Điều 55 Luật Viễn thông 2023
Điều 55. Quản lý tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông, chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông
1. Tổ chức, cá nhân trước khi đưa thiết bị đầu cuối thuộc danh mục thiết bị viễn thông có khả năng gây mất an toàn vào lưu thông trên thị trường hoặc kết nối vào mạng viễn thông công cộng phải thực hiện việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và sử dụng dấu hợp quy.
2. Doanh nghiệp viễn thông trước khi đưa thiết bị mạng thuộc danh mục thiết bị viễn thông bắt buộc kiểm định vào hoạt động phải thực hiện việc kiểm định.
3. Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm công bố, kiểm tra, kiểm soát chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông thuộc danh mục mạng và dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng.
4. Việc thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông giữa Việt Nam với quốc gia, vùng lãnh thổ được thực hiện theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; giữa tổ chức đánh giá sự phù hợp của Việt Nam với tổ chức đánh giá sự phù hợp của quốc gia, vùng lãnh thổ được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên.
5. Việc xây dựng, thẩm định và công bố tiêu chuẩn quốc gia về viễn thông được thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
6. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông, quy định đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về thiết bị viễn thông, mạng và dịch vụ viễn thông;
b) Quy định về quản lý chất lượng mạng, dịch vụ viễn thông;
c) Ban hành danh mục thiết bị viễn thông có khả năng gây mất an toàn, danh mục thiết bị viễn thông bắt buộc kiểm định, danh mục mạng và dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng;
d) Chỉ định và quản lý hoạt động của tổ chức đánh giá sự phù hợp phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa viễn thông, mạng viễn thông và dịch vụ viễn thông.
7. Cơ quan quản lý nhà nước về viễn thông và cơ quan chuyên môn về viễn thông thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thanh tra, kiểm tra chất lượng thiết bị, mạng, dịch vụ viễn thông, chất lượng sản phẩm, hàng hóa viễn thông trên địa bàn quản lý theo quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
Luật Viễn thông 2023
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Chính sách của Nhà nước về viễn thông
- Điều 5. Bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông, an toàn thông tin mạng và an ninh thông tin
- Điều 6. Bảo đảm bí mật thông tin
- Điều 7. Thông tin ưu tiên truyền qua mạng viễn thông
- Điều 8. Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia
- Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động viễn thông
- Điều 10. Hình thức kinh doanh viễn thông
- Điều 11. Sở hữu trong kinh doanh dịch vụ viễn thông
- Điều 12. Đầu tư trong kinh doanh dịch vụ viễn thông
- Điều 13. Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp viễn thông
- Điều 14. Quyền, nghĩa vụ của đại lý dịch vụ viễn thông
- Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ viễn thông, thuê bao viễn thông
- Điều 16. Hoạt động bán buôn trong viễn thông
- Điều 17. Doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường
- Điều 18. Thiết bị đầu cuối, mạng nội bộ
- Điều 19. Thiết lập mạng viễn thông
- Điều 20. Cung cấp dịch vụ viễn thông
- Điều 21. Cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới đến người sử dụng dịch vụ viễn thông trên lãnh thổ Việt Nam
- Điều 22. Từ chối cung cấp dịch vụ viễn thông
- Điều 23. Ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông
- Điều 24. Liên lạc nghiệp vụ
- Điều 25. Dịch vụ viễn thông khẩn cấp
- Điều 26. Dịch vụ trợ giúp tra cứu số thuê bao điện thoại cố định
- Điều 27. Dịch vụ báo hỏng dịch vụ viễn thông
- Điều 28. Cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet
- Điều 29. Cung cấp và sử dụng dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây
- Điều 30. Hoạt động viễn thông công ích
- Điều 31. Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam
- Điều 32. Quản lý hoạt động viễn thông công ích
- Điều 33. Giấy phép viễn thông
- Điều 34. Nguyên tắc cấp giấy phép viễn thông
- Điều 35. Hình thức cấp giấy phép viễn thông
- Điều 36. Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông
- Điều 37. Điều kiện về viễn thông khi tham gia đấu giá, thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện
- Điều 38. Điều kiện cấp giấy phép nghiệp vụ viễn thông
- Điều 39. Gia hạn, cấp lại, sửa đổi, bổ sung giấy phép viễn thông
- Điều 40. Thu hồi giấy phép viễn thông, buộc chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông
- Điều 41. Đăng ký, thông báo cung cấp dịch vụ viễn thông
- Điều 42. Miễn giấy phép viễn thông, đăng ký, thông báo cung cấp dịch vụ viễn thông
- Điều 43. Phí quyền hoạt động viễn thông
- Điều 44. Nguyên tắc kết nối viễn thông
- Điều 45. Kết nối mạng viễn thông công cộng
- Điều 46. Kết nối mạng viễn thông dùng riêng
- Điều 47. Chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông
- Điều 48. Quản lý tài nguyên viễn thông
- Điều 49. Quy hoạch kho số viễn thông, quy hoạch tài nguyên Internet
- Điều 50. Phân bổ, cấp, sử dụng, đăng ký, hoàn trả mã, số viễn thông, tài nguyên Internet
- Điều 51. Chuyển nhượng quyền sử dụng mã, số viễn thông, tài nguyên Internet Việt Nam
- Điều 52. Giải quyết tranh chấp về đăng ký, sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”
- Điều 53. Thu hồi mã, số viễn thông, tài nguyên Internet
- Điều 54. Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông
- Điều 55. Quản lý tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông, chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông
- Điều 56. Giá dịch vụ viễn thông
- Điều 57. Nguyên tắc quản lý và điều tiết giá dịch vụ viễn thông
- Điều 58. Căn cứ định giá dịch vụ viễn thông
- Điều 59. Quản lý giá dịch vụ viễn thông
- Điều 60. Lập hóa đơn và thanh toán tiền sử dụng dịch vụ viễn thông
- Điều 61. Quản lý thẻ trả trước dịch vụ viễn thông di động và tài khoản SIM di động
- Điều 62. Hoàn trả tiền sử dụng dịch vụ viễn thông và bồi thường thiệt hại
- Điều 63. Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động
- Điều 64. Đất sử dụng cho công trình viễn thông
- Điều 65. Thiết kế, xây dựng, lắp đặt công trình viễn thông
- Điều 66. Sử dụng chung hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật
- Điều 67. Quản lý công trình viễn thông