Điều 7 Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
Điều 7. Lựa chọn đối tượng so sánh độc lập
1. Lựa chọn đối tượng so sánh độc lập nội bộ là việc lựa chọn giao dịch của chính người nộp thuế với bên không có quan hệ liên kết, đảm bảo tương đồng không có khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến mức giá; tỷ suất lợi nhuận hoặc tỷ lệ phân bổ lợi nhuận giữa các bên. Trường hợp không có đối tượng so sánh độc lập nội bộ tương đồng, thực hiện lựa chọn đối tượng so sánh theo
2. Dữ liệu tài chính, kinh doanh của các đối tượng so sánh phải đảm bảo độ tin cậy để sử dụng cho mục đích kê khai, tính thuế, phù hợp với các quy định về kế toán, thống kê và thuế. Thời điểm phát sinh giao dịch của các đối tượng so sánh độc lập phải cùng thời điểm phát sinh với giao dịch liên kết hoặc có năm tài chính cùng với năm tài chính của người nộp thuế, trừ trường hợp đặc thù cần thiết mở rộng thời gian so sánh theo quy định tại
3. Số lượng tối thiểu đối tượng so sánh độc lập được chọn sau khi phân tích, so sánh và điều chỉnh khác biệt trọng yếu được lựa chọn như sau: 01 đối tượng trong trường hợp giao dịch liên kết hoặc người nộp thuế thực hiện giao dịch liên kết và đối tượng so sánh độc lập không có khác biệt; 03 đối tượng trong trường hợp đối tượng so sánh độc lập có khác biệt nhưng có đủ thông tin, dữ liệu làm cơ sở để loại trừ tất cả các khác biệt trọng yếu và 05 đối tượng trong trường hợp chỉ có thông tin, dữ liệu làm cơ sở để loại trừ hầu hết các khác biệt trọng yếu của đối tượng so sánh độc lập.
Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
- Số hiệu: 132/2020/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 05/11/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1091 đến số 1092
- Ngày hiệu lực: 20/12/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Nguyên tắc áp dụng
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Các bên có quan hệ liên kết
- Điều 6. Nguyên tắc phân tích, so sánh
- Điều 7. Lựa chọn đối tượng so sánh độc lập
- Điều 8. Điều chỉnh mức giá, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ phân bổ lợi nhuận của người nộp thuế
- Điều 9. Mở rộng phạm vi phân tích, so sánh
- Điều 10. Các tiêu thức để phân tích, so sánh, điều chỉnh khác biệt trọng yếu
- Điều 11. Trình tự phân tích, so sánh
- Điều 12. Lựa chọn phương pháp xác định giá giao dịch liên kết
- Điều 13. Phương pháp so sánh giá giao dịch liên kết với giá giao dịch độc lập
- Điều 14. Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận của người nộp thuế với tỷ suất lợi nhuận của các đối tượng so sánh độc lập
- Điều 15. Phương pháp phân bổ lợi nhuận giữa các bên liên kết
- Điều 16. Xác định chi phí để tính thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
- Điều 17. Cơ sở dữ liệu sử dụng trong kê khai, xác định, quản lý giá giao dịch liên kết
- Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế trong kê khai, xác định giá giao dịch liên kết
- Điều 19. Các trường hợp người nộp thuế được miễn kê khai, miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết