Điều 20 Luật tố cáo 2011
Điều 20. Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo
1. Khi nhận được tố cáo thì người giải quyết tố cáo có trách nhiệm phân loại và xử lý như sau:
a) Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết tố cáo, đồng thời thông báo cho người tố cáo biết lý do việc không thụ lý, nếu có yêu cầu; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn kiểm tra, xác minh có thể dài hơn nhưng không quá 15 ngày;
b) Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, người tiếp nhận phải chuyển đơn tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo, nếu có yêu cầu. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
2. Người có thẩm quyền không thụ lý giải quyết tố cáo trong các trường hợp sau đây:
a) Tố cáo về vụ việc đã được người đó giải quyết mà người tố cáo không cung cấp thông tin, tình tiết mới;
b) Tố cáo về vụ việc mà nội dung và những thông tin người tố cáo cung cấp không có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật;
c) Tố cáo về vụ việc mà người có thẩm quyền giải quyết tố cáo không đủ điều kiện để kiểm tra, xác minh hành vi vi phạm pháp luật, người vi phạm.
3. Trong quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo, nếu xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan, tổ chức nhận được tố cáo có trách nhiệm chuyển hồ sơ, tài liệu và những thông tin về vụ việc tố cáo đó cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp hành vi bị tố cáo gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể, tính mạng, tài sản của công dân thì cơ quan, tổ chức nhận được tố cáo phải áp dụng biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc báo ngay cho cơ quan công an, cơ quan khác có trách nhiệm ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm.
Luật tố cáo 2011
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Áp dụng pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo
- Điều 4. Nguyên tắc giải quyết tố cáo
- Điều 5. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo
- Điều 6. Trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, tổ chức trong việc giải quyết tố cáo
- Điều 7. Chấp hành quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo
- Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo
- Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo
- Điều 11. Quyền và nghĩa vụ của người giải quyết tố cáo
- Điều 12. Nguyên tắc xác định thẩm quyền
- Điều 13. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước
- Điều 14. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức trong cơ quan khác của Nhà nước
- Điều 15. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập
- Điều 16. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
- Điều 17. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà không phải là cán bộ, công chức, viên chức
- Điều 18. Trình tự giải quyết tố cáo
- Điều 19. Hình thức tố cáo
- Điều 20. Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo
- Điều 21. Thời hạn giải quyết tố cáo
- Điều 22. Xác minh nội dung tố cáo
- Điều 23. Trách nhiệm của Chánh thanh tra các cấp và Tổng Thanh tra Chính phủ
- Điều 24. Kết luận nội dung tố cáo
- Điều 25. Việc xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo
- Điều 26. Gửi kết luận nội dung tố cáo
- Điều 27. Việc tố cáo tiếp, giải quyết vụ việc tố cáo tiếp
- Điều 28. Trách nhiệm của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát khi nhận được tố cáo hoặc hồ sơ vụ việc tố cáo có dấu hiệu tội phạm
- Điều 29. Hồ sơ vụ việc tố cáo
- Điều 30. Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo
- Điều 31. Thẩm quyền giải quyết tố cáo
- Điều 32. Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo
- Điều 33. Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo có nội dung rõ ràng, chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay
- Điều 34. Phạm vi, đối tượng và thời hạn bảo vệ
- Điều 35. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo được bảo vệ
- Điều 36. Bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo
- Điều 37. Bảo vệ người tố cáo tại nơi công tác, làm việc
- Điều 38. Bảo vệ người tố cáo tại nơi cư trú
- Điều 39. Bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người tố cáo
- Điều 40. Quy định chi tiết về việc bảo vệ người tố cáo
- Điều 41. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về công tác giải quyết tố cáo
- Điều 42. Trách nhiệm của Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán Nhà nước, cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
- Điều 43. Trách nhiệm phối hợp trong công tác giải quyết tố cáo
- Điều 44. Giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận