Chương 3 Nghị định 103/2007/NĐ-CP quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức có thành tích trong việc thực hiện các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì được xem xét khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Điều 17. Căn cứ để xem xét xử lý kỷ luật
1. Căn cứ để xem xét kỷ luật đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vi phạm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách:
a) Sự phân công, phân cấp quản lý, tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, mức thiệt hại thực tế do hành vi lãng phí gây ra; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hình thức kỷ luật để xác định mức độ chịu trách nhiệm trực tiếp hoặc liên đới khi để xảy ra vi phạm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
b) Mối quan hệ công tác giữa hành vi vi phạm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của người dưới quyền đối với trách nhiệm quản lý của người đứng đầu.
2. Căn cứ để xem xét kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị:
Sự phân công, nhiệm vụ, quyền hạn, tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, mức thiệt hại thực tế do hành vi lãng phí gây ra, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hình thức kỷ luật để xác định mức độ chịu trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức khi có hành vi vi phạm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
3. Đối với trường hợp vi phạm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền chuyển hồ sơ đến cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Hình thức xử lý kỷ luật trách nhiệm đối với người đứng đầu
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị là cán bộ, công chức quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức đã được sửa đổi, bổ sung ngày 29 tháng 4 năm 2003 (sau đây gọi chung là Pháp lệnh Cán bộ, công chức) và cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước nếu để xảy ra vi phạm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách thì tuỳ theo tính chất, mức độ của vụ việc sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức bằng một trong những hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Cách chức.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị là cán bộ, công chức quy định tại điểm a và điểm g khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức nếu để xảy ra vi phạm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách thì tuỳ theo tính chất, mức độ của vụ việc sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật và điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội nếu để xảy ra vi phạm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan, tổ chức mình quản lý, phụ trách thì tuỳ theo tính chất, mức độ của vụ việc sẽ bị xử lý kỷ luật nêu tại khoản 1 Điều này hoặc bị xử lý kỷ luật theo quy định tại điều lệ của tổ chức đó.
4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các đơn vị thuộc Công an nhân dân nếu để xảy ra vi phạm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan, đơn vị mình thì tuỳ theo tính chất, mức độ của vụ việc thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.
Điều 19. Hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức
1. Cán bộ, công chức, viên chức quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức, vi phạm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình thì tuỳ theo tính chất, mức độ của vụ việc sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức.
2. Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân thì tuỳ theo tính chất, mức độ của vụ việc sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.
3. Người làm việc theo hình thức hợp đồng lao động tại cơ quan, tổ chức, đơn vị vi phạm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì tuỳ theo tính chất, mức độ của vụ việc sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của Bộ luật Lao động.
1. Cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm làm cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước hoặc được cử làm người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, vi phạm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong doanh nghiệp thì tuỳ theo tính chất, mức độ của vụ việc sẽ xử lý kỷ luật theo quy định tại
2. Cán bộ, viên chức làm việc tại doanh nghiệp không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này, vi phạm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong doanh nghiệp thì tuỳ theo tính chất, mức độ của vụ việc sẽ xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Người làm hợp đồng lao động tại doanh nghiệp, vi phạm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì tuỳ theo tính chất, mức độ của vụ việc sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về lao động.
1. Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với người có hành vi vi phạm lần đầu phải bồi thường thiệt hại đến 5.000.000 đồng/lần xét bồi thường.
2. Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với người có hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật khiển trách nhưng tái phạm hoặc các đối tượng vi phạm lần đầu gây lãng phí phải bồi thường thiệt hại từ trên 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng/lần xét bồi thường.
3. Hình thức kỷ luật hạ bậc lương áp dụng đối với người có hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật cảnh cáo nhưng tái phạm hoặc các đối tượng vi phạm lần đầu gây lãng phí phải bồi thường thiệt hại từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng/lần xét bồi thường.
4. Hình thức kỷ luật hạ ngạch áp dụng đối với người có hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật hạ bậc lương nhưng tái phạm hoặc các đối tượng vi phạm lần đầu gây lãng phí phải bồi thường thiệt hại từ trên 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng/lần xét bồi thường.
5. Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với người giữ chức vụ có hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật hạ ngạch nhưng tái phạm.
6. Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với người có hành vi vi phạm đã bị xử lý bằng một trong các hình thức kỷ luật nêu tại các khoản 4 và khoản 5 Điều này nhưng tái phạm, gây hậu quả lớn và xét thấy không còn đủ điều kiện để tiếp tục làm việc hoặc các đối tượng vi phạm gây lãng phí phải bồi thường thiệt hại từ 50.000.000 đồng trở lên/lần xét bồi thường.
7. Người đứng đầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý vốn, tài sản nhà nước, vi phạm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bị xử lý kỷ luật như đối với cán bộ, công chức, viên chức.
1. Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với người đứng đầu trong trường hợp để lĩnh vực công tác được giao quản lý hoặc trong đơn vị trực tiếp phụ trách có người vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bị xử lý kỷ luật theo hình thức quy định tại các
2. Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với người đứng đầu trong trường hợp để lĩnh vực công tác được giao quản lý hoặc trong đơn vị trực tiếp phụ trách có người vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bị xử lý kỷ luật theo hình thức quy định tại
3. Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với người đứng đầu trong trường hợp để lĩnh vực công tác được giao quản lý hoặc trong đơn vị trực tiếp phụ trách có người vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Điều 23. Trách nhiệm liên đới đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị là cấp trên trực tiếp
Người đứng đầu cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý vốn, tài sản nhà nước, nếu để cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc xảy ra vụ vi phạm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gây hậu quả nghiêm trọng cũng phải chịu trách nhiệm liên đới và có thể bị xem xét xử lý kỷ luật về trách nhiệm liên đới đối với vụ vi phạm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gây hậu quả nghiêm trọng của cấp dưới trực tiếp.
Điều 24. Các trường hợp loại trừ, miễn, giảm nhẹ và tăng nặng hình thức kỷ luật
1. Trường hợp được loại trừ, miễn xử lý kỷ luật:
a) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức được xem xét loại trừ trách nhiệm kỷ luật do không thể biết được hoặc đã áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật;
b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vi phạm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách, bị xem xét xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách, nếu trước đó đã tự nguyện xin từ chức và đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận thì có thể được miễn xử lý kỷ luật.
2. Trường hợp giảm nhẹ kỷ luật:
a) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vi phạm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách, bị xem xét kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo trở lên, nếu trước đó đã tự nguyện xin từ chức và đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận thì được xem xét giảm nhẹ mức xử lý kỷ luật xuống một bậc;
b) Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị đã tự giác khắc phục hậu quả thì được xem xét giảm nhẹ hình thức kỷ luật.
3. Trường hợp tăng nặng kỷ luật:
a) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đã bị xử lý kỷ luật vì để xảy ra vi phạm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách mà không kịp thời ngăn chặn, xử lý vụ việc vi phạm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thuộc phạm vi do mình quản lý, phụ trách.
b) Cán bộ, công chức, viên chức không thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi lãng phí; khi phát hiện hành vi vi phạm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cố tình che giấu, không báo cáo kịp thời với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Điều 25. Thời hạn xem xét, xử lý
1. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày phát hiện vi phạm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải tiến hành xem xét có kết luận chính thức về vụ việc vi phạm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có kết luận chính thức về vụ việc vi phạm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hoặc từ ngày bản án về vụ vi phạm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có hiệu lực pháp luật, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cấp trên trực tiếp có trách nhiệm xem xét, xử lý hoặc báo cáo để cấp có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm trực tiếp hoặc trách nhiệm liên đới để xảy ra vi phạm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Điều 26. Thẩm quyền quyết định
Thẩm quyền quyết định kỷ luật đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức vi phạm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức hiện hành.
Điều 27. Trình tự, thủ tục xử lý
Trình tự, thủ tục xem xét xử lý kỷ luật đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức vi phạm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phíđược thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức.
Nghị định 103/2007/NĐ-CP quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Số hiệu: 103/2007/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 14/06/2007
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 442 đến số 443
- Ngày hiệu lực: 23/07/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc xác định trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và của cán bộ, công chức, viên chức về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Điều 5. Trách nhiệm trong xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Điều 6. Trách nhiệm trong hoàn thiện hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ làm cơ sở thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Điều 7. Trách nhiệm trong thực hiện công khai, tạo điều kiện cho kiểm tra, giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Điều 8. Trách nhiệm trong kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Điều 9. Trách nhiệm trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước
- Điều 10. Trách nhiệm trong quản lý đầu tư xây dựng các dự án sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước
- Điều 11. Trách nhiệm trong quản lý, sử dụng đất đai, trụ sở làm việc, nhà công vụ
- Điều 12. Trách nhiệm trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên
- Điều 13. Trách nhiệm trong đào tạo, quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động
- Điều 14. Trách nhiệm trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Điều 15. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Điều 16. Khen thưởng
- Điều 17. Căn cứ để xem xét xử lý kỷ luật
- Điều 18. Hình thức xử lý kỷ luật trách nhiệm đối với người đứng đầu
- Điều 19. Hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức
- Điều 20. Hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ, viên chức và người làm hợp đồng lao động tại doanh nghiệp
- Điều 21. Áp dụng hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Điều 22. Áp dụng hình thức kỷ luật đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý vốn, tài sản nhà nước
- Điều 23. Trách nhiệm liên đới đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị là cấp trên trực tiếp
- Điều 24. Các trường hợp loại trừ, miễn, giảm nhẹ và tăng nặng hình thức kỷ luật
- Điều 25. Thời hạn xem xét, xử lý
- Điều 26. Thẩm quyền quyết định
- Điều 27. Trình tự, thủ tục xử lý