Điều 3 Nghị định 104/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Giống cây trồng" trong Nghị định này gồm cây giống hoàn chỉnh, vật liệu nhân giống, vật liệu thu hoạch của các giống cây trồng thuộc loài cây nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sinh, các loài nấm mới được chọn tạo hoặc được phát hiện và phát triển từ một loài cây trồng thuộc Danh mục loài cây trồng được bảo hộ;
2. "Chủ bằng bảo hộ giống cây trồng" là tổ chức, cá nhân được cấp bằng bảo hộ quyền đối với giống cây trồng;
3. “Vật liệu nhân giống” là các bộ phận của cây có khả năng phát triển thành một cây hoàn chỉnh như: hạt giống, bào tử, thân, rễ, cây con, cành ghép, mắt ghép, cây ghép, sợi nấm, củ, quả, chồi, hoa, mô, tế bào hoặc các bộ phận khác của cây;
4. “Vật liệu thu hoạch” là cây hoàn chỉnh hoặc bất cứ bộ phận nào của cây thu được từ việc gieo trồng vật liệu nhân giống của giống cây trồng;
5. “Thẩm định hình thức” là việc thẩm định tính đầy đủ, tính hợp lệ của đơn theo quy định tại
6. “Thẩm định nội dung” là việc thẩm định tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và tên gọi của giống cây trồng;
7. "Bản mô tả chi tiết của giống cây trồng” là tài liệu thể hiện các tính trạng của giống cây trồng theo quy phạm khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định và được xác nhận của cơ quan bảo hộ giống cây trồng. Bản mô tả chi tiết được coi là đã công bố khi phát hành tới công chúng dưới các hình thức như: báo cáo khoa học, bản tin, báo, tạp chí hoặc các ấn phẩm khác;
8. “Cơ quan bảo hộ giống cây trồng” trong Nghị định này là Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng đặt tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
9. "Đại diện hợp pháp" của tổ chức, cá nhân nước ngoài đăng ký bảo hộ giống cây trồng tại Việt Nam là tổ chức, cá nhân bao gồm công dân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc có địa chỉ thường trú tại Việt Nam phù hợp với pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được tổ chức, cá nhân sở hữu giống cây trồng đăng ký bảo hộ uỷ quyền bằng văn bản để thực hiện việc đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng;
10. "Tác giả giống cây trồng" là người trực tiếp thực hiện toàn bộ hoặc một phần công việc chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng mới;
11. "Nước có ký thoả thuận về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng với Việt Nam" được hiểu là một quốc gia bất kỳ có ký thoả thuận song phương với Việt Nam hoặc các quốc gia thuộc tổ chức liên chính phủ trong trường hợp Việt Nam ký thoả thuận với tổ chức liên chính phủ về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.
Nghị định 104/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
- Điều 5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
- Điều 6. Người đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
- Điều 7. Đơn đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
- Điều 8. Yêu cầu đối với người nộp đơn đề nghị hưởng quyền ưu tiên
- Điều 9. Nhận đơn đăng ký bảo hộ
- Điều 10. Thẩm định hình thức đơn
- Điều 11. Đơn không hợp lệ về hình thức và xử lý đơn không hợp lệ
- Điều 12. Thẩm định nội dung đơn
- Điều 13. Thẩm định tên giống cây trồng
- Điều 14. Thẩm định tính mới
- Điều 15. Khảo nghiệm kỹ thuật
- Điều 16. Cơ quan khảo nghiệm kỹ thuật
- Điều 17. Nộp mẫu giống
- Điều 18. Báo cáo kết quả khảo nghiệm kỹ thuật
- Điều 19. Thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật
- Điều 20. Cấp bằng bảo hộ giống cây trồng
- Điều 21. Đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng
- Điều 22. Phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng
- Điều 23. Huỷ bỏ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng
- Điều 24. Căn cứ để khiếu nại việc cấp bằng bảo hộ
- Điều 25. Đăng bạ quốc gia
- Điều 26. Quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng
- Điều 27. Yêu cầu hưởng quyền bảo hộ tạm thời
- Điều 28. Hạn chế quyền đối với giống cây trồng
- Điều 29. Nghĩa vụ của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng
- Điều 30. Nghĩa vụ của tác giả giống cây trồng
- Điều 31. Thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ
- Điều 32. Chuyển giao, chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ thuộc sở hữu nhà nước.
- Điều 33. Các trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội
- Điều 34. Căn cứ để xác định khung giá đền bù đối với việc bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ
- Điều 35. Thẩm quyền quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ
- Điều 36. Thủ tục chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ theo quyết định bắt buộc