Điều 11 Nghị định 112/2014/NĐ-CP quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền
1. Quốc môn.
2. Khu vực thực hiện thủ tục, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động xuất, nhập của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu.
a) Hệ thống Ba-ri-e kiểm soát: Để duy trì an ninh trật tự đồng thời điều tiết các hoạt động xuất, nhập của người, phương tiện, hàng hóa qua lại cửa khẩu biên giới;
b) Nhà kiểm soát liên hợp, giành cho hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, bao gồm: Khu vực chờ làm thủ tục; khu vực thực hiện thủ tục xuất, nhập; phòng đối ngoại; phòng xử lý vi phạm; phòng chỉ huy điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành; khu vực bố trí trang bị, phương tiện kỹ thuật; phòng họp, tiếp khách;
d) Khu vực làm thủ tục, kiểm tra, giám sát đối với phương tiện, hàng hóa xuất, nhập;
đ) Khu vực kho, bến bãi tập kết hàng chờ xuất khẩu, nhập khẩu; kho trung chuyển hàng hóa;
e) Khu vực đón trả tầu (đối với cửa khẩu đường sắt);
g) Cầu cảng, khu vực neo đậu đối với phương tiện thủy đang chờ làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh (đối với cửa khẩu biên giới đường thủy nội địa).
3. Khu vực làm việc của cơ quan nhà nước liên quan.
a) Nơi làm việc của Ban Quản lý cửa khẩu;
b) Nơi làm việc của các cơ quan: Vận tải, Ngân hàng, Kho bạc và các cơ quan liên quan khác.
4. Khu vực dành cho các hoạt động dịch vụ, thương mại.
a) Cửa hàng kinh doanh miễn thuế; kinh doanh hàng hóa, siêu thị, trung tâm thương mại;
b) Dịch vụ bưu chính;
c) Dịch vụ du lịch;
d) Khu vực bãi xe, bến đậu;
đ) Khu phi thuế quan (nếu có);
e) Khu vực dịch vụ, thương mại khác.
5. Khu vực cấm, khu vực khác (nếu có).
6. Bộ Quốc phòng thiết lập hệ thống Ba-ri-e kiểm soát và các công trình kỹ thuật để xác định ranh giới giữa khu vực cửa khẩu với các khu vực khác và duy trì, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại khu vực cửa khẩu.
7. Khu vực cửa khẩu được cắm biển báo "Khu vực cửa khẩu" và hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn, bảng niêm yết theo mẫu thống nhất do Bộ Quốc phòng quy định.
8. Khu vực làm thủ tục kiểm tra, kiểm soát, giám sát tại cửa khẩu được thiết lập để các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện thủ tục kiểm tra, kiểm soát, giám sát theo chức năng, nhiệm vụ quy định.
9. Trong phạm vi khu vực cửa khẩu, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành được bố trí các công trình và trang bị kỹ thuật nghiệp vụ để thực hiện thủ tục kiểm tra, kiểm soát, giám sát theo quy định của pháp luật.
Nghị định 112/2014/NĐ-CP quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích thuật ngữ
- Điều 4. Các loại cửa khẩu biên giới đất liền
- Điều 5. Nguyên tắc xuất, nhập qua cửa khẩu biên giới
- Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu biên giới
- Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong khu vực cửa khẩu
- Điều 8. Người xuất cảnh, nhập cảnh
- Điều 9. Phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh
- Điều 10. Hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 11. Khu vực cửa khẩu
- Điều 12. Thẩm quyền xác định phạm vi khu vực cửa khẩu
- Điều 13. Hoạt động ở khu vực cửa khẩu
- Điều 14. Dây chuyền kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương)
- Điều 15. Kiểm tra, kiểm soát, giám sát tại cửa khẩu phụ, lối mở biên giới
- Điều 16. Thời gian làm việc tại cửa khẩu biên giới
- Điều 17. Thẩm quyền hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu biên giới
- Điều 18. Quy hoạch cửa khẩu biên giới
- Điều 19. Nguyên tắc, thẩm quyền mở, nâng cấp cửa khẩu biên giới
- Điều 20. Trình tự mở, nâng cấp cửa khẩu biên giới
- Điều 21. Nội dung quản lý nhà nước đối với cửa khẩu biên giới
- Điều 22. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
- Điều 23. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
- Điều 24. Trách nhiệm của Bộ Y tế
- Điều 25. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Điều 26. Trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan
- Điều 27. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh có cửa khẩu biên giới