Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 149/2007/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2007 |
VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch,
NGHỊ ĐỊNH:
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực du lịch.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch là hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này phải bị xử phạt hành chính.
3. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Vi phạm quy định về kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch, kinh doanh vận chuyển khách du lịch;
b) Vi phạm quy định về kinh doanh lưu trú du lịch;
c) Vi phạm quy định về xúc tiến du lịch;
d) Vi phạm các quy định về hoạt động du lịch khác.
4. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực du lịch không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam và cá nhân, tổ chức nước ngoài (gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch bị xử phạt theo quy định tại Điều 7 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
3. Cán bộ, công chức thực hiện hành vi quy định tại Chương II Nghị định này trong khi thi hành công vụ thì không bị xử phạt vi phạm hành chính mà bị xửlý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Điều 5. Thời hạn ra quyết định xử phạt
1. Đối với vụ việc đơn giản, hành vi vi phạm rõ ràng, không cần xác minh thêm thì phải ra quyết định xử phạt trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải đúng mẫu quy định do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
2. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp như tang vật, phương tiện cần giám định, cần xác định rõ đối tượng vi phạm hành chính hoặc những tình tiết phức tạp khác thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính.
3. Trong trường hợp xét thấy cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì chậm nhất là 10 ngày, trước khi hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người có thẩm quyền xử phạt phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không quá 30 ngày.
4. Người có thẩm quyền không được ra quyết định xử phạt trong các trường hợp sau đây:
a) Đã hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Đã hết thời hạn ra quyết định xử phạt quy định tại khoản 2 Điều này mà không xin gia hạn hoặc xin gia hạn nhưng không được cấp có thẩm quyền cho phép gia hạn;
c) Đã hết thời hạn được cấp có thẩm quyền gia hạn.
5. Trường hợp không ra quyết định xử phạt thì người có thẩm quyền vẫn có thể ra quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định này.
Điều 6. Hình thức xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
Mức phạt tiền tối đa đến 30.000.000 đồng. Khi áp dụng hình thức phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt quy định đối với hành vi đó; nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống thấp hơn mức trung bình nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên cao hơn mức trung bình, nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không có thời hạn Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, thẻ hướng dẫn viên du lịch;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Ngoài các hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả quy định cụ thể tại các điều của Chương II Nghị định này.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT
Mục 1. HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH LỮ HÀNH, HƯỚNG DẪN DU LỊCH, VẬN CHUYỂN KHÁCH DU LỊCH
Điều 7. Vi phạm quy định về thông báo hoạt động kinh doanh lữ hành
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
Điều 8. Vi phạm quy định về kinh doanh lữ hành
đ) Hợp đồng lữ hành thiếu một trong những nôi dung quy định tại khoản 3 Điều 52 Luật Du lịch.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không có chương trình du lịch bằng văn bản cho đại diện nhóm khách du lịch, khách du lịch;
c) Không giải quyết yêu cầu, kiến nghị chính đáng của khách du lịch theo quy định của pháp luật;
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế mà không có ít nhất ba hướng dẫn viên du lịch quốc tế;
b) Sử dụng người không có thẻ hướng dẫn viên để hướng dẫn cho khách du lịch;
6. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm đủ số tiền ký quỹ đối với hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế theo quy định;
b) Tẩy xóa, sửa chữa các nội dung trong Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế;
c) Thu tiền ngoài hợp đồng hoặc các hành vi thu lợi bất chính khác từ khách du lịch;
đ) Không quản lý khách du lịch theo hợp đồng, chương trình du lịch đã ký kết;
g) Không làm thủ tục đổi Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế theo quy định của pháp luật.
7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế mà không có Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế;
b) Cho thuê, cho mượn Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế;
c) Sử dụng Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế của doanh nghiệp khác để hoạt động kinh doanh;
d) Sử dụng người nước ngoài làm hướng dẫn du lịch tại Việt Nam;
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, d khoản 4, điểm a, b khoản 5 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 5 Điều này từ ba lần trở lên hoặc không mua bảo hiểm cho 50 khách du lịch trở lên;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế 01 năm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, c, d, e khoản 6, điểm d, đkhoản 7 Điều này;
d) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế không thời hạn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, đ khoản 6, điểm b khoản 7 Điều này hoặc tái phạm hành vi quy định tại điểm a, d khoản 4, điểm a, b, c khoản 5, điểm a, c, d, e, g khoản 6, điểm d, đ khoản 7 Điều này;
đ) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 và điểm e khoản 6 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
b) Buộc nộp đủ số tiền ký quỹ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 Điều này;
Điều 9. Vi phạm quy định về kinh doanh đại lý lữ hành
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Bán chương trình du lịch với giá cao hơn giá của bên giao đại lý lữ hành.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hoạt động đại lý lữ hành mà không có đăng ký kinh doanh đại lý lữ hành;
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả khách du lịch hoặc sung quỹ nhà nước các khoản thu không đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Điều 10. Vi phạm quy định về hướng dẫn du lịch
a) Không đeo thẻ hướng dẫn viên du lịch khi hành nghề;
b) Không mang theo chương trình du lịch khi hành nghề;
a) Không có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành;
b) Hành nghề hướng dẫn khách du lịch độc lập;
d) Cho người khác sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch;
đ) Sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch của người khác để hành nghề;
a) Tẩy xoá, sửa chữa nội dung thẻ hướng dẫn viên du lịch để hành nghề;
b) Sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa để hướng dẫn cho khách du lịch là người nước ngoài.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hướng dẫn khách du lịch mà không có thẻ hướng dẫn viên du lịch theo quy định;
b) Sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch giả để hành nghề;
c) Tự ý thay đổi chương trình du lịch, tiêu chuẩn, dịch vụ của khách du lịch;
e) Đưa khách du lịch đến khu vực cấm;
g) Thu tiền ngoài hợp đồng hoặc các hành vi thu lợi bất chính khác từ khách du lịch.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch 01 năm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3, điểm c, d, đ, e, g khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch không thời hạn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này hoặc tái phạm hành vi quy định tại điểm a, b, c khoản 2, điểm b khoản 3, điểm c, d, đ, e, g khoản 4 Điều này;
c) Tịch thu tang vật sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 2 và điểm b khoản 4 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả khách du lịch hoặc sung quỹ nhà nước những tài sản đã thu bất chính của khách du lịch đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 4 Điều này.
Điều 11. Vi phạm quy định về kinh doanh vận chuyển khách du lịch
Hành vi vi phạm quy định về kinh doanh vận chuyển khách du lịch thì áp dụng theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, giao thông đường thủy nội địa, giao thông vận tải đường sắt, hàng hải và các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
Hành vi vi phạm quy định về thành lập và hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam thì áp dụng theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại để xử phạt.
Mục 2. HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH LƯU TRÚ DU LỊCH
Điều 13. Vi phạm quy định về kinh doanh lưu trú du lịch
d) Không thực hiện đúng quy định về mẫu biển tên, hạng cơ sở lưu trú du lịch;
e) Không ban hành, niêm yết nội quy, quy chế của cơ sở lưu trú du lịch;
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
đ) Thu phí dịch vụ không đúng quy định.
5. Phạt tiền 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Mạo nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch;
b) Thu tiền ngoài hợp đồng hoặc các hành vi thu lợi bất chính khác từ khách du lịch.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Mục 3. HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ XÚC TIẾN DU LỊCH
Điều 15. Vi phạm quy định về hoạt động xúc tiến du lịch
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chương trình khuyến mại du lịch đã thông tin, quảng bá;
c) Quảng bá sản phẩm du lịch không đúng với nội dung và chất lượng thực tế.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo dỡ, tiêu hủy các vật phẩm tuyên truyền, quảng bá du lịch, chấm dứt các chương trình quảng bá đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Điều 16. Vi phạm quy định về tổ chức hội chợ, triển lãm, trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch
Hành vi vi phạm quy định về hội chợ, triển lãm, trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch thì áp dụng theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại để xử phạt.
Mục 4. HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH KHÁC
Điều 17. Vi phạm quy định về tài nguyên du lịch, quy hoạch phát triển du lịch
Điều 18. Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường du lịch
c) Xâm hại đến môi trường sống của các loài động vật hoang dã nơi có tài nguyên du lịch;
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 19. Vi phạm quy định về quản lý, hoạt động kinh doanh trong khu du lịch, điểm du lịch
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
1. Không ban hành nội quy, quy chế quản lý khu du lịch, điểm du lịch.
2. Ban hành nội quy, quy chế của khu du lịch, điểm du lịch trái với quy định pháp luật.
3. Vi phạm quy chế của khu du lịch, điểm du lịch.
Điều 20. Xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Xuất trình giấy tờ không hợp pháp nhằm trốn tránh việc kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
c) Tẩu tán, làm thay đổi, đánh tráo tang vật đang bị kiểm tra, thanh tra hoặc tạm giữ;
3. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 21. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 28 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn quản lý của địa phương.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 29 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn quản lý của địa phương.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 30 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn quản lý của địa phương.
Điều 22. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra chuyên ngành du lịch
1. Thanh tra viên chuyên ngành du lịch đang thi hành công vụ có thẩm quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 200.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có trị giá đến 2.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính;
đ) Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Chánh Thanh tra cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh có thẩm quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính;
e) Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Chánh Thanh tra Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính;
e) Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Công an nhân dân, Cảnh sát biển, Bộ đội biên phòng có quyền xử phạt theo quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn, lĩnh vực ngành mình quản lý.
2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành khác có quyền xử phạt theo quy định tại Điều 38 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn, lĩnh vực quản lý của ngành.
Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và việc uỷ quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch được thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 25. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch được thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 26. Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề
Thủ tục tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, thẻ hướng dẫn viên du lịch được thực hiện theo quy định tại Điều 59 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 27. Thủ tục tịch thu, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm
Thủ tục tịch thu, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch được thực hiện theo quy định tại Điều 60 và Điều 61 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 28. Chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Quá thời hạn trên mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân, tổ chức bị phạt tiền phải nộp số tiền được ghi trong quyết định xử phạt tại kho bạc nhà nước và nhận biên lai ghi tiền phạt hoặc nộp tiền phạt trực tiếp cho người ra quyết định xử phạt và nhận biên lai ghi tiền phạt theo quy định của Nhà nước.
3. Việc hoãn chấp hành quyết định xử phạt tiền được thực hiện theo quy định tại Điều 65 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 29. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định tại Điều 66 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cơ quan, người có thẩm quyền phải tuân thủ trình tự, thủ tục cưỡng chế theo quy định của pháp luật về thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
3. Thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 67 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 30. Quy định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả
1. Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại
2. Cá nhân, tổ chức bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả phải thi hành các hình thức xử phạt đó trong thời hạn 10 ngày sau khi được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về du lịch phải tịch thu hoặc tiêu hủy thì thực hiện theo quy định tại Điều 60 và 61 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 31. Áp dụng biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính
1. Để ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, những người có thẩm quyền được áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính theo quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo.
2. Công dân có quyền tố cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân quy định tại Nghị định này hoặc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch theo quy định của pháp luật.
3. Trong thời gian giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan có thẩm quyền, cá nhân, tổ chức bị xử phạt vẫn phải thi hành quyết định xử phạt.
4. Trình tự, thủ tục, thời hạn, thẩm quyền khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Cá nhân, tổ chức có thành tích trong đấu tranh, phòng chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch có hành vi sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức, xử phạt vượt quá thẩm quyền quy định thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch nếu không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành; trường hợp thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà có hành vi ngăn cản, chống đối người thi hành công vụ hoặc dùng các thủ đoạn gian dối, hối lộ hoặc thủ đoạn khác để trì hoãn, trốn tránh việc chấp hành quyết định xử phạt của người có thẩm quyền thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 50/2002/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch.
1. Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
Nghị định 149/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch
- Số hiệu: 149/2007/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 09/10/2007
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 735 đến số 736
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra