Chương 4 Nghị định 14/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật điện lực về an toàn điện
Điều 24. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn điện
1. Bộ Công Thương có trách nhiệm
a) Xây dựng, ban hành, hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện;
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan chuẩn bị hồ sơ dự thảo các tiêu chuẩn quốc gia về an toàn điện, gửi Bộ Khoa học và Công nghệ để thẩm định và công bố;
c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương thực hiện quản lý nhà nước các hoạt động về an toàn điện;
đ) Thanh tra, kiểm tra về an toàn điện đối với các tổ chức, cá nhân trong hoạt động điện lực và sử dụng điện; phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm
a) Quản lý việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật về an toàn điện;
b) Chủ trì việc thẩm định và công bố các tiêu chuẩn quốc gia về an toàn điện theo đề nghị của Bộ Công Thương;
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng, thẩm định, ban hành và quản lý hệ thống quy chuẩn quốc gia về an toàn điện.
3. Bộ Xây dựng có trách nhiệm
a) Hướng dẫn thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện trong việc lắp đặt đường dây, trạm điện trong các công trình dân dụng; trong các khu đô thị;
b) Ban hành, hướng dẫn thực hiện việc nối đất an toàn trong các công trình dân dụng.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Thực hiện quản lý nhà nước về an toàn điện tại địa phương theo quy định của Bộ Công Thương và các Bộ chuyên ngành;
b) Xây dựng các mục tiêu bảo đảm an toàn điện đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách của địa phương;
c) Tổ chức quản lý, bảo vệ an toàn công trình điện lực theo quy định của pháp luật;
d) Công bố mốc giới sử dụng đất trong hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực;
đ) Cung cấp thông tin về hiện trạng sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh;
e) Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép hành lang bảo vệ an toàn lưới điện, phạm vi bảo vệ các hạng mục xây dựng của công trình điện lực.
Điều 25. Trách nhiệm bảo vệ an toàn lưới điện cao áp
1. Khi phát hiện lưới điện cao áp bị xâm phạm, bị phá hoại, bị cháy, bị sự cố nghiêm trọng thi đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp, Ủy ban nhân dân các cấp, công an, lực lượng vũ trang trên địa bàn có trách nhiệm phối hợp khẩn trương khắc phục để hạn chế thiệt hại và đưa công trình vào hoạt động.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trong phạm vi quản lý của mình.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2014; thay thế các Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật điện lực về bảo vệ công trình lưới điện cao áp, Nghị định số 81/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 10 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nghị định 14/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật điện lực về an toàn điện
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Quy định chung về an toàn đối với thiết bị điện và công trình điện lực
- Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 5. Yêu cầu chung về an toàn trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và sử dụng điện để sản xuất
- Điều 6. Quy định về huấn luyện và cấp thẻ an toàn điện
- Điều 7. Cường độ điện trường trong trạm điện có điện áp từ 220 kV trở lên
- Điều 8. Xử lý, quản lý an toàn đối với công trình điện lực không còn khai thác, sử dụng
- Điều 9. Xây dựng công trình lưới điện cao áp
- Điều 10. Khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp
- Điều 11. Hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không
- Điều 12. Cây trong và ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không
- Điều 13. Điều kiện tồn tại nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 220 kV
- Điều 14. Hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm
- Điều 15. Hành lang bảo vệ an toàn trạm điện
- Điều 16. Biển báo, tín hiệu
- Điều 17. Quản lý, vận hành lưới điện cao áp
- Điều 18. Bồi thường, hỗ trợ đối với nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không
- Điều 19. Bồi thường, hỗ trợ đối với đất trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không
- Điều 20. Bồi thường hỗ trợ đối với nhà ở, công trình ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không nhưng nằm giữa hai đường dây dẫn điện trên không điện áp từ 500 kV trở lên
- Điều 21. Chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất khác sang đất ở
- Điều 22. Hỗ trợ chi phí di chuyển
- Điều 23. Bồi thường đối với cây trong và ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không