Chương 3 Nghị định 115/2014/NĐ-CP quy định chế độ giám sát, kiểm tra việc thực hiện chiến lược, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ được giao của doanh nghiệp nhà nước
1. Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền yêu cầu Người đại diện báo cáo để giám sát việc thực hiện chiến lược, kế hoạch; đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ được giao của doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
2. Trên cơ sở quy định tại
3. Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện chiến lược của các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thuộc Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
a) Trước ngày 15 tháng 6 của năm thứ 06 thực hiện chiến lược, gửi báo cáo đánh giá tình hình thực hiện giữa kỳ chiến lược của các doanh nghiệp.
b) Trong vòng 90 ngày kể từ khi kết thúc chiến lược 10 năm, gửi báo cáo đánh giá tình hình thực hiện chiến lược của các doanh nghiệp.
4. Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch 05 năm của các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thuộc Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
a) Trước ngày 15 tháng 8 năm thứ 03 của kế hoạch 05 năm, gửi báo cáo đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện kế hoạch 05 hăm của các doanh nghiệp.
b) Trong vòng 90 ngày kể từ khi kết thúc kế hoạch 05 năm, gửi báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch 05 năm của các doanh nghiệp.
5. Trước ngày 15 tháng 6 hằng năm, gửi báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh trong năm trước của các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thuộc Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
6. Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo theo đúng thời hạn, nội dung quy định được nêu tại Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp.
7. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an: Gửi báo cáo tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo chế độ “Mật”.
8. Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty của công ty mẹ có quyền yêu cầu Người đại diện báo cáo để giám sát thường xuyên việc thực hiện chiến lược, kế hoạch; đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh của công ty con do công ty mẹ nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Điều 15. Quyền, trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1. Báo cáo tình hình thực hiện chiến lược của doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
a) Trước ngày 15 tháng 7 của năm thứ 06 thực hiện chiến lược, báo cáo Chính phủ tình hình thực hiện giữa kỳ chiến lược của các doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc.
b) Trong vòng 120 ngày kể từ khi kết thúc chiến lược 10 năm, báo cáo Chính phủ về tình hình thực hiện chiến lược của các doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc.
2. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch 05 năm của doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
a) Trước ngày 15 tháng 9 năm thứ 03 của kế hoạch 05 năm, báo cáo Chính phủ tình hình thực hiện giữa kỳ kế hoạch 05 năm của các doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc.
b) Trong vòng 120 ngày kể từ khi kết thúc kế hoạch 05 năm, báo cáo Chính phủ tình hình thực hiện kế hoạch 05 năm của các doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc.
3. Trước ngày 31 tháng 7 hằng năm, báo cáo Chính phủ việc thực hiện kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh trong năm trước của các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ trong phạm vi toàn quốc.
Điều 16. Quyền và trách nhiệm của Người đại diện
Người đại diện được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước có trách nhiệm sau đây:
1. Giám sát thường xuyên việc thực hiện chiến lược, kế hoạch; đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh của các công ty con do công ty mẹ sở hữu trên 50% vốn điều lệ.
2. Báo cáo tình hình thực hiện chiến lược của doanh nghiệp.
a) Trước ngày 15 tháng 5 của năm thứ 06 thực hiện chiến lược, gửi báo cáo đánh giá tình hình thực hiện chiến lược của doanh nghiệp.
b) Trong vòng 60 ngày kể từ khi kết thúc chiến lược 10 năm, gửi báo cáo đánh giá tình hình thực hiện chiến lược của doanh nghiệp.
3. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch 05 năm của doanh nghiệp.
a) Trước ngày 15 tháng 7 năm thứ 03 của kế hoạch 05 năm, gửi báo cáo đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp.
b) Trong vòng 60 ngày kể từ khi kết thúc kỳ kế hoạch 05 năm, gửi báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp.
4. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch hằng năm của doanh nghiệp.
a) Trước ngày 15 tháng 7 hằng năm, gửi báo cáo thực hiện 6 tháng đầu năm và ước thực hiện cả năm kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ của doanh nghiệp.
b) Trước ngày 15 tháng 01 hằng năm, gửi báo cáo ước thực hiện kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ của năm trước; báo cáo kế hoạch năm tiếp theo của doanh nghiệp.
c) Trước ngày 15 tháng 5 hằng năm, gửi báo cáo thực hiện kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ trong năm trước của doanh nghiệp.
5. Trong trường hợp cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu báo cáo đột xuất thì Người đại diện có trách nhiệm chuẩn bị báo cáo đúng nội dung và đảm bảo thời hạn theo yêu cầu.
6. Gửi báo cáo đúng thời hạn, nội dung quy định được nêu tại Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này tới Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc gửi Hội đồng thành viên của công ty mẹ để tổng hợp.
1. Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan yêu cầu Người đại diện báo cáo để kiểm tra việc thực hiện chiến lược, kế hoạch, đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ được giao của doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thuộc Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty (thuộc doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ) yêu cầu Người đại diện báo cáo để kiểm tra việc thực hiện chiến lược, kế hoạch, đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ được giao của các công ty con do công ty mẹ sở hữu trên 50% vốn điều lệ.
Nội dung và cách thức tổ chức đoàn kiểm tra việc thực hiện chiến lược, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ được giao của doanh nghiệp được áp dụng tương tự như quy định tại
Điều 19. Kiểm tra thông qua báo cáo
1. Kiểm tra thông qua báo cáo được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.
2. Nội dung báo cáo và thời hạn gửi báo cáo phải bảo đảm đúng yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.
3. Cơ quan được giao nhiệm vụ kiểm tra xem xét báo cáo, xử lý thông tin, yêu cầu thẩm định thông tin và có kết luận kiểm tra.
4. Thời gian cho Người đại diện chuẩn bị báo cáo ít nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra. Trong trường hợp đặc biệt, thời gian chuẩn bị báo cáo do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra quyết định.
5. Trong trường hợp Người đại diện không báo cáo, báo cáo không đầy đủ các nội dung theo yêu cầu, báo cáo không trung thực kết quả tình hình thực hiện chiến lược, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh được giao của doanh nghiệp thì đoàn kiểm tra yêu cầu trực tiếp Người đại diện báo cáo giải trình bổ sung.
Điều 20. Báo cáo kết quả kiểm tra
1. Ngay sau khi kết thúc kiểm tra, cơ quan kiểm tra phải lập báo cáo về kết quả kiểm tra. Thời gian lập báo cáo kết quả kiểm tra tối đa là 15 ngày làm việc.
2. Nội dung báo cáo bao gồm các vấn đề sau đây:
a) Căn cứ tiến hành kiểm tra;
b) Thời gian, địa điểm kiểm tra;
c) Thành phần đoàn tham gia kiểm tra;
d) Nội dung kiểm tra;
đ) Kết quả đạt được và những sai phạm, yếu kém trong thực hiện chiến lược, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ được giao;
e) Ý kiến của các cơ quan tham gia kiểm tra và đề xuất của cơ quan chủ trì về xử lý kết quả kiểm tra;
g) Kiến nghị của Người đại diện được kiểm tra về việc sửa đổi, bổ sung chiến lược, kế hoạch không phù hợp;
h) Kết luận xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền việc xử lý, khắc phục những sai trái, yếu kém trong thực hiện, cũng như việc kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ chiến lược, kế hoạch không phù hợp.
3. Dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra phải được gửi lấy ý kiến của các cơ quan tham gia kiểm tra, trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định.
4. Trường hợp Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp tổ chức kiểm tra thì báo cáo kết quả kiểm tra được gửi tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.
5. Trường hợp Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty (thuộc doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ) kiểm tra việc thực hiện chiến lược, kế hoạch, mục tiêu và nhiệm vụ được giao của các công ty con do công ty mẹ sở hữu trên 50% vốn điều lệ: báo cáo kết quả kiểm tra được gửi tới Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để tổng hợp.
Nghị định 115/2014/NĐ-CP quy định chế độ giám sát, kiểm tra việc thực hiện chiến lược, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ được giao của doanh nghiệp nhà nước
- Điều 4. Quyền, trách nhiệm của Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 5. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 6. Quyền, trách nhiệm của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty
- Điều 7. Nội dung báo cáo tình hình thực hiện chiến lược, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh được giao của doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
- Điều 8. Thẩm quyền kiểm tra việc thực hiện chiến lược, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ được giao của doanh nghiệp
- Điều 9. Nội dung kiểm tra việc thực hiện chiến lược, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ được giao của doanh nghiệp
- Điều 10. Kiểm tra thông qua báo cáo
- Điều 11. Kiểm tra thông qua làm việc với doanh nghiệp được kiểm tra
- Điều 12. Tổ chức đoàn kiểm tra
- Điều 13. Báo cáo kết quả kiểm tra
- Điều 14. Quyền, trách nhiệm của Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty của doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
- Điều 15. Quyền, trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 16. Quyền và trách nhiệm của Người đại diện
- Điều 17. Thẩm quyền kiểm tra việc thực hiện chiến lược, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ được giao của doanh nghiệp
- Điều 18. Nội dung và cách thức tổ chức đoàn kiểm tra việc thực hiện chiến lược, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ được giao của doanh nghiệp
- Điều 19. Kiểm tra thông qua báo cáo
- Điều 20. Báo cáo kết quả kiểm tra
- Điều 21. Giám sát về thực hiện chế độ báo cáo
- Điều 22. Trách nhiệm công bố báo cáo giám sát, kiểm tra việc thực hiện chiến lược, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ được giao của doanh nghiệp nhà nước
- Điều 23. Trách nhiệm trong trường hợp doanh nghiệp nhà nước không hoàn thành chiến lược, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ được giao
- Điều 24. Xử lý vi phạm và hình thức kỷ luật