Chương 4 Nghị định 13/2003/NĐ-CP quy định danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường bộ
GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM
Điều 20. Thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm
1. Bộ Công an cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 9 được quy định tại
2. Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm loại 5, loại 7, loại 8 được quy định tại
3. Bộ Y tế cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho loại 6 được quy định tại
4. Các Bộ có thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm nói tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này quy định cụ thể về trình tự, thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.
Điều 21. Nội dung, mẫu giấy phép và thời hạn giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm
1. Nội dung chủ yếu của giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm:
a) Tên phương tiện, biển kiểm soát;
b) Tên chủ phương tiện;
c) Tên người lái xe;
d) Loại, nhóm hàng nguy hiểm, trọng lượng hàng;
đ) Nơi đi, nơi đến;
e) Hành trình, lịch trình vận chuyển;
g) Thời hạn vận chuyển.
2. Mẫu giấy phép vận chuyền hàng nguy hiểm, báo hiệu nguy hiểm do các Bộ có thẩm quyền cấp quản lý và phát hành.
3. Thời hạn giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cấp theo từng chuyến hàng hoặc từng thời kỳ nhưng không quá 12 tháng.
Nghị định 13/2003/NĐ-CP quy định danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường bộ
- Số hiệu: 13/2003/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 19/02/2003
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 17
- Ngày hiệu lực: 09/04/2003
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Các trường hợp được miễn áp dụng các quy định tại Nghị định này do Thủ tướng Chính phủ quyết định:
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Phân loại hàng nguy hiểm
- Điều 6. Danh mục hàng nguy hiểm
- Điều 7. Đóng gói hàng nguy hiểm để vận chuyển
- Điều 8. Bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm
- Điều 9. Nhãn hàng, biểu trưng nguy hiểm và báo hiệu nguy hiểm
- Điều 10. Việc kiến nghị bổ sung danh mục hàng nguy hiểm tại khoản 1 Điều 6; quy định quy cách đóng gói tại Điều 7; tiêu chuẩn bao bì chứa đựng, thùng chứa tại khoản 1 Điều 8 và dán biểu trưng hàng nguy hiểm tại khoản 2 Điều 9 do các Bộ sau đây chịu trách nhiệm công bố chậm nhất là 180 ngày, sau ngày Nghị định này có hiệu lực:
- Điều 11. Bộ trưởng các Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung, sửa đổi danh mục hàng nguy hiểm cần vận chuyển.
- Điều 12. Điều kiện hiểu biết của người lao động khi tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm:
- Điều 13. Bốc dỡ, sắp xếp hàng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển và lưu kho bãi
- Điều 14. Yêu cầu kỹ thuật đối với phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm
- Điều 15. Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm ngoài việc có đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông theo quy định còn phải có giấy chứng nhận huấn luyện vận chuyển hàng nguy hiểm.
- Điều 16. Quy định an toàn khi vận chuyển hàng nguy hiểm
- Điều 17. Trách nhiệm đối với bên gửi hàng
- Điều 18. Trách nhiệm đối với bên vận tải
- Điều 19. Trách nhiệm của ủy ban nhân dân địa phương khi có sự cố trong vận chuyển hàng nguy hiểm
- Điều 20. Thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm
- Điều 21. Nội dung, mẫu giấy phép và thời hạn giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm
- Điều 22. Thanh tra, kiểm tra vận chuyển hàng nguy hiểm
- Điều 23. Người nào có hành vi vi phạm quy định của Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Điều 24. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Các quy định trước đây trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ.
- Điều 25. Bộ trưởng các Bộ: Công an, Khoa học và Công nghệ, Giao thông vận tải, Công nghiệp, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thương mại, Tài nguyên và Môi trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
- Điều 26. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.