Mục 12 Chương 2 Nghị định 131/2021/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng
Mục 12. CÔNG NHẬN LIỆT SĨ, THƯƠNG BINH ĐỐI VỚI NGƯỜI HY SINH, BỊ THƯƠNG TRONG CHIẾN TRANH
1. Người tham gia cách mạng hy sinh, bị thương, mất tích thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh và các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, làm nghĩa vụ quốc tế tại Lào và Campuchia, truy quét Ful rô, tham gia chiến tranh biên giới phía Bắc, chiến tranh biên giới Tây Nam đến nay chưa được công nhận là liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh. Thời gian cụ thể của các cuộc chiến tranh được quy định tại Phụ lục III Nghị định này.
2. Không áp dụng xem xét công nhận đối với những trường hợp sau:
a) Chết từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước, đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận không đủ điều kiện công nhận liệt sĩ hoặc đã báo tử theo chế độ tử sĩ hoặc quân nhân từ trần, tai nạn lao động.
b) Bị thương từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước, đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận không đủ điều kiện công nhận thương binh hoặc đã giải quyết chế độ tai nạn lao động.
Đối với trường hợp hy sinh, bị thương có cơ sở, căn cứ xác nhận đủ điều kiện theo quy định thì thực hiện việc xem xét công nhận đối với từng hồ sơ cụ thể.
Điều 72. Căn cứ lập hồ sơ công nhận liệt sĩ
1. Các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền ban hành, xác nhận từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước có liên quan đến trường hợp hy sinh:
a) Giấy báo tử trận; danh sách liệt sĩ, sổ quản lý liệt sĩ lưu tại cơ quan, đơn vị có ghi tên người hy sinh, trường hợp danh sách, sổ quản lý liệt sĩ không có dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị tại thời điểm lập, ghi sổ thì cơ quan, đơn vị đang quản lý có trách nhiệm chuyển đến sư đoàn hoặc cấp tương đương trở lên để tập hợp chốt số lượng người, xác nhận danh sách, sổ quản lý và gửi số liệu theo Mẫu số 101 Phụ lục I Nghị định này về Bộ Quốc phòng trước ngày 01 tháng 5 năm 2022.
b) Các giấy tờ, tài liệu khác có ghi nhận là liệt sĩ hoặc hy sinh trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh.
2. Một trong các căn cứ sau:
a) Người hy sinh trong những trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh đã được chính quyền và nhân dân đưa vào an táng trong nghĩa trang liệt sĩ, được gắn bia mộ liệt sĩ từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước.
b) Được ghi nhận là liệt sĩ tại một trong các giấy tờ sau: Huân chương; Huy chương; Giấy chứng nhận đeo Huân chương; Giấy chứng nhận đeo Huy chương; Bảng vàng danh dự; Bảng gia đình vẻ vang; lịch sử Đảng bộ cấp xã trở lên được cơ quan Đảng có thẩm quyền thẩm định bằng văn bản và đã xuất bản; lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên của thân nhân được xác lập từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước; nếu được ghi nhận trong nhà bia ghi tên liệt sĩ thì phải có văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi quản lý nhà bia và căn cứ để khắc tên liệt sĩ.
3. Phiếu xác minh theo Mẫu số 90 Phụ lục I Nghị định này của Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh hoặc Công an cấp tỉnh đối với trường hợp mất tích theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh.
Điều 73. Thủ tục cấp phiếu xác minh đối với người mất tích
1. Đại diện thân nhân người mất tích, trường hợp không còn thân nhân thì đại diện của những người quy định tại điểm b khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự có đơn gửi Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh (đối với người mất tích thuộc quân đội) hoặc Công an cấp tỉnh (đối với người mất tích không thuộc quân đội) để được cấp phiếu xác minh.
2. Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Công an cấp tỉnh trong thời gian 40 ngày kể từ ngày nhận được đơn, có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu hồ sơ, tài liệu, tàng thư lưu để cấp phiếu xác minh theo Mẫu số 90 Phụ lục I Nghị định này nếu đủ căn cứ. Trường hợp không đủ căn cứ thì có văn bản trả lời cho người đề nghị.
Trường hợp phức tạp thì Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Công an cấp tỉnh trực tiếp hoặc báo cáo, đề nghị cấp trên tổ chức xác minh, kết luận rõ về đơn vị, trường hợp mất tích; có hay chưa có chứng cứ phản bội, đầu hàng, chiêu hồi, đào ngũ, tiêu cực, vi phạm pháp luật.
3. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn quy trình xác minh, kết luận.
Điều 74. Hồ sơ, thủ tục công nhận đối với người hy sinh hoặc mất tích thuộc quân đội, công an
1. Đại diện thân nhân người hy sinh hoặc mất tích có trách nhiệm gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người hy sinh thường trú ngay trước khi tham gia quân đội, công an các giấy tờ sau:
a) Đối với trường hợp hy sinh: Bản khai theo Mẫu số 13 Phụ lục I Nghị định này kèm theo một trong các giấy tờ, tài liệu quy định tại
b) Đối với trường hợp mất tích: Bản khai theo Mẫu số 14 Phụ lục I Nghị định này kèm theo phiếu xác minh quy định tại
c) Trường hợp không còn thân nhân thì đại diện của những người quy định tại điểm b khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự thực hiện theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau:
a) Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, xác nhận bản khai; trường hợp người hy sinh đã được chính quyền và nhân dân đưa vào an táng trong nghĩa trang liệt sĩ, có văn bản đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý mộ cấp giấy xác nhận mộ liệt sĩ; niêm yết công khai danh sách tại thôn, xã; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để lấy ý kiến của nhân dân. Thời hạn niêm yết thông báo tối thiểu là 40 ngày. Lập biên bản kết quả niêm yết công khai.
b) Trong thời gian 12 ngày kể từ ngày có kết quả niêm yết công khai phải tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công cấp xã để xem xét đối với các trường hợp không có ý kiến khiếu nại, tố cáo của nhân dân, lập biên bản theo Mẫu số 79 Phụ lục I Nghị định này.
Hội đồng xác nhận người có công cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân làm Chủ tịch hội đồng; các thành viên gồm: cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, quân sự, công an, y tế; đại diện Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi; Hội Cựu thanh niên xung phong.
c) Gửi biên bản họp Hội đồng đề nghị xác nhận liệt sĩ, biên bản niêm yết công khai, kèm theo giấy tờ, hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này đến Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện (đối với người hy sinh, mất tích thuộc quân đội) hoặc Công an cấp huyện (đối với người hy sinh, mất tích thuộc công an).
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý mộ liệt sĩ trong thời gian 12 ngày kể từ ngày tiếp nhận được đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã, có trách nhiệm rà soát hồ sơ, tài liệu quản lý mộ liệt sĩ của địa phương để cấp giấy xác nhận mộ liệt sĩ theo Mẫu số 48 Phụ lục I Nghị định này; tra cứu cơ sở dữ liệu quốc gia về liệt sĩ và có văn bản thông báo nếu trường hợp đề nghị đã được công nhận liệt sĩ.
4. Cơ quan, đơn vị theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ và thực hiện quy trình đề nghị công nhận liệt sĩ; có văn bản đề nghị kèm hồ sơ gửi đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để thẩm định.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ thực hiện theo trách nhiệm quy định tại
6. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn quy trình tiếp nhận, hoàn thiện hồ sơ, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hy sinh. Thời gian xem xét, giải quyết không quá 70 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp xã gửi đến.
7. Cơ quan, đơn vị cấp giấy chứng nhận hy sinh có trách nhiệm thực hiện thực hiện theo quy định tại
Điều 75. Hồ sơ, thủ tục công nhận đối với người hy sinh hoặc mất tích không thuộc quân đội, công an
1. Đại diện thân nhân người hy sinh hoặc mất tích thực hiện theo quy định tại
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau:
a) Thực hiện theo quy định tại
b) Gửi giấy tờ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm sau:
a) Giao Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra hồ sơ, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức họp Ban Chỉ đạo xác nhận người có công để xét duyệt từng hồ sơ; lập biên bản xét duyệt theo Mẫu số 79 Phụ lục I Nghị định này.
Ban chỉ đạo xác nhận người có công cấp huyện do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân làm Trưởng ban, 02 Phó trưởng ban là Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và Chính trị viên Ban Chỉ huy quân sự huyện; các thành viên là đại diện cơ quan Quân sự, Công an, Y tế, Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu thanh niên xung phong, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin, Hội Tù yêu nước hoặc Ban liên lạc chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày.
b) Cấp giấy chứng nhận hy sinh đối với những trường hợp thuộc thẩm quyền; chuyển toàn bộ hồ sơ về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trường hợp không thuộc thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hy sinh của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thì chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 hoặc
Trường hợp người hy sinh là Thanh niên xung phong, nếu thuộc Bộ Giao thông vận tải quản lý thì chuyển hồ sơ đến Bộ Giao thông vận tải để cấp giấy chứng nhận hy sinh, nếu thuộc các cơ quan, đơn vị khác quản lý thì chuyển đến Sở Nội vụ để xem xét trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận hy sinh.
Đối với trường hợp chưa xác định được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hy sinh thì báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng xác minh (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực) để kết luận, giao cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận hy sinh theo thẩm quyền.
4. Bộ trưởng hoặc cấp tương đương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Bộ trưởng hoặc cấp tương đương: cấp giấy chứng nhận hy sinh trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ; có công văn kèm theo giấy tờ đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
Cấp giấy chứng nhận hy sinh theo thẩm quyền trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có công văn kèm theo giấy tờ đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định.
Đối với trường hợp đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy chứng nhận hy sinh thì trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có công văn kèm theo giấy tờ đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định.
c) Trong thời gian 12 ngày kể từ ngày tiếp nhận bản sao quyết định cấp bằng, Bằng “Tổ quốc ghi công” kèm hồ sơ, chỉ đạo cơ quan, đơn vị phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đại diện thân nhân liệt sĩ thường trú tổ chức lễ truy điệu và trao Bằng; bàn giao hồ sơ liệt sĩ kèm bản sao quyết định cấp bằng về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đại diện thân nhân liệt sĩ thường trú.
Trường hợp không còn thân nhân thì bàn giao Bằng “Tổ quốc ghi công” về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được ủy quyền thờ cúng liệt sĩ thường trú để trao Bằng cho người được ủy quyền thờ cúng.
5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Trong thời gian 12 ngày kể từ ngày tiếp nhận được đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã, có trách nhiệm rà soát hồ sơ, tài liệu quản lý mộ liệt sĩ của địa phương để cấp giấy xác nhận mộ liệt sĩ theo Mẫu số 48 Phụ lục I Nghị định này; tra cứu cơ sở dữ liệu quốc gia về liệt sĩ và có văn bản thông báo nếu trường hợp đề nghị đã được công nhận liệt sĩ.
b) Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định do Ủy ban nhân dân cấp huyện chuyển đến, có trách nhiệm kiểm tra, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
c) Tiếp nhận hồ sơ liệt sĩ để quản lý và giải quyết chế độ ưu đãi theo quy định tại
6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ thực hiện theo trách nhiệm quy định tại
Điều 76. Căn cứ lập hồ sơ công nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
1. Căn cứ chứng minh người bị thương có ghi nhận quá trình tham gia cách mạng cụ thể như sau:
a) Người tham gia cách mạng sau đó tiếp tục tham gia công tác tại các cơ quan nhà nước phải có bản sao được chứng thực từ một trong các giấy tờ sau: lý lịch cán bộ; lý lịch đảng viên; lý lịch quân nhân; quyết định phục viên, xuất ngũ, thôi việc; hồ sơ bảo hiểm xã hội hoặc các giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền ban hành lập từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước.
b) Người tham gia cách mạng sau đó không tiếp tục tham gia công tác tại các cơ quan nhà nước thì phải có bản sao được chứng thực từ một trong các giấy tờ sau: hồ sơ khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến hoặc một trong các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với người tham gia kháng chiến chống Pháp; chống Mỹ; tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào.
2. Căn cứ chứng minh bị thương trong những trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh:
a) Có bản sao được chứng thực từ một trong những giấy tờ liên quan đến trường hợp bị thương như sau: danh sách quân nhân bị thương do cơ quan, đơn vị quản lý có ghi tên người bị thương hoặc các giấy tờ, tài liệu của cơ quan, đơn vị lập từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước có ghi nhận người bị thương trong những trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh.
Trường hợp danh sách quân nhân bị thương không có dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị tại thời điểm lập thì cơ quan, đơn vị đang quản lý có trách nhiệm chuyển đến sư đoàn hoặc cấp tương đương trở lên để tập hợp chốt số lượng người và xác nhận danh sách, sổ quản lý và gửi số liệu theo Mẫu số 101 Phụ lục I Nghị định này về Bộ Quốc phòng trước ngày 01 tháng 5 năm 2022 để làm căn cứ thẩm định hồ sơ công nhận thương binh.
b) Trường hợp không còn một trong các giấy tờ quy định tại điểm a khoản này thì căn cứ vết thương còn mảnh kim khí trong cơ thể.
1. Người bị thương lập bản khai theo Mẫu số 08 Phụ lục I Nghị định này kèm theo giấy tờ chứng minh quá trình tham gia cách mạng quy định khoản 1 tại
a) Trường hợp quy định tại
b) Trường hợp quy định tại
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau:
a) Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, xác nhận bản khai, niêm yết công khai danh sách tại thôn, xã nơi người bị thương thường trú trước khi nhập ngũ; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để lấy ý kiến của nhân dân. Thời hạn niêm yết thông báo tối thiểu là 40 ngày. Lập Biên bản kết quả niêm yết công khai.
b) Trong thời gian 12 ngày kể từ ngày có kết quả niêm yết công khai phải tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công cấp xã để xem xét đối với các trường hợp không có ý kiến khiếu nại, tố cáo của nhân dân, lập biên bản theo Mẫu số 79 Phụ lục I Nghị định này; gửi biên bản họp Hội đồng xác nhận người có công, biên bản kết quả niêm yết công khai, kèm theo giấy tờ, hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này đến Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.
c) Trường hợp người bị thương trước khi nhập ngũ thường trú ở địa phương khác thì trong thời gian 03 ngày làm việc có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị thương thường trú trước khi nhập ngũ thực hiện các thủ tục quy định tại điểm a, điểm b khoản này.
Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ giấy tờ theo quy định tại điểm a, điểm b khoản này, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị thương thường trú, gửi biên bản họp Hội đồng xác nhận người có công, biên bản kết quả niêm yết công khai, kèm theo giấy tờ, hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này đến Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị thương thường trú trước khi nhập ngũ có trách nhiệm thực hiện các thủ tục quy định tại điểm a, điểm b khoản này; gửi biên bản kết quả niêm yết công khai và biên bản Hội đồng đề nghị xác nhận người có công theo Mẫu số 79 Phụ lục I Nghị định này đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị thương thường trú.
4. Cơ quan, đơn vị theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng tiếp nhận hồ sơ và thực hiện quy trình đề nghị công nhận thương binh; ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo Mẫu số 59 Phụ lục I Nghị định này hoặc ban hành quyết định trợ cấp thương tật một lần theo quy định tại Mẫu số 61 Phụ lục I Nghị định này. Thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng là: cụt hoặc liệt hoàn toàn hai chi trở lên; mù hoàn toàn hai mắt; tâm thần nặng dẫn đến không tự lực được trong sinh hoạt thì được hưởng phụ cấp đặc biệt hằng tháng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 24 Pháp lệnh; cấp giấy chứng nhận theo Mẫu số 102 Phụ lục I Nghị định này, di chuyển hồ sơ người bị thương đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người bị thương thường trú.
5. Bộ Quốc phòng hướng dẫn các nội dung quy định tại khoản 4 Điều này và thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương. Thời gian xem xét, giải quyết không quá 155 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp xã gửi đến.
6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, có trách nhiệm kiểm tra và thực hiện tiếp chế độ ưu đãi.
Điều 78. Hồ sơ, thủ tục công nhận đối với người bị thương thuộc quân đội hiện đang tại ngũ
1. Người bị thương lập bản khai theo Mẫu số 08 Phụ lục I Nghị định này và tùy từng trường hợp để kèm theo giấy tờ quy định tại
2. Bộ Quốc phòng hướng dẫn quy trình tiếp nhận, hoàn thiện hồ sơ, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương, ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo Mẫu số 59 Phụ lục I Nghị định này hoặc ban hành quyết định trợ cấp thương tật một lần theo quy định tại Mẫu số 61 Phụ lục I Nghị định này. Thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng là: cụt hoặc liệt hoàn toàn hai chi trở lên; mù hoàn toàn hai mắt; tâm thần nặng dẫn đến không tự lực được trong sinh hoạt thì được hưởng phụ cấp đặc biệt hằng tháng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 24 Pháp lệnh; cấp giấy chứng nhận theo Mẫu số 102 Phụ lục I Nghị định này, di chuyển hồ sơ người bị thương về cơ quan chính trị đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng để quản lý và thực hiện chế độ. Thời gian xem xét, giải quyết không quá 115 ngày kể từ ngày nhận được bản khai.
1. Người bị thương lập bản khai theo Mẫu số 08 Phụ lục I Nghị định này kèm theo giấy tờ chứng minh quá trình tham gia cách mạng quy định tại
a) Trường hợp quy định tại
b) Trường hợp quy định tại
2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị thương thường trú kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm:
a) Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, xác nhận bản khai, niêm yết công khai danh sách tại thôn, xã nơi người bị thương thường trú trước khi tham gia công an; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để lấy ý kiến của nhân dân. Thời hạn niêm yết thông báo tối thiểu là 40 ngày. Lập Biên bản kết quả niêm yết công khai.
b) Trong thời gian 12 ngày kể từ ngày có kết quả niêm yết công khai phải tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công cấp xã để xem xét đối với các trường hợp không có ý kiến khiếu nại, tố cáo của nhân dân, lập biên bản theo Mẫu số 79 Phụ lục I Nghị định này; gửi biên bản họp Hội đồng xác nhận người có công, biên bản kết quả niêm yết công khai kèm theo giấy tờ, hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này đến Công an cấp huyện.
c) Trường hợp người bị thương trước khi tham gia công an thường trú ở địa phương khác thì trong thời gian 03 ngày làm việc có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị thương thường trú trước khi tham gia công an thực hiện các thủ tục quy định tại điểm a, điểm b khoản này.
Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ giấy tờ theo quy định tại điểm a, điểm b khoản này, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị thương thường trú; gửi biên bản họp Hội đồng xác nhận người có công, biên bản kết quả niêm yết công khai, kèm theo giấy tờ, hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này đến Công an cấp huyện.
3. Cơ quan, đơn vị theo hướng dẫn của Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ và thực hiện quy trình đề nghị công nhận thương binh; ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo Mẫu số 59 Phụ lục I Nghị định này hoặc ban hành quyết định trợ cấp thương tật một lần theo quy định tại Mẫu số 61 Phụ lục I Nghị định này. Thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng là: cụt hoặc liệt hoàn toàn hai chi trở lên; mù hoàn toàn hai mắt; tâm thần nặng dẫn đến không tự lực được trong sinh hoạt thì được hưởng phụ cấp đặc biệt hằng tháng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 24 Pháp lệnh; cấp giấy chứng nhận theo Mẫu số 102 Phụ lục I Nghị định này, di chuyển hồ sơ người bị thương đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người bị thương thường trú.
4. Bộ Công an hướng dẫn các nội dung quy định tại khoản 3 Điều này và thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương. Thời gian xem xét, giải quyết không quá 115 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp xã gửi đến.
5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, có trách nhiệm kiểm tra và thực hiện tiếp chế độ ưu đãi.
Điều 80. Hồ sơ, thủ tục công nhận đối với người bị thương thuộc công an hiện đang công tác
1. Người bị thương lập bản khai theo Mẫu số 08 Phụ lục I Nghị định này và tùy từng trường hợp để kèm theo giấy tờ quy định tại
2. Bộ Công an hướng dẫn quy trình tiếp nhận, hoàn thiện hồ sơ, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương, ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo Mẫu số 59 Phụ lục I Nghị định này hoặc ban hành quyết định trợ cấp thương tật một lần theo quy định tại Mẫu số 61 Phụ lục I Nghị định này, cấp giấy chứng nhận theo Mẫu số 102 Phụ lục I Nghị định này, di chuyển hồ sơ người bị thương về Công an cấp tỉnh hoặc tương đương. Thời gian xem xét, giải quyết không quá 115 ngày kể từ ngày nhận được bản khai.
Điều 81. Hồ sơ, thủ tục công nhận đối với người bị thương không thuộc quân đội, công an
1. Người bị thương làm thủ tục theo quy định tại
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau:
a) Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, xác nhận bản khai, niêm yết công khai danh sách tại thôn, xã nơi người bị thương thường trú trước khi bị thương; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để lấy ý kiến của nhân dân. Thời hạn niêm yết thông báo tối thiểu là 40 ngày. Lập biên bản kết quả niêm yết công khai.
b) Trong thời gian 12 ngày kể từ ngày có kết quả niêm yết công khai phải tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công cấp xã để xem xét đối với các trường hợp không có ý kiến khiếu nại, tố cáo của nhân dân, lập biên bản theo Mẫu số 79 Phụ lục I Nghị định này; gửi biên bản họp Hội đồng xác nhận người có công, biên bản kết quả niêm yết công khai, kèm theo giấy tờ, hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.
c) Trường hợp người bị thương trước khi bị thương thường trú ở địa phương khác thì trong thời gian 03 ngày làm việc có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị thương thường trú trước khi bị thương thực hiện các thủ tục quy định tại điểm a, điểm b khoản này.
Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ giấy tờ theo quy định tại điểm a, điểm b khoản này, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị thương thường trú; gửi biên bản họp Hội đồng xác nhận người có công, biên bản kết quả niêm yết công khai, kèm theo giấy tờ, hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này có trách nhiệm sau:
a) Giao Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra hồ sơ, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức họp Ban Chỉ đạo xác nhận người có công để xét duyệt từng hồ sơ; lập biên bản xét duyệt.
Chỉ đạo cơ quan y tế cấp huyện kiểm tra vết thương thực thể và lập biên bản theo Mẫu số 46 Phụ lục I Nghị định này đối với trường hợp các giấy tờ quy định tại
b) Cấp giấy chứng nhận bị thương đối với những trường hợp thuộc thẩm quyền; chuyển toàn bộ hồ sơ về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có công văn đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định.
c) Trường hợp không thuộc thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thì chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 hoặc 4
Người bị thương là Thanh niên xung phong nếu thuộc Bộ Giao thông vận tải quản lý thì chuyển hồ sơ đến Bộ Giao thông vận tải để cấp giấy chứng nhận bị thương. Người bị thương là Thanh niên xung phong nếu thuộc các cơ quan, đơn vị khác quản lý thì chuyển đến Sở Nội vụ để xem xét trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận bị thương.
4. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, cấp giấy chứng nhận bị thương và chuyển hồ sơ về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người bị thương thường trú.
5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Trong thời gian 12 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ, có trách nhiệm kiểm tra, cấp giấy giới thiệu theo Mẫu số 38 Phụ lục I Nghị định này kèm bản sao giấy chứng nhận bị thương gửi đến Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh để xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tật.
b) Trong thời gian 12 ngày kể từ ngày tiếp nhận biên bản giám định y khoa có trách nhiệm ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo Mẫu số 59 Phụ lục I Nghị định này hoặc ban hành quyết định trợ cấp thương tật một lần theo quy định tại Mẫu số 61 Phụ lục I Nghị định này, cấp giấy chứng nhận theo Mẫu số 102 Phụ lục I Nghị định này.
6. Hội đồng giám định y khoa trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm tổ chức khám giám định, ban hành biên bản giám định y khoa theo Mẫu số 78 Phụ lục I Nghị định này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Nghị định 131/2021/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng
- Điều 4. Điều kiện, tiêu chuẩn công nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945
- Điều 5. Căn cứ lập hồ sơ
- Điều 6. Thẩm quyền ban hành quyết định công nhận
- Điều 7. Hồ sơ, thủ tục công nhận và giải quyết chế độ ưu đãi
- Điều 8. Thời điểm hưởng
- Điều 9. Điều kiện, tiêu chuẩn công nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
- Điều 10. Căn cứ lập hồ sơ
- Điều 11. Thẩm quyền ban hành quyết định công nhận
- Điều 12. Hồ sơ, thủ tục công nhận và giải quyết chế độ ưu đãi
- Điều 13. Thời điểm hưởng
- Điều 14. Điều kiện, tiêu chuẩn công nhận liệt sĩ
- Điều 15. Trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ
- Điều 16. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hy sinh
- Điều 17. Căn cứ cấp giấy chứng nhận hy sinh
- Điều 18. Hồ sơ, thủ tục công nhận liệt sĩ
- Điều 19. Hồ sơ, thủ tục tổ chức phát động học tập tấm gương trong phạm vi cả nước đối với trường hợp hy sinh, bị thương quy định tại điểm k khoản 1 Điều 14 và điểm k khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh
- Điều 20. Hồ sơ, thủ tục công nhận liệt sĩ đối với trường hợp quy định tại điểm l khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh
- Điều 21. Hồ sơ, thủ tục cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” đối với người hy sinh nhưng chưa được cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” mà thân nhân đã được giải quyết chế độ ưu đãi từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước
- Điều 22. Hồ sơ, thủ tục cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” đối với người hy sinh thuộc các trường hợp quy định tại Điều 14 Pháp lệnh nhưng chưa được cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” mà thân nhân đã được giải quyết chế độ ưu đãi từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 30 tháng 9 năm 2006
- Điều 23. Cấp đổi Bằng “Tổ quốc ghi công”
- Điều 24. Cấp lại Bằng “Tổ quốc ghi công”
- Điều 25. Hồ sơ, thủ tục thu hồi Bằng “Tổ quốc ghi công”
- Điều 26. Hồ sơ, thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ
- Điều 27. Hồ sơ, thủ tục giải quyết chế độ ưu đãi đối với vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác
- Điều 28. Hồ sơ, thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp thờ cúng liệt sĩ
- Điều 29. Hồ sơ, thủ tục bổ sung tình hình thân nhân trong hồ sơ liệt sĩ
- Điều 34. Điều kiện, tiêu chuẩn công nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (sau đây gọi chung là thương binh)
- Điều 35. Trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị công nhận thương binh
- Điều 36. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương
- Điều 37. Các giấy tờ làm căn cứ cấp giấy chứng nhận bị thương và thẩm quyền cấp
- Điều 38. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận thương binh, giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh và quyết định trợ cấp, phụ cấp
- Điều 39. Hồ sơ, thủ tục công nhận thương binh
- Điều 40. Điều kiện khám giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể
- Điều 41. Hồ sơ, thủ tục khám giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với trường hợp vết thương đặc biệt tái phát và điều chỉnh chế độ
- Điều 42. Hồ sơ, thủ tục khám giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với trường hợp còn sót vết thương, còn sót mảnh kim khí hoặc có tỷ lệ tổn thương cơ thể tạm thời hoặc khám giám định bổ sung vết thương và điều chỉnh chế độ
- Điều 43. Hồ sơ, thủ tục giải quyết hưởng thêm một chế độ trợ cấp đối với thương binh đồng thời là bệnh binh
- Điều 44. Hồ sơ, thủ tục giải quyết chế độ đối với thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động
- Điều 45. Thời điểm hưởng
- Điều 46. Điều kiện, tiêu chuẩn công nhận bệnh binh
- Điều 47. Nguyên tắc thực hiện
- Điều 48. Căn cứ cấp giấy chứng nhận bị bệnh
- Điều 49. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị bệnh
- Điều 50. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bệnh binh và quyết định trợ cấp, phụ cấp
- Điều 51. Quy trình công nhận bệnh binh
- Điều 52. Thời điểm hưởng
- Điều 53. Điều kiện, tiêu chuẩn công nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
- Điều 54. Căn cứ lập hồ sơ
- Điều 55. Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp giấy xác nhận giải mã phiên hiệu, ký hiệu, thời gian, địa bàn hoạt động của đơn vị
- Điều 56. Hồ sơ, thủ tục công nhận và giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
- Điều 57. Hồ sơ, thủ tục công nhận và giải quyết chế độ con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
- Điều 58. Nguyên tắc hưởng chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
- Điều 59. Thời điểm hưởng
- Điều 60. Căn cứ lập hồ sơ
- Điều 61. Hồ sơ, thủ tục cấp giấy xác nhận về thời gian tù và nơi bị tù theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 60 Nghị định này
- Điều 62. Hồ sơ, thủ tục công nhận và giải quyết chế độ
- Điều 63. Hồ sơ, thủ tục công nhận đối với trường hợp đang tại ngũ, công tác trong quân đội
- Điều 64. Thời điểm hưởng
- Điều 71. Đối tượng
- Điều 72. Căn cứ lập hồ sơ công nhận liệt sĩ
- Điều 73. Thủ tục cấp phiếu xác minh đối với người mất tích
- Điều 74. Hồ sơ, thủ tục công nhận đối với người hy sinh hoặc mất tích thuộc quân đội, công an
- Điều 75. Hồ sơ, thủ tục công nhận đối với người hy sinh hoặc mất tích không thuộc quân đội, công an
- Điều 76. Căn cứ lập hồ sơ công nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
- Điều 77. Hồ sơ, thủ tục công nhận đối với người bị thương thuộc quân đội đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc, chuyển ngành, nghỉ hưu
- Điều 78. Hồ sơ, thủ tục công nhận đối với người bị thương thuộc quân đội hiện đang tại ngũ
- Điều 79. Hồ sơ, thủ tục công nhận đối với người bị thương thuộc lực lượng công an đã chuyển ngành, xuất ngũ, thôi việc, nghỉ hưu
- Điều 80. Hồ sơ, thủ tục công nhận đối với người bị thương thuộc công an hiện đang công tác
- Điều 81. Hồ sơ, thủ tục công nhận đối với người bị thương không thuộc quân đội, công an
- Điều 84. Đối tượng và nguyên tắc hưởng
- Điều 85. Chế độ, hình thức điều dưỡng phục hồi sức khỏe
- Điều 86. Thủ tục, quy trình giải quyết chế độ
- Điều 87. Tổ chức thực hiện
- Điều 88. Đối tượng và nguyên tắc hưởng
- Điều 89. Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng
- Điều 90. Hồ sơ, thủ tục, quy trình lập sổ theo dõi, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng
- Điều 91. Đối tượng hưởng
- Điều 92. Chế độ ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm
- Điều 93. Hồ sơ, thủ tục, quy trình giải quyết chế độ
- Điều 94. Đối tượng hưởng
- Điều 95. Chế độ hỗ trợ
- Điều 96. Nguyên tắc
- Điều 97. Hồ sơ, thủ tục giải quyết chế độ ưu đãi
- Điều 98. Thực hiện chi trả
- Điều 99. Đối tượng, hình thức và nguyên tắc hỗ trợ
- Điều 100. Hỗ trợ khi thuê nhà ở xã hội, nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
- Điều 101. Hồ sơ, trình tự thủ tục giải quyết
- Điều 102. Hỗ trợ kinh phí để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với nhà ở tạm hoặc nhà ở bị hư hỏng nặng
- Điều 103. Đối tượng hưởng
- Điều 104. Chế độ miễn tiền sử dụng đất
- Điều 105. Chế độ giảm tiền sử dụng đất
- Điều 106. Nguyên tắc
- Điều 107. Hồ sơ, thủ tục, quy trình giải quyết miễn, giảm tiền sử dụng đất
- Điều 108. Đối tượng và nguyên tắc hưởng
- Điều 109. Các nội dung ưu đãi
- Điều 110. Hồ sơ, thủ tục, quy trình giải quyết chế độ
- Điều 111. Đối tượng áp dụng
- Điều 112. Nguyên tắc
- Điều 113. Hồ sơ, thủ tục tiếp nhận người có công vào cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công
- Điều 114. Hồ sơ, thủ tục đưa người có công về nuôi dưỡng tại gia đình
- Điều 115. Hồ sơ, thủ tục cấp bổ sung hoặc cấp lại giấy chứng nhận người có công và thân nhân liệt sĩ
- Điều 116. Hồ sơ, thủ tục cấp giấy xác nhận thân nhân của người có công
- Điều 117. Hồ sơ, thủ tục giải quyết phụ cấp đặc biệt hằng tháng đối với thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên, bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên
- Điều 118. Thủ tục, thời điểm tạm đình chỉ, chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi
- Điều 119. Hồ sơ, thủ tục hưởng lại chế độ ưu đãi
- Điều 120. Các trường hợp không thực hiện chế độ ưu đãi đối với thân nhân và cá nhân có liên quan
- Điều 121. Điều kiện giải quyết trợ cấp khi người có công từ trần
- Điều 122. Hồ sơ, thủ tục hưởng trợ cấp mai táng
- Điều 123. Hồ sơ, thủ tục hưởng trợ cấp một lần khi người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi từ trần
- Điều 124. Hồ sơ, thủ tục hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng
- Điều 125. Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng
- Điều 126. Nguyên tắc xác lập hồ sơ và thời hạn giải quyết
- Điều 127. Ký hiệu hồ sơ
- Điều 128. Quản lý hồ sơ
- Điều 129. Cấp trích lục hồ sơ người có công, sao hồ sơ người có công
- Điều 130. Sửa đổi, bổ sung thông tin cá nhân trong hồ sơ người có công
- Điều 131. Hồ sơ, thủ tục di chuyển hồ sơ khi người hưởng trợ cấp ưu đãi thay đổi nơi thường trú
- Điều 132. Thủ tục di chuyển hồ sơ người có công do quân đội, công an quản lý
- Điều 133. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công
- Điều 134. Chính sách, chế độ đối với cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công
- Điều 135. Chính sách, chế độ đối với người làm việc tại cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công
- Điều 136. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, số người làm việc của bộ phận quản lý nghĩa trang liệt sĩ; số người chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ
- Điều 137. Chính sách đối với bộ phận quản lý nghĩa trang liệt sĩ, người chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ
- Điều 138. Nguyên tắc
- Điều 139. Ban Chỉ đạo về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin
- Điều 140. Nội dung công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin
- Điều 141. Phân cấp quản lý công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin
- Điều 142. Tổ chức lực lượng tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
- Điều 143. Bàn giao hài cốt liệt sĩ, mẫu hài cốt liệt sĩ
- Điều 144. Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp giấy xác nhận thông tin về nơi liệt sĩ hy sinh
- Điều 145. Quy trình, thủ tục xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin bằng phương pháp thực chứng
- Điều 146. Nguyên tắc thực hiện lấy mẫu để giám định ADN xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin
- Điều 147. Quy trình, thủ tục lấy mẫu để giám định ADN xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin
- Điều 148. Quy trình giám định ADN và thông báo kết quả
- Điều 151. Nguyên tắc
- Điều 152. Quản lý, chăm sóc công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ
- Điều 153. Nội dung quản lý mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ
- Điều 154. Quy trình, thủ tục đính chính thông tin trên bia mộ
- Điều 155. Đối tượng
- Điều 156. Nguyên tắc
- Điều 157. Điều kiện thăm viếng mộ liệt sĩ, di chuyển hài cốt liệt sĩ
- Điều 158. Hồ sơ, thủ tục thăm viếng mộ liệt sĩ
- Điều 159. Hồ sơ, thủ tục di chuyển hài cốt liệt sĩ đang an táng tại nghĩa trang liệt sĩ đi nơi khác theo nguyện vọng của đại diện thân nhân hoặc người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ
- Điều 160. Hồ sơ, thủ tục di chuyển hài cốt liệt sĩ đang an táng ngoài nghĩa trang liệt sĩ về an táng tại nghĩa trang liệt sĩ theo nguyện vọng của đại diện thân nhân hoặc người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ
- Điều 161. Hoạt động khám giám định y khoa
- Điều 162. Thẩm quyền khám giám định y khoa
- Điều 163. Chi phí giám định y khoa
- Điều 164. Chính sách của nhà nước đối với hoạt động giám định y khoa
- Điều 165. Hồ sơ khám giám định do vượt khả năng chuyên môn của Hội đồng giám định y khoa và khám giám định theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Điều 166. Hồ sơ, thủ tục đề nghị khám giám định phúc quyết của đối tượng hoặc người đại diện hợp pháp của đối tượng
- Điều 167. Hồ sơ, thủ tục đề nghị khám giám định phúc quyết lần cuối của đối tượng hoặc người đại diện hợp pháp của đối tượng
- Điều 169. Nguyên tắc quản lý, sử dụng các nguồn lực thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công
- Điều 170. Ngân sách trung ương bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chi sau đây:
- Điều 171. Ngân sách địa phương bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chi sau đây:
- Điều 173. Mục đích hoạt động của Quỹ Đền ơn đáp nghĩa
- Điều 174. Quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa
- Điều 175. Tổ chức vận động ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa
- Điều 176. Đối tượng vận động ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa
- Điều 177. Phạm vi vận động Quỹ Đền ơn đáp nghĩa
- Điều 178. Đối tượng không thuộc diện vận động đóng góp Quỹ Đền ơn đáp nghĩa
- Điều 179. Tổ chức hoạt động Quỹ Đền ơn đáp nghĩa
- Điều 180. Nguồn thu Quỹ Đền ơn đáp nghĩa
- Điều 181. Nội dung sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa