Hệ thống pháp luật

Chương 2 Nghị định 130/2013/NĐ-CP về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích

Chương 2.

ĐẤU THẦU THỰC HIỆN SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CÔNG ÍCH

Điều 10. Điều kiện tổ chức đấu thầu thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích

Việc tổ chức đấu thầu thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau:

1. Kế hoạch đấu thầu đã được phê duyệt.

2. Hồ sơ mời thầu đã được phê duyệt.

3. Thông tin về đấu thầu đã được đăng tải theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

4. Nội dung, danh mục sản phẩm, dịch vụ công ích và dự toán được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Nghị định này phê duyệt.

Điều 11. Điều kiện tham gia đấu thầu

Nhà thầu tham gia đấu thầu thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Có tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Luật đấu thầu.

2. Chỉ được tham gia trong một hồ sơ dự thầu đối với một gói thầu với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc là nhà thầu liên danh. Trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ người đứng đầu của liên danh, trách nhiệm chung và trách nhiệm riêng của từng thành viên đối với công việc thuộc gói thầu.

3. Đáp ứng yêu cầu nêu trong thông báo mời thầu hoặc thư mời thầu của bên mời thầu.

4. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản Điều 3 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định số 85/2009/NĐ-CP).

Điều 12. Hình thức đấu thầu

Các hình thức đấu thầu bao gồm:

1. Đấu thầu rộng rãi

Việc lựa chọn nhà thầu thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích phải áp dụng đấu thầu rộng rãi, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này và Chương III, Chương IV Nghị định này. Khi áp dụng đấu thầu rộng rãi, không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự. Bên mời thầu phải cung cấp hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu. Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

2. Đấu thầu hạn chế

Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp sản phẩm, dịch vụ công ích có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu. Khi thực hiện đấu thầu hạn chế, phải mời tối thiểu năm nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu; trường hợp thực tế có ít hơn năm nhà thầu, bên mời thầu phải trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng hình thức lựa chọn khác.

Điều 13. Trình tự thực hiện đấu thầu sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích

1. Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu.

2. Chuẩn bị đấu thầu.

3. Tổ chức đấu thầu.

4. Trình, thẩm định, phê duyệt và thông báo kết quả đấu thầu.

5. Thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.

Điều 14. Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu và kết quả đấu thầu

1. Người có thẩm quyền chịu trách nhiệm phê duyệt kế hoạch đấu thầu đối với các sản phẩm, dịch vụ công ích thuộc thẩm quyền quyết định của mình.

Cơ quan, tổ chức thẩm định có trách nhiệm lập báo cáo thẩm định kế hoạch đấu thầu trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định.

2. Bên mời thầu chịu trách nhiệm phê duyệt hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu. Bên mời thầu có trách nhiệm giao cho tổ chức, cá nhân thuộc đơn vị mình lập hồ sơ mời thầu, báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu; giao cho tổ chức, cá nhân khác thuộc đơn vị mình thẩm định hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu. Trong trường hợp này, tổ chức, cá nhân được giao lập, thẩm định các nội dung trong đấu thầu có trách nhiệm trình bên mời thầu xem xét, quyết định.

Trường hợp tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của mình không có đủ năng lực và kinh nghiệm, bên mời thầu tiến hành lựa chọn một tổ chức tư vấn, cá nhân có đủ năng lực và kinh nghiệm để lập hoặc thẩm định hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu. Trong mọi trường hợp, người có thẩm quyền, bên mời thầu phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Điều 15. Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu

Việc lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu được thực hiện theo quy định tại Điều 6 Luật đấu thầuChương II Nghị định số 85/2009/NĐ-CP.

Điều 16. Chuẩn bị đấu thầu

1. Lựa chọn danh sách ngắn

Việc lựa chọn danh sách ngắn bao gồm sơ tuyển nhà thầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 Luật đấu thầu, Khoản 7 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản, Chương III Nghị định số 85/2009/NĐ-CP và lựa chọn danh sách gồm tối thiểu năm nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm để tham gia đấu thầu hạn chế theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 Luật đấu thầu và Khoản 2 Điều 12 Nghị định này.

2. Lập và phê duyệt hồ sơ mời thầu

Việc lập và phê duyệt hồ sơ mời thầu được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 32 Luật đấu thầu, Điều 24, Điều 25 Nghị định số 85/2009/NĐ-CPKhoản 2 Điều 14 Nghị định này.

3. Mời thầu

Mời thầu được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 32 Luật đấu thầu, Khoản 4 Điều 23 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP.

Điều 17. Tổ chức đấu thầu

1. Phát hành hồ sơ mời thầu

Việc phát hành hồ sơ mời thầu (bao gồm cả việc sửa đổi và làm rõ hồ sơ mời thầu) được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 33, Điều 34 Luật đấu thầuKhoản 1 Điều 28 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP.

2. Chuẩn bị hồ sơ dự thầu

Nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu theo quy định tại Khoản 2 Điều 17, Khoản 2 Điều 28 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP.

3. Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu

Việc tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu được thực hiện theo quy định tại Khoản 8 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản, Khoản 3 Điều 17 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP.

4. Sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu

Trường hợp muốn sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu đã nộp, nhà thầu thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 17 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP.

5. Mở thầu

Việc mở thầu được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 33 Luật đấu thầu, Khoản 3 Điều 28 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP.

Điều 18. Đánh giá hồ sơ dự thầu

Việc đánh giá hồ sơ dự thầu tiến hành theo tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác nêu trong hồ sơ mời thầu, theo nguyên tắc đánh giá quy định tại Điều 28 Luật đấu thầu, phương pháp đánh giá quy định tại Điều 29 Luật đấu thầu, Khoản 5 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản và trình tự đánh giá (bao gồm cả việc làm rõ hồ sơ dự thầu) quy định tại Điều 35, Điều 36 Luật đấu thầu, Khoản 9 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bảnĐiều 29, Điều 30 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP.

Điều 19. Trình duyệt, thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả đấu thầu

Việc trình duyệt, thẩm định, phê duyệt và thông báo kết quả đấu thầu được thực hiện theo quy định tại Điều 38, Điều 40, Điều 41 Luật đấu thầu, Khoản 10, Khoản 11, Khoản 12, Khoản 13 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bảnKhoản 3 Điều 20, Điều 71, Điều 72 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP.

Điều 20. Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng

Việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 42 và Chương III Luật đấu thầu, Khoản 14, Khoản 16, Khoản 17 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bảnKhoản 2 Điều 31 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP.

Nghị định 130/2013/NĐ-CP về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích

  • Số hiệu: 130/2013/NĐ-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 16/10/2013
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 713 đến số 714
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH