Điều 13 Nghị định 30/2017/NĐ-CP quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
Điều 13. Xử lý sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
1. Khi có dự báo, cảnh báo, thông báo, báo động nguy cơ hoặc xảy ra sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; người đứng đầu các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức và duy trì hoạt động của cơ quan thường trực Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn ở các cấp theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại Nghị định này.
2. Khi sự cố xảy ra, căn cứ mức độ sự cố, vụ việc cần thiết phải thành lập ngay sở chỉ huy hiện trường với đầy đủ các trang thiết bị phục vụ làm việc 24/24 giờ; hệ thống thông tin chỉ huy hiện trường và kết nối về Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn cấp trên trực tiếp, với Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn để chỉ đạo.
a) Cơ quan quân sự tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp thành lập sở chỉ huy đối với các tình huống sự cố, thiên tai quy định tại các
b) Cơ quan phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp thành lập sở chỉ huy đối với tình huống sự cố cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư.
3. Chỉ đạo việc triển khai các biện pháp khẩn cấp bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, nhà nước, kiểm tra các công trình, phương tiện và lực lượng có thể huy động sử dụng ứng phó khi cần thiết; điều hành, chỉ huy các lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư chuyên dùng để ứng phó, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả xảy ra. Thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc xử lý sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thực hiện theo quy định tại các Điều 7, 8, 9 và Điều 10 Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai và quy định tại các
Nghị định 30/2017/NĐ-CP quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
- Số hiệu: 30/2017/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 21/03/2017
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 221 đến số 222
- Ngày hiệu lực: 05/05/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc tổ chức hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn
- Điều 5. Hệ thống tổ chức ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
- Điều 6. Cơ cấu tổ chức, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn
- Điều 7. Tổ chức, nhiệm vụ của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 8. Tổ chức, nhiệm vụ của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
- Điều 9. Tổ chức, nhiệm vụ của các đơn vị chuyên trách, kiêm nhiệm thuộc bộ
- Điều 10. Phân cấp ứng phó
- Điều 11. Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn
- Điều 12. Tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, báo động
- Điều 13. Xử lý sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
- Điều 14. Cơ chế chỉ đạo, chỉ huy điều hành
- Điều 15. Thẩm quyền huy động nhân lực, phương tiện, trang bị, vật tư
- Điều 18. Chế độ đối với người làm nhiệm vụ trực
- Điều 19. Chế độ đối với người được huy động làm nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
- Điều 20. Chế độ, chính sách đối với những người tham gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn bị ốm đau, tai nạn và chết
- Điều 21. Chế độ, chính sách đối với người bị thương, hy sinh
- Điều 22. Nguồn ngân sách bảo đảm hoạt động
- Điều 23. Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương
- Điều 24. Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương