Điều 10 Nghị định 27/2022/NĐ-CP quy định về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
Điều 10. Lồng ghép nguồn vốn trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
1. Nguyên tắc lồng ghép nguồn vốn trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
a) Lồng ghép nguồn vốn để thực hiện các dự án đầu tư, hoạt động, nội dung có cùng mục tiêu và trên cùng một địa bàn cấp xã, cấp huyện.
b) Đảm bảo không làm thay đổi các mục tiêu, nhiệm vụ của từng chương trình, dự án; giảm thiểu chồng chéo, trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung; tránh dàn trải, lãng phí trong sử dụng vốn.
c) Quá trình lồng ghép phải được thực hiện đồng bộ từ khâu xây dựng chính sách, lập kế hoạch, phân bổ, giao dự toán ngân sách và sử dụng, thanh toán, quyết toán nguồn vốn.
d) Tập trung lồng ghép các nguồn vốn thực hiện nội dung, hoạt động trên địa bàn các huyện nghèo; xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
đ) Xác định rõ tỷ lệ huy động, đóng góp vốn từng chương trình, dự án được lồng ghép; thống nhất định mức chi theo từng nội dung, hoạt động được lồng ghép; thống nhất quy trình, thủ tục thanh toán, quyết toán vốn lồng ghép phù hợp với thực tế tại địa phương.
e) Phân công, phân cấp rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp trong thực hiện hoạt động lồng ghép.
2. Nội dung thực hiện lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và từ các chương trình, dự án khác
a) Dự án đầu tư.
b) Hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia.
c) Hoạt động đào tạo nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, đào tạo nghề, tập huấn nâng cao năng lực quản lý, tổ chức thực hiện; thông tin, tuyên truyền về các chương trình mục tiêu quốc gia.
d) Hoạt động kiểm tra, đánh giá, hội nghị triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia các cấp.
đ) Các nội dung khác thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia (nếu có).
3. Quy trình, thủ tục thanh toán, quyết toán các nguồn vốn được lồng ghép thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.
Nghị định 27/2022/NĐ-CP quy định về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
- Điều 5. Lập và giao kế hoạch chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm của quốc gia
- Điều 6. Lập, phê duyệt và giao kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm của cơ quan chủ quản chương trình
- Điều 7. Lập và giao kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia hằng năm
- Điều 8. Phương pháp lập kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia có sự tham gia của cộng đồng
- Điều 9. Huy động và sử dụng vốn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
- Điều 10. Lồng ghép nguồn vốn trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
- Điều 11. Huy động và sử dụng nguồn vốn tín dụng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
- Điều 12. Huy động và sử dụng nguồn vốn hợp pháp khác thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
- Điều 13. Nguyên tắc tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù
- Điều 14. Tiêu chí lựa chọn dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo cơ chế đặc thù
- Điều 15. Lập Hồ sơ xây dựng công trình đơn giản
- Điều 16. Thẩm định Hồ sơ xây dựng công trình đơn giản và phê duyệt đầu tư dự án
- Điều 17. Lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu xây dựng dự án quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp
- Điều 18. Tổ chức, quản lý thi công, nghiệm thu công trình và thanh toán, quyết toán dự án đầu tư xây dựng
- Điều 19. Quản lý vận hành và bảo trì công trình được đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù
- Điều 20. Nguyên tắc quản lý hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia
- Điều 21. Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị
- Điều 22. Hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng
- Điều 23. Hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ
- Điều 24. Hỗ trợ phát triển sản xuất đặc thù
- Điều 25. Tổ chức quản lý, điều hành các chương trình mục tiêu quốc gia tại Trung ương
- Điều 26. Tổ chức quản lý, điều hành các chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương
- Điều 27. Nâng cao năng lực tổ chức quản lý, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
- Điều 28. Truyền thông, tuyên truyền về chương trình mục tiêu quốc gia
- Điều 29. Công khai thông tin về chương trình mục tiêu quốc gia
- Điều 30. Giám sát chương trình mục tiêu quốc gia
- Điều 31. Nội dung đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia
- Điều 32. Thiết lập chỉ số, biểu mẫu và hệ thống giám sát và đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia
- Điều 33. Giám sát của cộng đồng đối với chương trình mục tiêu quốc gia
- Điều 34. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 35. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
- Điều 36. Trách nhiệm của chủ chương trình
- Điều 37. Trách nhiệm của chủ dự án thành phần
- Điều 38. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng
- Điều 39. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan trung ương là cơ quan chủ quản chương trình
- Điều 40. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 41. Hiệu lực thi hành
- Điều 42. Trách nhiệm thi hành