Khoản 12 Điều 2 Nghị định 100/2005/NĐ-CP về việc thực hiện công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học
12. Cơ sở hoá chất là nơi diễn ra một hay nhiều trong số các hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu dùng và cất giữ hoá chất chịu sự kiểm soát của Công ước. Cơ sở hoá chất có thể là một địa điểm gồm hai hay nhiều nhà máy, một nhà máy hoặc một bộ phận sản xuất độc lập. Cơ sở hoá chất được phân thành cơ sở hoá chất Bảng 1, 2, 3 và cơ sở hoá chất DOC, DOC-PSF, trong đó:
a) Cơ sở hoá chất Bảng 1 là nơi diễn ra một hay nhiều trong số các hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu dùng hoặc cất giữ hoá chất Bảng 1. Cơ sở hoá chất Bảng 1 được phân thành cơ sở quy mô đơn lẻ và cơ sở khác, trong đó:
- Cơ sở quy mô đơn lẻ là cơ sở sản xuất hoá chất Bảng 1 cho các mục đích: nghiên cứu, y tế, dược phẩm hoặc bảo vệ. Tại cơ sở quy mô đơn lẻ, việc sản xuất được thực hiện trong các thiết bị phản ứng không cấu thành sản xuất liên tục. Dung tích của các thiết bị phản ứng không vượt quá 100 lít và tổng dung tích của các thiết bị phản ứng có dung tích trên 5 lít không vượt quá 500 lít.
- Cơ sở khác là cơ sở hoá chất Bảng 1 nhưng khác với cơ sở quy mô đơn lẻ, bao gồm: cơ sở sản xuất hoỏ chất Bảng 1 cho mục đớch bảo vệ với tổng sản lượng khụng vượt quỏ 10 kg/năm; cơ sở sản xuất các hoá chất Bảng 1 cho mục đích nghiên cứu, y tế hoặc dược phẩm với sản lượng trên 100 gam/năm đối với một hoá chất, nhưng tổng sản lượng không vượt quá 10 kg/năm; phòng thí nghiệm điều chế tổng hợp hoá chất Bảng 1 cho mục đích: nghiên cứu, y tế, dược phẩm với tổng sản lượng từ 100 gam/năm trở lên.
b) Cơ sở hoá chất Bảng 2 là nơi diễn ra một hay nhiều trong số các hoạt động sản xuất, chế biến hoặc tiêu dùng hoá chất Bảng 2.
c) Cơ sở hoá chất Bảng 3 là nơi diễn ra hoạt động sản xuất hoá chất Bảng 3.
d) Cơ sở hoá chất DOC, DOC-PSF là nơi diễn ra hoạt động sản xuất hoá chất DOC, DOC-PSF.
Nghị định 100/2005/NĐ-CP về việc thực hiện công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học
- Số hiệu: 100/2005/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 03/08/2005
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 40 đến số 41
- Ngày hiệu lực: 11/09/2005
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Các quy định về đầu tư, khai báo và thanh sát cơ sở hoá chất Bảng 1
- Điều 5. Quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hoá chất Bảng 1
- Điều 6. Quy định về đầu tư các cơ sở hoá chất Bảng 2, cơ sở hoá chất Bảng 3
- Điều 7. Quy định về khai báo cơ sở hoá chất Bảng 2, cơ sở hoá chất Bảng 3
- Điều 8. Quy định về thanh sát cơ sở hoá chất Bảng 2, cơ sở hoá chất Bảng 3.
- Điều 9. Quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hoá chất Bảng 2, hoá chất Bảng 3.
- Điều 10. Các quy định về đầu tư cơ sở hoá chất DOC, DOC- PSF
- Điều 11. Quy định về khai báo cơ sở hoá chất DOC, DOC-PSF
- Điều 12. Quy định về thanh sát cơ sở hoá chất DOC, DOC-PSF
- Điều 13. Thông báo thay đổi tên hoá chất chống bạo loạn
- Điều 14. Thông báo hàng năm về chương trình phòng vệ, đóng góp tự nguyện
- Điều 15. Ưu đãi và miễn trừ
- Điều 16. Tiếp đón và làm việc với đội thanh sát của Tổ chức Công ước
- Điều 17. Bảo mật thông tin
- Điều 18. Nội dung quản lý nhà nước trong việc thực hiện Công ước
- Điều 19. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện Công ước
- Điều 20. Chức năng và quy chế làm việc của Cơ quan quốc gia Việt Nam
- Điều 21. Trách nhiệm và thẩm quyền thanh tra, kiểm tra
- Điều 22. Quyết định thanh tra, kiểm tra
- Điều 23. Tiến hành thanh tra, kiểm tra
- Điều 24. Quy định chung về xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 25. Xử phạt vi phạm đối với các hành vi bị cấm theo quy định của Công ước
- Điều 26. Xử phạt vi phạm về quản lý hoá chất Bảng 1
- Điều 27. Xử phạt vi phạm về quản lý hoá chất Bảng 2
- Điều 28. Xử phạt vi phạm về quản lý hoá chất Bảng 3
- Điều 29. Xử phạt vi phạm về quản lý hoá chất DOC, DOC-PSF
- Điều 30. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả và xử phạt trục xuất
- Điều 31. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 32. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo