Điều 17 Nghị định 16/2024/NĐ-CP về người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân
Điều 17. Kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
1. Điều kiện về văn bằng của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực để cấp giấy phép hành nghề đối với các chức danh chuyên môn:
a) Đối với chức danh bác sỹ, gồm: Văn bằng bác sỹ đa khoa, văn bằng bác sỹ y khoa và các văn bằng bác sỹ tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ đại học theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là văn bằng bác sỹ y khoa), văn bằng bác sỹ răng hàm mặt, văn bằng bác sỹ y học cổ truyền, văn bằng bác sỹ y học dự phòng được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực theo phạm vi hành nghề tương ứng là bác sỹ đa khoa, bác sỹ răng hàm mặt, bác sỹ y học cổ truyền, bác sỹ y học dự phòng.
Văn bằng bác sỹ chuyên khoa được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề theo phạm vi hành nghề bác sỹ chuyên khoa tương ứng;
b) Đối với chức danh y sỹ, gồm: Văn bằng y sỹ đa khoa, văn bằng cao đẳng y sỹ đa khoa, văn bằng cao đẳng y sỹ y học cổ truyền hoặc văn bằng cao đẳng y học cổ truyền và các văn bằng y sỹ tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là văn bằng y sỹ) được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực theo phạm vi hành nghề y sỹ tương ứng;
c) Đối với chức danh điều dưỡng, gồm: Văn bằng cử nhân điều dưỡng; văn bằng cao đẳng điều dưỡng được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề theo phạm vi hành nghề điều dưỡng đa khoa.
Văn bằng điều dưỡng chuyên khoa được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề theo phạm vi hành nghề điều dưỡng chuyên khoa tương ứng;
d) Đối với chức danh hộ sinh, gồm: Văn bằng cao đẳng hộ sinh, văn bằng cử nhân hộ sinh được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực theo phạm vi hành nghề hộ sinh đa khoa.
Văn bằng hộ sinh chuyên khoa được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực theo phạm vi hành nghề hộ sinh chuyên khoa tương ứng;
đ) Đối với chức danh kỹ thuật y, gồm: Văn bằng trung cấp, văn bằng cao đẳng, văn bằng cử nhân của kỹ thuật xét nghiệm y học, kỹ thuật hình ảnh y học, kỹ thuật phục hình răng, khúc xạ nhãn khoa, kỹ thuật phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, dụng cụ chỉnh hình và chân tay giả, kỹ thuật phục hồi chức năng được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực theo phạm vi hành nghề cơ bản tương ứng.
Văn bằng kỹ thuật y chuyên khoa được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực theo phạm vi hành nghề kỹ thuật y chuyên khoa tương ứng;
e) Đối với chức danh dinh dưỡng lâm sàng, gồm: Văn bằng cao đẳng dinh dưỡng, văn bằng cử nhân dinh dưỡng và bác sỹ có chứng chỉ đào tạo chuyên khoa về dinh dưỡng lâm sàng được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực theo phạm vi hành nghề cơ bản.
Văn bằng dinh dưỡng lâm sàng chuyên khoa được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực theo phạm vi hành nghề dinh dưỡng chuyên khoa tương ứng;
g) Đối với chức danh tâm lý lâm sàng, gồm: Văn bằng cử nhân điều dưỡng tâm lý lâm sàng, văn bằng cử nhân hộ sinh, văn bằng cử nhân tâm lý học và bác sỹ có chứng chỉ đào tạo về tâm lý lâm sàng theo quy định của Bộ Y tế được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực theo phạm vi hành nghề.
Văn bằng thạc sỹ tâm lý học lâm sàng, tiến sĩ tâm lý học lâm sàng, văn bằng đào tạo chuyên khoa sau đại học về tâm lý lâm sàng theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực theo phạm vi hành nghề tâm lý lâm sàng tương ứng tương ứng;
h) Đối với chức danh cấp cứu viên ngoại viện, gồm: Văn bằng quy định tại một trong các điểm a, b, c và d hoặc đ khoản này, văn bằng cao đẳng cấp cứu ngoại viện, văn bằng cử nhân cấp cứu ngoại viện được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực theo phạm vi hành nghề tương ứng là cấp cứu viên ngoại viện;
i) Người có văn bằng tốt nghiệp thuộc lĩnh vực sức khỏe do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trình độ đại học, cử nhân hoặc Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận tương đương văn bằng cao đẳng của các chức danh chuyên môn quy định tại khoản này, thì được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực theo chức danh và phạm vi hành nghề tương ứng.
Đối với văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp cho chức danh bác sĩ phải hoàn thành chương trình đào tạo bổ sung theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực theo chức danh chuyên môn là bác sỹ với phạm vi hành nghề tương ứng là bác sỹ đa khoa, bác sỹ răng hàm mặt, bác sỹ y học cổ truyền, bác sỹ y học dự phòng.
2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối hợp với Hội đồng Y khoa Quốc gia tổ chức đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và xây dựng:
a) Tiêu chuẩn của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân đủ điều kiện tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
b) Bộ công cụ đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và quy trình kiểm tra đánh giá năng lực;
c) Quy chế tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Nghị định 16/2024/NĐ-CP về người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 5. Quyền, nghĩa vụ của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và quyền, trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 6. Cơ sở dữ liệu về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong lực lượng vũ trang nhân dân; khai thác, sử dụng thông tin giải quyết thủ tục hành chính về người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân
- Điều 7. Các trường hợp cấp mới, cấp lại, gia hạn giấy phép hành nghề
- Điều 8. Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề
- Điều 9. Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề
- Điều 10. Gia hạn giấy phép hành nghề
- Điều 11. Trường hợp, điều kiện cấp điều chỉnh giấy phép hành nghề
- Điều 12. Yêu cầu đối với văn bằng đào tạo chuyên khoa, chứng chỉ đào tạo kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh, tâm lý lâm sàng
- Điều 13. Hồ sơ, thủ tục đề nghị và hình thức điều chỉnh giấy phép hành nghề
- Điều 14. Quản lý giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 15. Điều kiện, nguyên tắc, trình tự đăng ký hành nghề
- Điều 16. Thực hành khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 17. Kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 18. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 19. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện
- Điều 20. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh xá
- Điều 21. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám đa khoa
- Điều 22. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa
- Điều 23. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với Tổ quân y, Tổ y tế Công an
- Điều 24. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với quân y, y tế cơ quan, đơn vị; phòng khám có người chịu trách nhiệm chuyên môn có phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đa khoa
- Điều 25. Hồ sơ đề nghị cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động
- Điều 26. Trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động
- Điều 27. Quản lý giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 28. Thủ tục đình chỉ hành nghề người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 29. Xử lý sau đình chỉ người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 30. Trường hợp, thủ tục đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 31. Xử lý sau đình chỉ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 32. Hồ sơ, thủ tục cho phép cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được tiếp tục hoạt động sau khi bị đình chỉ
- Điều 33. Thủ tục thu hồi giấy phép hành nghề
- Điều 34. Xử lý sau thu hồi giấy phép hành nghề
- Điều 35. Trình tự thu hồi giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 36. Quy định, tiêu chí phân cấp chuyên môn kỹ thuật và hồ sơ, thủ tục xếp cấp chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 37. Đánh giá và chứng nhận chất lượng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 38. Chuyển tiếp đối với việc thực hành, chứng chỉ hành nghề và chuyển đổi chứng chỉ hành nghề đã được cấp theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12
- Điều 39. Quy định chuyển tiếp đối với giấy phép hoạt động
- Điều 40. Thẩm quyền cấp mới, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại giấy phép hành nghề trong giai đoạn chuyển tiếp
- Điều 41. Các trường hợp cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề trong giai đoạn chuyển tiếp
- Điều 42. Yêu cầu đối với văn bằng đào tạo chuyên khoa, chứng chỉ đào tạo chuyên khoa cơ bản, chứng chỉ đào tạo kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh, tâm lý lâm sàng
- Điều 43. Điều kiện văn bằng, chứng chỉ và thực hành để cấp giấy phép hành nghề trong giai đoạn chuyển tiếp
- Điều 44. Điều kiện về thực hành khám bệnh, chữa bệnh để cấp mới giấy phép hành nghề
- Điều 45. Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong giai đoạn chuyển tiếp
- Điều 46. Hồ sơ đề nghị cấp lại, gia hạn giấy phép hành nghề đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong giai đoạn chuyển tiếp
- Điều 47. Trường hợp, điều kiện cấp điều chỉnh giấy phép hành nghề trong giai đoạn chuyển tiếp
- Điều 48. Hồ sơ đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong giai đoạn chuyển tiếp
- Điều 49. Thủ tục cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong giai đoạn chuyển tiếp
- Điều 50. Đình chỉ và xử lý sau đình chỉ người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong giai đoạn chuyển tiếp
- Điều 51. Thu hồi và xử lý sau thu hồi giấy phép hành nghề trong giai đoạn chuyển tiếp
- Điều 52. Quy định về phân cấp chuyên môn kỹ thuật trong giai đoạn chuyển tiếp
- Điều 53. Quy định chuyển tiếp liên quan đến hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh