Tổ chức Công ước; tuân thủ hướng dẫn của Đội hộ tống trong quá trình tiến hành thanh sát tại cơ sở; hợp tác và tạo điều kiện thuận lợi để Đoàn thanh sát quốc tế của Tổ chức Công ước hoàn thành nhiệm vụ quy định trong lệnh thanh sát.
2. Bố trí phòng làm việc, tủ tài liệu có khóa, điện thoại cố định nối mạng quốc tế, máy fax và máy hủy tài liệu cho Đoàn thanh sát quốc tế.
3. Bố trí cán bộ có thẩm quyền và am hiểu về hoạt động của cơ sở hóa chất Bảng như: Quản lý, kỹ thuật công nghệ, kinh doanh, tài chính, môi trường, an toàn lao động để làm việc với Đoàn thanh sát quốc tế.
4. Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, tài liệu, sơ đồ, bản vẽ, sổ sách cần thiết để làm việc với Đoàn thanh sát quốc tế.
5. Hỗ trợ Đoàn thanh sát quốc tế lấy mẫu khi được yêu cầu.
6. Các chi phí sử dụng được Ban Thư ký của Tổ chức Công ước hoàn trả cho cơ sở khi phía cơ sở yêu cầu theo mẫu của Tổ chức Công ước.
1. Đối với cơ sở hóa chất Bảng 1
a) Kiểm tra các hoạt động tại cơ sở theo yêu cầu tại Phần I - Phụ lục Kiểm chứng của Công ước Cấm vũ khí hóa học;
b) Kiểm tra việc thực hiện quy định về báo cáo hóa chất Bảng 1;
c) Đánh giá khả năng gây rủi ro của các hoạt động hóa chất tại cơ sở.
2. Đối với hóa chất Bảng 2
a) Kiểm tra các hoạt động tại cơ sở theo yêu cầu tại Phần VI - Phụ lục Kiểm chứng của Công ước Cấm vũ khí hóa học;
b) Kiểm tra việc thực hiện quy định về báo cáo hóa chất Bảng 2;
c) Đánh giá khả năng gây rủi ro của các hoạt động hóa chất tại cơ sở.
3. Đối với hóa chất Bảng 3 và hóa chất DOC, DOC-PSF
a) Kiểm tra các hoạt động tại cơ sở theo yêu cầu tại Phần VII - Phụ lục Kiểm chứng của Công ước Cấm vũ khí hóa học;
b) Kiểm tra các hóa chất Bảng được sản xuất tại cơ sở theo yêu cầu tại phần X - Phụ lục Kiểm chứng của Công ước Cấm vũ khí hóa học.
1. Cơ quan Quốc gia Việt Nam báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Đội hộ tống để tiếp đón và làm việc với Đoàn thanh sát quốc tế của Tổ chức Công ước. Thành viên Đội hộ tống gồm đại diện các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Công Thương và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Đoàn thanh sát đến làm việc.
2. Đội hộ tống thay mặt Cơ quan quốc gia thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Thực hiện quyền kiểm tra theo khoản 29 mục c Phần II - Phụ lục Kiểm chứng của Công ước Cấm vũ khí hóa học để đảm bảo sự phù hợp của số thiết bị do Đoàn thanh sát quốc tế mang vào Việt Nam;
b) Tạo điều kiện để Đoàn thanh sát quốc tế hoàn thành nhiệm vụ theo đúng nội dung tại quyết định thanh sát của Tổ chức Công ước;
c) Phối hợp với cơ sở bị thanh sát và các đơn vị chức năng, chuyên môn liên quan thực hiện mọi biện pháp bảo vệ cơ sở, thông tin và số liệu không liên quan đến mục đích và nội dung thanh sát.
3. Đối với các cơ sở hóa chất Bảng 1, hóa chất Bảng 2: Trong thời gian tiến hành cuộc thanh sát ban đầu, Cơ quan Quốc gia Việt Nam, Đội hộ tống cùng đại diện cơ sở tổ chức đàm phán với Đoàn thanh sát quốc tế để thống nhất nội dung của thỏa thuận cơ sở trong đó quy định các chi tiết cho việc thanh sát có hệ thống tại cơ sở kể từ sau cuộc thanh sát ban đầu.
4. Cơ quan Quốc gia Việt Nam, Đội hộ tống phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước trong quan hệ, tiếp xúc với tổ chức, cá nhân nước ngoài.
1. Đối với cơ sở hóa chất Bảng 1
a) Thời gian thông báo quyết định thanh sát không dưới 24 giờ trước khi tới địa điểm nhập cảnh;
b) Thời gian tiến hành thanh sát tại cơ sở phụ thuộc vào nguy cơ rủi ro đối với các mục tiêu và mục đích của Công ước Cấm vũ khí hóa học.
2. Đối với cơ sở hóa chất Bảng 2
a) Thời gian thông báo quyết định thanh sát không dưới 48 giờ trước khi tới địa điểm bị thanh sát;
b) Thời gian tiến hành thanh sát tại cơ sở là 96 giờ, có thể kéo dài trên cơ sở thỏa thuận riêng cụ thể.
3. Đối với cơ sở hóa chất Bảng 3, hóa chất DOC, DOC-PSF
a) Thời gian thông báo quyết định thanh sát không dưới 120 giờ trước khi tới địa điểm bị thanh sát;
b) Thời gian tiến hành thanh sát tại cơ sở là 24 giờ, có thể kéo dài trên cơ sở thỏa thuận riêng cụ thể.
1. Phương pháp tiến hành thanh sát
a) Thanh sát bằng trực quan thiết bị sản xuất, phòng điều khiển, phòng thí nghiệm, kho chứa nguyên liệu và khu vực xử lý chất thải;
b) Kiểm tra hồ sơ, tài liệu;
c) Thảo luận và phỏng vấn;
d) Lấy mẫu và phân tích nếu cần.
2. Trình tự thanh sát
a) Nghe đại diện cơ sở giới thiệu về cơ sở, gồm các nội dung: Hoạt động của cơ sở; sơ đồ mặt bằng của nhà máy, phân xưởng là đối tượng thanh sát; phản ứng hóa học; quy trình công nghệ; cân bằng vật chất, nguyên liệu của sản xuất; xử lý chất thải; các biện pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe;
b) Thăm các hạng mục nằm trong phạm vi cơ sở;
c) Thống nhất kế hoạch và nội dung thanh sát;
d) Kiểm tra khu vực vận hành sản xuất; kiểm tra các hồ sơ về cung ứng nguyên liệu, sản phẩm và sản xuất; kiểm tra kho hàng, khu vực xử lý chất thải, khu vực lưu giữ các hóa chất không đạt chỉ tiêu kỹ thuật; tham quan phòng thí nghiệm (nếu có); kiểm tra tài liệu.
Kiểm tra tài liệu bao gồm những hạng mục: Tài liệu quy trình công nghệ (sơ đồ tiến trình công nghệ, công suất, sơ đồ công ty, bản đồ nhà máy); nhật ký vận hành nhà máy, hồ sơ các mẻ; hồ sơ kiểm tra chất lượng, kể cả các số liệu phân tích; hồ sơ về kho hàng và vận chuyển (cả bên trong lẫn bên ngoài); các tài liệu về đảm bảo sức khỏe, an toàn và môi trường, gồm Phiếu an toàn hóa chất (MSDS) của các hóa chất, quy trình vận hành chuẩn (SOP), quy định an toàn riêng của cơ sở, quy định về giới hạn tiếp xúc với các hóa chất có trong cơ sở, cảnh báo nguy hại có thể có;
đ) Trong vòng 24 giờ sau khi kết thúc thanh sát, Đoàn thanh sát quốc tế cùng đại diện của cơ sở và Cơ quan Quốc gia Việt Nam xem xét lại kết quả thanh sát ban đầu do Đoàn thanh sát quốc tế đưa ra và làm rõ các nội dung còn nghi ngờ (nếu có). Kết quả ban đầu được thể hiện trong dự thảo Báo cáo sơ bộ về cuộc thanh sát được ký giữa đại diện của cơ sở và Cơ quan Quốc gia Việt Nam với Trưởng Đoàn thanh sát quốc tế.
3. Đối với cơ sở hóa chất Bảng 1, hóa chất Bảng 2
a) Trong thời gian tiến hành cuộc thanh sát ban đầu sẽ diễn ra các cuộc đàm phán giữa Đoàn thanh sát quốc tế và Cơ quan Quốc gia Việt Nam thống nhất về nội dung dự thảo thỏa thuận liên quan đến việc thanh sát tại các cơ sở để trình Tổ chức Công ước và Chính phủ Việt Nam ký kết;
b) Việc thanh sát lại cơ sở hóa chất Bảng 1, hóa chất Bảng 2 thực hiện như thanh sát đối với cơ sở hóa chất Bảng 3 và cơ sở hóa chất DOC, DOC-PSF quy định tại điểm b khoản 17 Điều 4 Nghị định này.
4. Thanh sát đột xuất
a) Thanh sát đột xuất nhằm làm sáng tỏ cáo buộc của một quốc gia thành viên về việc vi phạm quy định Công ước Cấm vũ khí hóa học tại một cơ sở hóa chất thuộc diện kiểm soát của một quốc gia thành viên khác;
b) Thời gian thông báo quyết định thanh sát đột xuất: Không dưới 12 giờ trước khi tới địa điểm nhập cảnh. Thời gian tiến hành thanh sát tại cơ sở không quá 84 giờ, trừ khi được kéo dài theo thỏa thuận với quốc gia bị thanh sát.
1. Trong thời gian thực hiện việc thanh sát tại Việt Nam, thành viên của Đoàn thanh sát quốc tế được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao theo quy định về các đặc quyền ưu đãi và miễn trừ của Liên hợp quốc năm 1946.
2. Mẫu vật, thiết bị thuộc danh mục thiết bị được Hội nghị các Quốc gia thành viên Công ước Cấm vũ khí hóa học phê chuẩn do Đoàn thanh sát quốc tế mang vào Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ thanh sát thì được miễn báo cáo và kiểm tra hải quan; được miễn thuế nhập khẩu, xuất khẩu.
Nghị định 33/2024/NĐ-CP quy định về thực hiện Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Áp dụng pháp luật
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Danh mục hóa chất Bảng
- Điều 6. Cơ quan quốc gia Việt Nam thực hiện Công ước Cấm vũ khí hoá học
- Điều 7. Phòng, chống phổ biến vũ khí hoá học
- Điều 8. Yêu cầu về an toàn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng; sản xuất hóa chất DOC, DOC-PSF
- Điều 9. Thực hiện các quy định về quản lý hóa chất
- Điều 10. Điều kiện cấp giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng
- Điều 11. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh Giấy phép sản xuất hóa chất Bảng 1
- Điều 12. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh, miễn trừ Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3
- Điều 13. Đánh giá điều kiện thực tế cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng để cấp phép
- Điều 14. Thu hồi Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng
- Điều 15. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng
- Điều 16. Yêu cầu đối với cơ sở sản xuất hóa chất DOC, DOC-PSF
- Điều 17. Yêu cầu chung về nhập khẩu, xuất khẩu hóa chất Bảng
- Điều 18. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh, gia hạn Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hoá chất Bảng 1
- Điều 19. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh, gia hạn và miễn trừ Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 2, hoá chất Bảng 3
- Điều 20. Thu hồi Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng
- Điều 21. Yêu cầu chế biến, sử dụng, tàng trữ hóa chất Bảng
- Điều 22. Hồ sơ theo dõi tình hình chế biến, sử dụng hóa chất Bảng
- Điều 23. Báo cáo đối với hóa chất Bảng 1
- Điều 24. Báo cáo đối với hóa chất Bảng 2
- Điều 25. Báo cáo đối với hóa chất Bảng 3
- Điều 26. Báo cáo đối với hóa chất DOC, DOC-PSF
- Điều 27. Đối tượng thanh sát
- Điều 28. Trách nhiệm của cơ sở bị thanh sát
- Điều 29. Yêu cầu thanh sát
- Điều 30. Trách nhiệm của Cơ quan Quốc gia Việt Nam và Đội hộ tống trong việc tiếp đón và làm việc với Đoàn thanh sát quốc tế của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học
- Điều 31. Thời gian thanh sát
- Điều 32. Quy trình thanh sát
- Điều 33. Ưu đãi và miễn trừ