Chương 6 Luật xây dựng 2003
Chương VI
LỰA CHỌN NHÀ THẦU VÀ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
Mục 1
LỰA CHỌN NHÀ THẦU XÂY DỰNG
Điều 95. Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng
1. Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng được thực hiện đối với các công việc, nhóm công việc hoặc toàn bộ công việc lập quy hoạch chi tiết xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát và các hoạt động xây dựng khác.
2. Việc lựa chọn nhà thầu là nhằm tìm được nhà thầu chính, tổng thầu, thầu phụ có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp với loại và cấp công trình.
3. Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có thể giao một phần công việc của hợp đồng cho thầu phụ. Thầu phụ phải có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng tương ứng và được chủ đầu tư xây dựng công trình chấp nhận; thầu phụ không được giao toàn bộ hoặc phần việc chính theo hợp đồng cho các nhà thầu khác.
4. Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng phải tuân theo các quy định của Luật này và pháp luật về đấu thầu.
Điều 96. Yêu cầu lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng
1. Việc lựa chọn nhà thầu phải bảo đảm những yêu cầu sau đây:
a) Đáp ứng được hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình;
b) Chọn được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp, có giá dự thầu hợp lý;
c) Khách quan, công khai, công bằng, minh bạch;
2. Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư xây dựng công trình có quyền quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu.
Điều 97. Các hình thức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng
Tuỳ theo quy mô, tính chất, nguồn vốn xây dựng công trình, người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư xây dựng công trình lựa chọn nhà thầu theo các hình thức sau đây:
1. Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế;
2. Chỉ định thầu;
3. Lựa chọn nhà thầu thiết kế kiến trúc công trình xây dựng.
Điều 98. Yêu cầu đối với đấu thầu trong hoạt động xây dựng
1. Đấu thầu trong hoạt động xây dựng để lựa chọn được nhà thầu phù hợp nhằm bảo đảm tính cạnh tranh.
2. Đấu thầu chỉ được thực hiện khi đã xác định được nguồn vốn để thực hiện công việc.
3. Không được kéo dài thời gian thực hiện đấu thầu để bảo đảm tiến độ, hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình.
4. Bên trúng thầu phải có phương án kỹ thuật, công nghệ tối ưu, có giá dự thầu hợp lý.
5. Nhà thầu trong nước tham gia đấu thầu quốc tế tại Việt Nam được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của Chính phủ.
6. Không được sử dụng tư cách pháp nhân của tổ chức khác để tham gia dự thầu; dàn xếp, mua, bán thầu; dùng ảnh hưởng của mình làm sai lệch kết quả đấu thầu hoặc bỏ giá thầu dưới giá thành xây dựng công trình.
Điều 99. Đấu thầu rộng rãi trong hoạt động xây dựng
1. Đấu thầu rộng rãi được thực hiện để lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình và không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia.
2. Bên mời thầu phải thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng về điều kiện, thời gian nộp hồ sơ dự thầu.
3. Bên dự thầu chỉ được tham dự khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp với loại, cấp công trình theo điều kiện thông báo của bên mời thầu.
4. Bên mời thầu phải chịu trách nhiệm công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng kết quả xét thầu, giá trúng thầu.
Điều 100. Đấu thầu hạn chế trong hoạt động xây dựng
1. Đấu thầu hạn chế được thực hiện để lựa chọn nhà thầu tư vấn xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng công trình đối với công trình xây dựng có yêu cầu kỹ thuật cao và chỉ có một số nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng được mời tham gia dự thầu.
2. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, công trình sử dụng vốn nhà nước thì không cho phép 2 doanh nghiệp trở lên thuộc cùng một tổng công ty, tổng công ty với công ty thành viên, công ty mẹ và công ty con, doanh nghiệp liên doanh với một bên góp vốn trong liên doanh cùng tham gia đấu thầu trong một gói thầu.
Điều 101. Chỉ định thầu trong hoạt động xây dựng
1. Người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư xây dựng công trình được quyền chỉ định trực tiếp một tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng để thực hiện công việc, công trình với giá hợp lý trong các trường hợp sau đây:
a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm;
b) Công trình có tính chất nghiên cứu thử nghiệm;
c) Công việc, công trình, hạng mục công trình xây dựng có quy mô nhỏ, đơn giản theo quy định của Chính phủ;
d) Tu bổ, tôn tạo, phục hồi các công trình di sản văn hoá, di tích lịch sử - văn hoá;
đ) Các trường hợp đặc biệt khác được người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép.
2. Người có thẩm quyền chỉ định thầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng.
3. Tổ chức, cá nhân được chỉ định thầu phải có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp với công việc, loại, cấp công trình; có tài chính lành mạnh, minh bạch.
Điều 102. Lựa chọn nhà thầu thiết kế kiến trúc công trình xây dựng
1. Việc lựa chọn nhà thầu thiết kế kiến trúc công trình xây dựng được thực hiện đối với các công trình xây dựng quy định tại
2. Tác giả của phương án thiết kế kiến trúc được lựa chọn được ưu tiên thực hiện các bước thiết kế tiếp theo khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế xây dựng, năng lực hành nghề thiết kế xây dựng công trình.
Điều 103. Lựa chọn tổng thầu trong hoạt động xây dựng
1. Tuỳ theo quy mô, tính chất, loại, cấp công trình và những điều kiện cụ thể của dự án đầu tư xây dựng công trình, người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư xây dựng công trình quyết định các hình thức lựa chọn tổng thầu trong hoạt động xây dựng sau đây:
a) Tổng thầu thiết kế thực hiện toàn bộ công việc thiết kế xây dựng công trình;
b) Tổng thầu thi công thực hiện toàn bộ công việc thi công xây dựng công trình;
c) Tổng thầu thực hiện toàn bộ công việc thiết kế và thi công xây dựng công trình;
d) Tổng thầu thực hiện toàn bộ các công việc thiết kế, cung ứng vật tư thiết bị, thi công xây dựng công trình;
đ) Tổng thầu chìa khoá trao tay thực hiện trọn gói toàn bộ các công việc từ lập dự án đến việc thiết kế, cung ứng vật tư thiết bị, thi công xây dựng công trình.
2. Nhà thầu độc lập hoặc liên danh dự thầu trong hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng phù hợp với loại, cấp công trình theo quy định của Luật này.
3. Trường hợp áp dụng hình thức tổng thầu quy định tại khoản 1 Điều này thì tổng thầu phải cử người có đủ điều kiện năng lực hành nghề xây dựng để điều phối toàn bộ công việc của tổng thầu.
Điều 104. Quyền và nghĩa vụ của bên mời thầu
1. Bên mời thầu có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu các bên dự thầu cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho việc lựa chọn nhà thầu;
b) Lựa chọn nhà thầu trúng thầu hoặc huỷ bỏ kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
c) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Bên mời thầu có các nghĩa vụ sau đây:
a) Lập hồ sơ mời thầu, kế hoạch đấu thầu phù hợp với nội dung của dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt;
b) Kiểm tra việc kê khai năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng và tình trạng tài chính của bên dự thầu được lựa chọn;
c) Đáp ứng đầy đủ, kịp thời nguồn vốn để thực hiện công việc theo tiến độ;
d) Thông báo những yêu cầu cần thiết cho các bên dự thầu và thực hiện đúng các nội dung đã thông báo;
đ) Công bố công khai đơn vị trúng thầu và giá trúng thầu đối với các công trình xây dựng thuộc nguồn vốn nhà nước sau khi có kết quả lựa chọn nhà thầu;
e) Mua bảo hiểm công trình;
g) Bồi thường thiệt hại cho các nhà thầu tham gia dự thầu trong trường hợp do lỗi của mình gây ra;
h) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi dàn xếp thầu, mua, bán thầu, tiết lộ thông tin khi xét thầu hoặc thông đồng với nhà thầu và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đấu thầu;
i) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 105. Quyền và nghĩa vụ của bên dự thầu
1. Bên dự thầu có các quyền sau đây:
a) Tham gia dự thầu độc lập hoặc liên danh với các nhà thầu khác để dự thầu;
b) Yêu cầu cung cấp thông tin, khảo sát hiện trường để lập hồ sơ dự thầu;
c) Khiếu nại, tố cáo khi phát hiện các hành vi vi phạm các quy định về lựa chọn nhà thầu;
d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Bên dự thầu có các nghĩa vụ sau đây:
a) Lập hồ sơ dự thầu trung thực, chính xác, bảo đảm các yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm quy định tại
c) Bồi thường thiệt hại do các hành vi vi phạm của mình gây ra dẫn đến kéo dài đấu thầu hoặc đấu thầu lại;
d) Thực hiện bảo lãnh dự thầu theo quy định;
đ) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 106. Trách nhiệm của người quyết định đầu tư xây dựng công trình trong lựa chọn nhà thầu
1. Kiểm tra, xử lý các vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lựa chọn nhà thầu.
2. Đình chỉ việc lựa chọn nhà thầu, huỷ bỏ kết quả lựa chọn nhà thầu khi phát hiện có những vi phạm trong lựa chọn nhà thầu.
3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật, bồi thường thiệt hại do các quyết định của mình gây ra.
Mục 2
HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
Điều 107. Hợp đồng trong hoạt động xây dựng
1. Hợp đồng trong hoạt động xây dựng được xác lập cho các công việc lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế công trình, giám sát, thi công xây dựng công trình, quản lý dự án xây dựng công trình và các công việc khác trong hoạt động xây dựng.
2. Hợp đồng trong hoạt động xây dựng được xác lập bằng văn bản phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Tuỳ theo quy mô, tính chất của công trình, loại công việc, các mối quan hệ của các bên, hợp đồng trong hoạt động xây dựng có thể có nhiều loại với nội dung khác nhau.
Điều 108. Nội dung chủ yếu của hợp đồng trong hoạt động xây dựng
Hợp đồng trong hoạt động xây dựng bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Nội dung công việc phải thực hiện;
2. Chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật khác của công việc;
3. Thời gian và tiến độ thực hiện;
4. Điều kiện nghiệm thu, bàn giao;
5. Giá cả, phương thức thanh toán;
6. Thời hạn bảo hành;
7. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
8. Các thoả thuận khác theo từng loại hợp đồng;
9. Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng.
Điều 109. Điều chỉnh hợp đồng trong hoạt động xây dựng
1. Hợp đồng trong hoạt động xây dựng chỉ được điều chỉnh khi được người quyết định đầu tư cho phép trong các trường hợp sau đây:
a) Khi có sự thay đổi dự án đầu tư xây dựng công trình;
b) Khi Nhà nước thay đổi các chính sách có liên quan;
c) Các trường hợp bất khả kháng.
2. Người cho phép điều chỉnh hợp đồng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình và bồi thường thiệt hại do hậu quả của việc quyết định gây ra.
Điều 110. Thưởng hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng trong hoạt động xây dựng
1. Việc thưởng hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng phải được ghi trong hợp đồng.
2. Đối với công trình xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước, mức thưởng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng làm lợi, mức phạt không vượt quá 12% giá trị hợp đồng bị vi phạm. Nguồn tiền thưởng được trích từ phần lợi nhuận do việc sớm đưa công trình bảo đảm chất lượng vào sử dụng, khai thác hoặc từ việc tiết kiệm hợp lý các khoản chi phí để thực hiện hợp đồng.
3. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp hợp đồng trong hoạt động xây dựng, các bên có trách nhiệm thương lượng giải quyết. Trường hợp không đạt được thoả thuận giữa các bên, việc giải quyết tranh chấp được thực hiện thông qua hòa giải, Trọng tài hoặc Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật.
Luật xây dựng 2003
- Số hiệu: 16/2003/QH11
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 26/11/2003
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 2
- Ngày hiệu lực: 01/07/2004
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xây dựng
- Điều 5. Loại và cấp công trình xây dựng
- Điều 6. Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng
- Điều 7. Năng lực hành nghề xây dựng, năng lực hoạt động xây dựng
- Điều 8. Giám sát việc thực hiện pháp luật về xây dựng
- Điều 9. Chính sách khuyến khích trong hoạt động xây dựng
- Điều 10. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động xây dựng
- Điều 11. Quy hoạch xây dựng
- Điều 12. Phân loại quy hoạch xây dựng
- Điều 13. Yêu cầu chung đối với quy hoạch xây dựng
- Điều 14. Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân thiết kế quy hoạch xây dựng
- Điều 15. Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng
- Điều 16. Nội dung quy hoạch xây dựng vùng
- Điều 17. Thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng
- Điều 18. Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng
- Điều 19. Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng đô thị
- Điều 20. Nội dung quy hoạch chung xây dựng đô thị
- Điều 21. Thẩm quyền lập, phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đô thị
- Điều 22. Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị
- Điều 23. Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị
- Điều 24. Nội dung quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị
- Điều 25. Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị
- Điều 26. Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị
- Điều 27. Thiết kế đô thị
- Điều 28. Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn
- Điều 29. Nội dung quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn
- Điều 30. Thẩm quyền lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn
- Điều 31. Điều chỉnh quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn
- Điều 32. Công bố quy hoạch xây dựng
- Điều 33. Cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng
- Điều 34. Nội dung quản lý quy hoạch xây dựng
- Điều 35. Dự án đầu tư xây dựng công trình
- Điều 36. Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng công trình
- Điều 37. Nội dung dự án đầu tư xây dựng công trình
- Điều 38. Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân lập dự án đầu tư xây dựng công trình
- Điều 39. Thẩm định, quyết định đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình
- Điều 40. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình
- Điều 41. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình
- Điều 42. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình
- Điều 43. Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình
- Điều 44. Quyền và nghĩa vụ của người quyết định đầu tư xây dựng công trình
- Điều 45. Nội dung, hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- Điều 46. Khảo sát xây dựng
- Điều 47. Yêu cầu đối với khảo sát xây dựng
- Điều 48. Nội dung báo cáo kết quả khảo sát xây dựng
- Điều 49. Điều kiện đối với tổ chức thực hiện khảo sát xây dựng
- Điều 50. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc khảo sát xây dựng
- Điều 51. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu khảo sát xây dựng
- Điều 52. Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng công trình
- Điều 53. Nội dung thiết kế xây dựng công trình
- Điều 54. Các bước thiết kế xây dựng công trình
- Điều 55. Thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình xây dựng
- Điều 56. Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân thực hiện thiết kế xây dựng công trình
- Điều 57. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc thiết kế xây dựng công trình
- Điều 58. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình
- Điều 59. Thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng công trình
- Điều 60. Thay đổi thiết kế xây dựng công trình
- Điều 61. Lưu trữ hồ sơ thiết kế công trình xây dựng
- Điều 62. Giấy phép xây dựng
- Điều 63. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng
- Điều 64. Nội dung giấy phép xây dựng
- Điều 65. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng công trình trong đô thị
- Điều 66. Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng
- Điều 67. Trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép xây dựng
- Điều 68. Quyền và nghĩa vụ của người xin cấp giấy phép xây dựng
- Điều 69. Yêu cầu đối với giải phóng mặt bằng xây dựng công trình
- Điều 70. Nguyên tắc đền bù tài sản để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình
- Điều 71. Tổ chức giải phóng mặt bằng xây dựng công trình
- Điều 72. Điều kiện để khởi công xây dựng công trình
- Điều 73. Điều kiện thi công xây dựng công trình
- Điều 74. Yêu cầu đối với công trường xây dựng
- Điều 75. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc thi công xây dựng công trình
- Điều 76. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng công trình
- Điều 77. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế trong việc thi công xây dựng công trình
- Điều 78. An toàn trong thi công xây dựng công trình
- Điều 79. Bảo đảm vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình
- Điều 80. Nghiệm thu, bàn giao công trình xây dựng
- Điều 81. Thanh toán, quyết toán trong hoạt động xây dựng
- Điều 82. Bảo hành công trình xây dựng
- Điều 83. Bảo trì công trình xây dựng
- Điều 84. Sự cố công trình xây dựng
- Điều 85. Di dời công trình
- Điều 86. Phá dỡ công trình xây dựng
- Điều 87. Giám sát thi công xây dựng công trình
- Điều 88. Yêu cầu của việc giám sát thi công xây dựng công trình
- Điều 89. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc giám sát thi công xây dựng công trình
- Điều 90. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình
- Điều 91. Công trình xây dựng đặc thù
- Điều 92. Xây dựng công trình bí mật nhà nước
- Điều 93. Xây dựng công trình theo lệnh khẩn cấp
- Điều 94. Xây dựng công trình tạm
- Điều 95. Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng
- Điều 96. Yêu cầu lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng
- Điều 97. Các hình thức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng
- Điều 98. Yêu cầu đối với đấu thầu trong hoạt động xây dựng
- Điều 99. Đấu thầu rộng rãi trong hoạt động xây dựng
- Điều 100. Đấu thầu hạn chế trong hoạt động xây dựng
- Điều 101. Chỉ định thầu trong hoạt động xây dựng
- Điều 102. Lựa chọn nhà thầu thiết kế kiến trúc công trình xây dựng
- Điều 103. Lựa chọn tổng thầu trong hoạt động xây dựng
- Điều 104. Quyền và nghĩa vụ của bên mời thầu
- Điều 105. Quyền và nghĩa vụ của bên dự thầu
- Điều 106. Trách nhiệm của người quyết định đầu tư xây dựng công trình trong lựa chọn nhà thầu
- Điều 107. Hợp đồng trong hoạt động xây dựng
- Điều 108. Nội dung chủ yếu của hợp đồng trong hoạt động xây dựng
- Điều 109. Điều chỉnh hợp đồng trong hoạt động xây dựng
- Điều 110. Thưởng hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng trong hoạt động xây dựng
- Điều 111. Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng
- Điều 112. Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng
- Điều 113. Thanh tra xây dựng
- Điều 114. Nhiệm vụ của thanh tra xây dựng
- Điều 115. Quyền và trách nhiệm của thanh tra xây dựng
- Điều 116. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng thanh tra
- Điều 117. Quyền khiếu nại, tố cáo, trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Điều 118. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo