Điều 11 Nghị định 119/2014/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo
Điều 11. Quyền, nghĩa vụ của người bị khiếu nại
1. Người bị khiếu nại có quyền sau đây:
a) Đưa ra chứng cứ về tính hợp pháp của quyết định, hành vi bị khiếu nại;
b) Được biết, đọc, sao chụp, sao chép tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại lần hai thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước hoặc bí mật của người bị khiếu nại theo quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp nội dung thông tin, tài liệu đó cho mình trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu và giao cho người giải quyết khiếu nại lần hai để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước hoặc bí mật của người bị khiếu nại theo quy định của pháp luật;
d) Nhận quyết định giải quyết khiếu nại lần hai.
2. Người bị khiếu nại có nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện việc giải quyết khiếu nại lần đầu theo thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 15, Khoản 1 Điều 16,
b) Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại;
c) Chấp hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai;
d) Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai yêu cầu;
đ) Giải trình về tính hợp pháp, đúng đắn của quyết định, hành vi bị khiếu nại khi người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai yêu cầu;
e) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
3. Người bị khiếu nại thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Nghị định 119/2014/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động, dạy nghề, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- Điều 5. Trình tự khiếu nại
- Điều 6. Hình thức khiếu nại
- Điều 7. Thời hiệu khiếu nại
- Điều 8. Rút khiếu nại
- Điều 9. Khiếu nại không được thụ lý giải quyết theo Nghị định này
- Điều 10. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại
- Điều 11. Quyền, nghĩa vụ của người bị khiếu nại
- Điều 12. Quyền, nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại lần đầu
- Điều 13. Quyền, nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại lần hai
- Điều 14. Quyền, nghĩa vụ của luật sư, trợ giúp viên pháp lý và người tham gia trợ giúp pháp lý
- Điều 15. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động
- Điều 16. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về dạy nghề
- Điều 17. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- Điều 18. Thụ lý giải quyết khiếu nại lần đầu
- Điều 19. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu
- Điều 20. Kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại lần đầu
- Điều 21. Tổ chức đối thoại lần đầu
- Điều 22. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
- Điều 23. Gửi quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
- Điều 24. Hồ sơ giải quyết khiếu nại lần đầu
- Điều 25. Áp dụng biện pháp khẩn cấp
- Điều 26. Thụ lý giải quyết khiếu nại lần hai
- Điều 27. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai
- Điều 28. Kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại lần hai
- Điều 29. Tổ chức đối thoại lần hai
- Điều 30. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai
- Điều 31. Gửi quyết định giải quyết khiếu nại lần hai
- Điều 32. Hồ sơ giải quyết khiếu nại lần hai
- Điều 33. Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
- Điều 34. Người có nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
- Điều 35. Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
- Điều 36. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo
- Điều 37. Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo
- Điều 38. Quyền và nghĩa vụ của người giải quyết tố cáo
- Điều 39. Thẩm quyền của Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Điều 40. Thẩm quyền của Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước
- Điều 41. Thẩm quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề
- Điều 42. Thẩm quyền của Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Điều 43. Phân định thẩm quyền giải quyết tố cáo