Chương 4 Nghị định 152/2020/NĐ-CP về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021.
3. Điều khoản chuyển tiếp:
a) Đối với các loại giấy tờ như văn bản chấp thuận về việc sử dụng người lao động nước ngoài, văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động và giấy phép lao động đã được cấp, cấp lại theo quy định tại Nghị định số 11/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 140/2018/NĐ-CP tiếp tục được sử dụng đến khi hết thời hạn;
b) Trường hợp hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam đã được ký kết và đang còn hiệu lực trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được thực hiện cho đến khi giấy phép lao động đã được cấp theo quy định tại Nghị định số 11/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 140/2018/NĐ-CP hết thời hạn.
1. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
b) Người sử dụng lao động quy định tại
d) Chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành tổ chức giám sát, đánh giá, kiểm tra và thanh tra hằng năm hoặc đột xuất các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có liên quan về việc thực hiện các quy định của pháp luật về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam;
đ) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương hướng dẫn, tuyên truyền, thu thập thông tin, nghiên cứu, đánh giá hiệu quả triển khai thực hiện Nghị định này;
e) Tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài khi có yêu cầu;
g) Kiến nghị, xử lý các hành vi vi phạm đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Nghị định này.
2. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan trung ương và địa phương hướng dẫn, tuyên truyền quy định về tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam thuộc phạm vi quản lý của Bộ Ngoại giao;
b) Quản lý tổ chức được Bộ Ngoại giao phân cấp, ủy quyền, giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu việc tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam;
c) Hướng dẫn việc thực hiện tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại
d) Trước ngày 30 tháng 12 hằng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, Bộ Ngoại giao gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo năm về tình hình tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc phạm vi quản lý theo Mẫu số 03/PLII Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này. Thời gian chốt số liệu báo cáo hằng năm thực hiện theo quy định của Chính phủ về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước.
Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền quản lý người lao động nước ngoài, người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng người lao động Việt Nam thực hiện các quy định của pháp luật về đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu, hải đảo, vùng chiến lược, trọng điểm, địa bàn xung yếu về quốc phòng.
4. Trách nhiệm của Bộ Công an:
b) Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam và các tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng người lao động Việt Nam thực hiện các quy định của pháp luật về đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
a) Quản lý, hướng dẫn cơ quan, tổ chức tại địa phương thực hiện các quy định của pháp luật về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam;
b) Chỉ đạo các cơ quan chức năng ở địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật; kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật về việc tuyển dụng, quản lý người lao động nước ngoài và người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam trên địa bàn;
c) Chỉ đạo cơ quan, tổ chức của địa phương giới thiệu, cung ứng lao động Việt Nam cho nhà thầu;
6. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
b) Người sử dụng lao động quy định tại
c) Khi nhận hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn giấy phép lao động; xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động phải vào sổ theo dõi theo Mẫu số 14/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và có giấy biên nhận trao cho người sử dụng lao động. Trong giấy biên nhận phải ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ; những giấy tờ có trong hồ sơ và thời hạn trả lời;
d) Trường hợp không xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, không cấp, cấp lại, gia hạn giấy phép lao động thì trả lời bằng văn bản theo Mẫu số 15/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan địa phương hướng dẫn, tuyên truyền Nghị định này;
e) Thực hiện quản lý nhà nước và người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc phạm vi quản lý của địa phương;
h) Thanh tra, kiểm tra và giám sát việc thực hiện quy định pháp luật về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc phạm vi quản lý của địa phương;
i) Trước ngày 30 tháng 12 hằng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc phạm vi quản lý theo Mẫu số 03/PLII Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này. Thời gian chốt số liệu báo cáo hằng năm thực hiện theo quy định của Chính phủ về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước.
7. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nghị định 152/2020/NĐ-CP về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 4. Sử dụng người lao động nước ngoài
- Điều 5. Sử dụng người lao động nước ngoài của nhà thầu
- Điều 6. Báo cáo sử dụng người lao động nước ngoài
- Điều 7. Trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động
- Điều 8. Xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động
- Điều 9. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động
- Điều 10. Thời hạn của giấy phép lao động
- Điều 11. Trình tự cấp giấy phép lao động
- Điều 12. Các trường hợp cấp lại giấy phép lao động
- Điều 13. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động
- Điều 14. Trình tự cấp lại giấy phép lao động
- Điều 15. Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại
- Điều 16. Điều kiện được gia hạn giấy phép lao động
- Điều 17. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động
- Điều 18. Trình tự gia hạn giấy phép lao động
- Điều 19. Thời hạn của giấy phép lao động được gia hạn
- Điều 22. Thẩm quyền tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài
- Điều 23. Hồ sơ đăng ký dự tuyển của người lao động Việt Nam
- Điều 24. Trình tự, thủ tục tuyển dụng người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài
- Điều 25. Trách nhiệm của người lao động Việt Nam khi làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài
- Điều 26. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam khi sử dụng người lao động Việt Nam
- Điều 27. Trách nhiệm của tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam
- Điều 28. Trách nhiệm của tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động