Điều 25 Nghị định 113/2003/NĐ-CP về việc quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón
Nghị định 113/2003/NĐ-CP về việc quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón
- Số hiệu: 113/2003/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 07/10/2003
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 164
- Ngày hiệu lực: 23/10/2003
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
- Điều 1. Nghị định này quy định việc sản xuất, gia công, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh, khảo nghiệm và quản lý nhà nước về phân bón, nhằm bảo hộ lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón; góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, bảo vệ độ phì nhiêu của đất và môi trường sinh thái.
- Điều 2. Phân bón quy định tại Nghị định này bao gồm:
- Điều 3. Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động liên quan đến phân bón trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo Nghị định này, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
- Điều 4. Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Điều 5. Tổ chức, cá nhân được sản xuất phân bón phải có giấy đăng ký kinh doanh mặt hàng phân bón do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và có đủ các điều kiện:
- Điều 6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố "Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam" (trong Nghị định này gọi chung là Danh mục phân bón) trong từng thời kỳ.
- Điều 7. Đối với các loại phân bón không có tên trong Danh mục phân bón, tổ chức, cá nhân muốn sản xuất khảo nghiệm phải có văn bản đồng ý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Điều 8. Tổ chức, cá nhân có đủ các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này được phép gia công phân bón cho thương nhân nước ngoài.
- Điều 9. Gia công các loại phân bón không có tên trong Danh mục phân bón để xuất khẩu phải được sự đồng ý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Điều 10. Nhập khẩu phân bón không có tên trong Danh mục phân bón để khảo nghiệm phải được sự đồng ý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Điều 11. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu phân bón phải chịu trách nhiệm về chất lượng phân bón.
- Điều 12. Việc tạm nhập, tái xuất và quá cảnh phân bón thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật về tạm nhập tái xuất và quá cảnh hàng hóa.
- Điều 13. Tổ chức, cá nhân kinh doanh phân bón phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Điều 14. Phân bón khi vận chuyển phải có bao bì hoặc dụng cụ chứa đựng chắc chắn để đảm bảo chất lượng và không gây ô nhiễm môi trường.
- Điều 15. Phân bón phải có nhãn hàng hóa phù hợp với quy định của cơ quan có thẩm quyền về ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Điều 16. Cấm kinh doanh phân bón không có trong Danh mục phân bón, phân giả, phân quá hạn sử dụng; phân bị đình chỉ sản xuất, đình chỉ tiêu thụ; phân không có nhãn hàng hóa và nhãn hiệu không đúng với đăng ký.
- Điều 17. Phân bón phải khảo nghiệm bao gồm: Phân vi sinh, phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ khoáng, phân bón lá và phân có bổ sung chất điều hòa sinh trưởng chưa có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam.
- Điều 18. Các loại phân bón không phải qua khảo nghiệm bao gồm:
- Điều 19. Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khảo nghiệm phân bón phải có đủ điều kiện do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.
- Điều 20. Nội dung quản lý nhà nước về phân bón, bao gồm:
- Điều 21. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
- Điều 22. Bộ Công nghiệp có trách nhiệm:
- Điều 23. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các mặt:
- Điều 24. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phân bón phải nộp phí và lệ phí về khảo nghiệm công nhận phân bón mới, giám định chất lượng phân bón theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
- Điều 25. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này về sản xuất, mua bán, vận chuyển, cung ứng dịch vụ phân bón thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
- Điều 26. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn có hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này và có các hành vi khác trái với các quy định của pháp luật về việc quản lý nhà nước về phân bón, thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
- Điều 27. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo, những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
- Điều 28. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.