Điều 31 Luật tiếp công dân 2013
Điều 31. Trách nhiệm phối hợp của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc tiếp và xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
1. Khi nhận được yêu cầu của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc của Trưởng Ban tiếp công dân, người phụ trách địa điểm tiếp công dân thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan có trách nhiệm:
a) Cử người có trách nhiệm hoặc trực tiếp tiếp người đại diện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo yêu cầu của người có thẩm quyền;
c) Giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền hoặc chỉ đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của mình giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật;
d) Chủ trì vận động, thuyết phục, có biện pháp để công dân trở về địa phương.
2. Thủ trưởng cơ quan công an trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện hoặc phối hợp với Ban tiếp công dân, cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan áp dụng các biện pháp bảo đảm trật tự công cộng tại nơi có nhiều người cùng đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung; xử lý người có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Luật tiếp công dân 2013
- Số hiệu: 42/2013/QH13
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 25/11/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1005 đến số 1006
- Ngày hiệu lực: 01/07/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc tiếp công dân
- Điều 4. Trách nhiệm tiếp công dân
- Điều 5. Quản lý công tác tiếp công dân
- Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
- Điều 8. Trách nhiệm của người tiếp công dân
- Điều 9. Những trường hợp được từ chối tiếp công dân
- Điều 10. Trụ sở tiếp công dân
- Điều 11. Tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân ở trung ương
- Điều 12. Tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh
- Điều 13. Tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp huyện
- Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban tiếp công dân
- Điều 15. Việc tiếp công dân ở xã, phường, thị trấn
- Điều 16. Việc tổ chức tiếp công dân tại cơ quan hành chính nhà nước
- Điều 17. Việc tổ chức tiếp công dân tại Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước
- Điều 18. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc tiếp công dân
- Điều 19. Địa điểm tiếp công dân
- Điều 20. Tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội
- Điều 21. Tiếp công dân của đại biểu Quốc hội
- Điều 22. Tiếp công dân của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
- Điều 23. Quy định chi tiết việc tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
- Điều 24. Công bố thông tin về việc tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân
- Điều 25. Tiếp nhận và xử lý bước đầu khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
- Điều 26. Phân loại, chuyển nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến cơ quan, người có thẩm quyền thụ lý, giải quyết
- Điều 27. Trách nhiệm thông báo cho Ban tiếp công dân, người tiếp công dân về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được chuyển đến
- Điều 28. Thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
- Điều 29. Cử người đại diện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung
- Điều 30. Tiếp và xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung tại nơi tiếp công dân
- Điều 31. Trách nhiệm phối hợp của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc tiếp và xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
- Điều 32. Trách nhiệm của Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh