Điều 10 Nghị định 109/2017/NĐ-CP quy định về bảo vệ và quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam
Điều 10. Thủ tục thẩm định, phê duyệt kế hoạch quản lý di sản thế giới
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di sản thế giới gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 7 Điều này đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có văn bản đề nghị, kèm theo 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 7 Điều này, đề nghị các bộ, ngành, hội chuyên ngành có liên quan góp ý nội dung kế hoạch quản lý di sản thế giới.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và hồ sơ, các bộ, ngành, hội chuyên ngành được đề nghị có trách nhiệm trả lời bằng văn bản đối với nội dung kế hoạch quản lý di sản thế giới.
4. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của các bộ, ngành, hội chuyên ngành, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm thẩm định kế hoạch quản lý di sản thế giới và gửi văn bản thông báo kết quả thẩm định đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di sản thế giới.
5. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di sản thế giới hoàn thiện kế hoạch quản lý di sản thế giới và phê duyệt theo thẩm quyền quy định tại
6. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ nhận được kết quả thẩm định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại
7. Hồ sơ đề nghị thẩm định kế hoạch quản lý di sản thế giới gồm:
a) Văn bản đề nghị thẩm định (trường hợp di sản thế giới thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, phân bổ trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên thì trong văn bản cần nêu rõ sự thống nhất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan đối với kế hoạch quản lý di sản thế giới);
b) Dự thảo kế hoạch quản lý di sản thế giới;
c) Dự thảo Quyết định phê duyệt kế hoạch quản lý di sản thế giới;
d) Bản tổng hợp giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức và cộng đồng địa phương về nội dung kế hoạch quản lý di sản thế giới.
8. Kế hoạch quản lý di sản thế giới và Quyết định phê duyệt được gửi và lưu giữ tại các cơ quan, tổ chức sau:
a) Trung tâm Di sản thế giới;
b) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
c) Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam;
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di sản thế giới;
đ) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao nơi có di sản thế giới;
e) Tổ chức được giao quản lý, sử dụng di sản thế giới.
Nghị định 109/2017/NĐ-CP quy định về bảo vệ và quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam
- Điều 4. Bảo vệ khu vực di sản thế giới và vùng đệm của khu vực di sản thế giới
- Điều 5. Chỉ số giám sát định kỳ tình trạng bảo tồn yếu tố gốc của di sản thế giới
- Điều 6. Quy hoạch tổng thể di sản thế giới
- Điều 7. Nguyên tắc lập, thời hạn của kế hoạch quản lý di sản thế giới
- Điều 8. Nội dung cơ bản của kế hoạch quản lý di sản thế giới
- Điều 9. Thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch quản lý di sản thế giới
- Điều 10. Thủ tục thẩm định, phê duyệt kế hoạch quản lý di sản thế giới
- Điều 11. Điều chỉnh kế hoạch quản lý di sản thế giới
- Điều 12. Nguyên tắc xây dựng quy chế bảo vệ di sản thế giới
- Điều 13. Nội dung quy chế bảo vệ di sản thế giới
- Điều 14. Thẩm quyền xây dựng và phê duyệt quy chế bảo vệ di sản thế giới
- Điều 15. Tổ chức được giao quản lý, sử dụng di sản thế giới
- Điều 16. Nhiệm vụ của tổ chức được giao quản lý, sử dụng di sản thế giới
- Điều 17. Nguồn tài chính