Điều 18 Nghị định 02/2014/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc
Điều 18. Chế độ học tập, sinh hoạt của học sinh
1. Chế độ học tập
a) Học sinh được học văn hóa theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc học văn hóa đối với học sinh chưa phổ cập giáo dục là bắt buộc. Đối với những học sinh khác thì tùy theo khả năng và điều kiện thực tế của trường mà tổ chức học tập. Đối với học sinh đã bỏ học trước khi vào trường giáo dưỡng mà không có hồ sơ, học bạ thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện nơi trường giáo dưỡng đóng trụ sở tổ chức kiểm tra kiến thức hai môn văn và toán bằng hình thức kiểm tra viết. Căn cứ vào kết quả kiểm tra, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định xếp lớp học văn hóa cho phù hợp. Quyết định này thay cho học bạ những năm trước đã mất để xét tốt nghiệp cho học sinh.
Ngoài việc học văn hóa, học sinh phải được học tập chương trình giáo dục công dân, giáo dục hướng nghiệp, học nghề và chương trình giáo dục khác do Bộ Công an quy định. Kinh phí chi cho việc dạy và học nghề theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
b) Kinh phí mua sách, vở, đồ dùng học tập cho mỗi học sinh hàng tháng tương đương với 07 kg gạo tẻ loại thường tính theo giá thị trường của từng địa phương;
c) Trường giáo dưỡng có trách nhiệm tổ chức cho học sinh thi học kỳ, thi kết thúc năm học, thi chuyển cấp, thi tuyển chọn học sinh giỏi, thi vào lớp chuyên và cấp chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp tương ứng với chương trình học cho học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
d) Sổ điểm, học bạ, hồ sơ và các biểu mẫu liên quan đến việc giảng dạy và học tập ở trường giáo dưỡng phải theo mẫu chung thống nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Công an;
đ) Văn bằng, chứng chỉ học văn hóa, học nghề trong trường giáo dưỡng có giá trị như văn bằng, chứng chỉ của các trường phổ thông.
2. Chế độ sinh hoạt
a) Ngoài giờ học văn hóa, học nghề, lao động theo quy định của pháp luật, trường giáo dưỡng phải tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, đọc sách, báo, xem truyền hình và các hoạt động vui chơi giải trí khác cho học sinh;
b) Mỗi trường giáo dưỡng được thành lập một thư viện; mỗi phân hiệu của trường được thành lập một phòng đọc sách, báo, khu vui chơi, nhà luyện tập thể dục, thể thao, sân thể thao để học sinh rèn luyện thể lực; được trang bị hệ thống truyền thanh, truyền hình. Mỗi phòng ở tập thể được trang bị một vô tuyến truyền hình màu, được phát một tờ báo Thanh niên và một tờ báo phù hợp với từng lứa tuổi.
3. Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chương trình học tập và đào tạo, cấp chứng chỉ, bằng tốt nghiệp, bố trí giáo viên dạy văn hóa, dạy nghề cho các trường giáo dưỡng.
Nghị định 02/2014/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Thành lập, sáp nhập, giải thể và thiết kế, xây dựng trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc
- Điều 5. Điều kiện bảo đảm cho việc áp dụng, thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc
- Điều 6. Cưỡng chế thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc
- Điều 7. Truy tìm người đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc mà bỏ trốn
- Điều 8. Chuyển hồ sơ của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự
- Điều 9. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội được thực hiện trước hoặc trong thời gian chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc
- Điều 10. Tạm thời đưa học sinh, trại viên ra khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự
- Điều 11. Hồ sơ, thủ tục kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
- Điều 12. Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định vào trường giáo dưỡng
- Điều 13. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xem xét, quyết định hoãn, giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành toàn bộ hoặc phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng
- Điều 14. Chế độ quản lý học sinh
- Điều 15. Chế độ ăn của học sinh
- Điều 16. Chế độ mặc và đồ dùng sinh hoạt của học sinh
- Điều 17. Chỗ ở của học sinh
- Điều 18. Chế độ học tập, sinh hoạt của học sinh
- Điều 19. Chế độ lao động của học sinh
- Điều 20. Quản lý và sử dụng kết quả lao động của trường giáo dưỡng
- Điều 21. Chế độ khen thưởng, xử lý vi phạm đối với học sinh
- Điều 22. Chế độ khám bệnh, chữa bệnh cho học sinh
- Điều 23. Giải quyết trường hợp học sinh bị chết
- Điều 24. Chế độ thăm gặp người thân, nhận, gửi thư, nhận tiền, quà của học sinh
- Điều 25. Giải quyết trường hợp học sinh có việc tang của thân nhân hoặc có trường hợp cấp thiết khác
- Điều 26. Hồ sơ, thủ tục kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
- Điều 27. Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
- Điều 28. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xem xét, quyết định hoãn, giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành toàn bộ hoặc phần thời gian còn lại tại cơ sở giáo dục bắt buộc
- Điều 29. Chế độ quản lý trại viên
- Điều 30. Chế độ ăn của trại viên
- Điều 31. Chế độ mặc và đồ dùng sinh hoạt của trại viên
- Điều 32. Chỗ ở của trại viên
- Điều 33. Chế độ học tập, sinh hoạt của trại viên
- Điều 34. Chế độ lao động của trại viên
- Điều 35. Quản lý, sử dụng kết quả lao động của cơ sở giáo dục bắt buộc
- Điều 36. Chế độ khen thưởng, xử lý vi phạm đối với trại viên
- Điều 37. Chế độ khám bệnh, chữa bệnh cho trại viên
- Điều 38. Giải quyết trường hợp trại viên bị chết
- Điều 39. Chế độ thăm gặp người thân, nhận, gửi thư, nhận tiền, quà của trại viên
- Điều 40. Giải quyết trường hợp trại viên có việc tang của thân nhân hoặc có trường hợp cấp thiết khác
- Điều 41. Hết thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
- Điều 42. Hết thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
- Điều 43. Tái hòa nhập cộng đồng
- Điều 44. Biện pháp tái hòa nhập cộng đồng