Chương 2 Nghị định 140/2006/NĐ-CP về việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển
Điều 6. Giai đoạn lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển
1. Đối với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển
a) Các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển được lập phải bảo đảm hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường; định hướng mục tiêu phát triển và mục tiêu bảo vệ môi trường phải tuân thủ theo tiêu chí phát triển bền vững.
b) Khi lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển phải có nội dung đánh giá, dự báo những tác động đối với môi trường, các chỉ tiêu, biện pháp bảo vệ môi trường. Trong các kế hoạch phát triển phải có chỉ tiêu đầu tư cho việc tăng cường năng lực về tổ chức quản lý, giám sát môi trường, ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm, cải tạo và bảo vệ môi trường. Các chỉ tiêu môi trường phải là một bộ phận cấu thành của hệ thống các chỉ tiêu kế hoạch ở các cấp và được xây dựng đồng thời với các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội trong kế hoạch phát triển của ngành, lĩnh vực và địa phương.
c) Cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và phải lập đồng thời với quá trình lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
d) Nội dung của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược được thực hiện theo quy định tại Điều 16 của Luật Bảo vệ môi trường.
đ) Khi nghiên cứu lập các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, phải lấy ý kiến rộng rãi của các Bộ, ngành, địa phương, các nhà khoa học và chuyên gia có liên quan. Riêng đối với quy hoạch đô thị và nông thôn, khi nghiên cứu để lập phải công bố công khai và trưng cầu ý kiến của nhân dân và Hội đồng nhân dân sống trong vùng quy hoạch.
2. Đối với các chương trình, dự án phát triển
a) Các tác động đối với môi trường phải được xem xét ngay từ giai đoạn nghiên cứu lập chương trình, dự án phát triển.
b) Chủ đầu tư các chương trình, dự án phát triển quy định tại
c) Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Luật Bảo vệ môi trường.
d) Chủ đầu tư các chương trình, dự án phát triển tự mình hoặc thuê tổ chức dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và phải chịu trách nhiệm về các số liệu và nội dung nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
đ) Trường hợp có thay đổi về quy mô, nội dung, thời gian triển khai thực hiện, hoàn thành chương trình, dự án thì chủ đầu tư có trách nhiệm giải trình với cơ quan phê duyệt và phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung khi có yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
e) Quy định về bảo vệ môi trường trong giai đoạn lập chương trình áp dụng đối với toàn bộ chương trình và từng dự án thuộc chương trình.
1. Đối với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển
a) Nội dung thẩm định các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển phải bao gồm cả nội dung về bảo vệ môi trường.
b) Hồ sơ thẩm định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, ngoài các văn bản theo quy định, còn phải bao gồm kết quả thẩm định cáo cáo đánh giá môi trường chiến lược của cấp có thẩm quyền.
c) Việc thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thực hiện theo quy định tại Điều 17 của Luật Bảo vệ môi trường. Cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược có trách nhiệm báo cáo kết quả thẩm định với thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch để làm căn cứ phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
d) Thẩm quyền tổ chức thẩm định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trong quá trình thẩm định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền mời các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức tư vấn, nhà khoa học có liên quan tham gia thẩm định trên cơ sở thực hiện hợp đồng với cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định.
Cơ quan tổ chức thẩm định căn cứ vào ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức tham gia thẩm định, có thể yêu cầu cơ quan trình chiến lược, quy hoạch, kế hoạch giải trình, bổ sung chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
đ) Thời gian thẩm định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển không quá 45 ngày kể từ ngày cơ quan thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ, không kể thời gian sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
e) Thẩm quyền phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
g) Cấp có thẩm quyền phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch căn cứ vào hồ sơ, tờ trình xin phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, báo cáo thẩm định của cơ quan được giao tổ chức thẩm định, kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược để xem xét, quyết định phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
Nội dung của quyết định phê duyệt phải bao gồm cả nội dung về bảo vệ môi trường.
h) Sau khi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển đã được phê duyệt, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải công bố công khai, rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng cho nhân dân biết để kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
2. Đối với chương trình, dự án phát triển
a) Nội dung thẩm định các chương trình, dự án phát triển phải bao gồm cả nội dung về bảo vệ môi trường.
b) Hồ sơ thẩm định chương trình, dự án phát triển, ngoài các văn bản theo quy định, còn phải bao gồm quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của cấp có thẩm quyền.
c) Việc thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các chương trình, dự án phát triển thực hiện theo quy định tại Điều 21 và Điều 22 của Luật Bảo vệ môi trường. Cơ quan thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường với thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chương trình, dự án để làm căn cứ phê duyệt chương trình, dự án.
d) Thẩm quyền tổ chức thẩm định chương trình, dự án phát triển thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
đ) Cấp có thẩm quyền thẩm định chương trình, dự án phát triển sử dụng cơ quan chuyên môn trực thuộc có đủ năng lực để tổ chức thẩm định chương trình, dự án và có thể mời các cơ quan có liên quan tham gia hội đồng thẩm định.
Cơ quan tổ chức thẩm định chương trình, dự án phát triển chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thẩm định của mình.
Thời hạn thẩm định chương trình, dự án phát triển thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
e) Cấp có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép đầu tư chương trình, dự án phát triển căn cứ vào báo cáo thẩm định của chương trình, dự án, quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và các hồ sơ cần thiết khác để xem xét, quyết định phê duyệt chương trình, dự án phát triển.
Các chương trình, dự án phát triển quy định tại
Nội dung của quyết định phê duyệt phải bao gồm cả nội dung về bảo vệ môi trường.
g) Quy định về bảo vệ môi trường trong giai đoạn thẩm định và phê duyệt chương trình áp dụng đối với toàn bộ chương trình và từng dự án thuộc chương trình.
1. Đối với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển
a) Quá trình triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển phải tuân thủ đầy đủ các nội dung bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường đối với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển. Việc giám sát, thanh tra, kiểm tra thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
c) Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ giải quyết các khiếu nại, xử lý các kiến nghị của tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển.
d) Định kỳ hàng năm, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm lập báo cáo về tình hình kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường đối với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
đ) Nội dung kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển thực hiện theo nội dung của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.
2. Đối với chương trình, dự án phát triển
a) Trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình, dự án phát triển, chủ chương trình, dự án có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản pháp luật có liên quan.
b) Cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các nội dung và biện pháp bảo vệ môi trường trong các chương trình, dự án phát triển; tiếp nhận và xử lý theo thẩm quyền các kiến nghị của cộng đồng dân cư về vấn đề môi trường liên quan đến chương trình, dự án đang thực hiện.
c) Các chương trình và dự án phát triển phải được xác nhận về việc thực hiện các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Hồ sơ, thủ tục, nội dung kiểm tra, xác nhận, thực hiện theo quy định hiện hành tại các văn bản pháp luật có liên quan.
d) Quy định về bảo vệ môi trường trong giai đoạn tổ chức thực hiện chương trình áp dụng đối với toàn bộ chương trình và từng dự án thuộc chương trình.
Nghị định 140/2006/NĐ-CP về việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển
- Số hiệu: 140/2006/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 22/11/2006
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1 đến số 2
- Ngày hiệu lực: 16/12/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc chung
- Điều 5. Trách nhiệm thực hiện
- Điều 6. Giai đoạn lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển
- Điều 7. Giai đoạn thẩm định và phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển
- Điều 8. Giai đoạn tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển