Mục 4 Chương 3 Luật Thủy sản 2017
Mục 4. GIAO, CHO THUÊ, THU HỒI ĐẤT, KHU VỰC BIỂN ĐỂ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Điều 43. Giao, cho thuê, thu hồi đất để nuôi trồng thủy sản
Việc giao, cho thuê, thu hồi đất để nuôi trồng thủy sản thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
Điều 44. Giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản
1. Việc giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản phải căn cứ quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch tỉnh và quy định của pháp luật về biển, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2. Thẩm quyền giao khu vực biển không thu tiền sử dụng để nuôi trồng thủy sản như sau:
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ nuôi trồng thủy sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Phạm vi giao khu vực biển tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm đến 06 hải lý thuộc phạm vi quản lý;
c) Bộ Tài nguyên và Môi trường giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ nuôi trồng thủy sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Phạm vi giao khu vực biển ngoài 06 hải lý, khu vực biển nằm đồng thời trong và ngoài 06 hải lý tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm; khu vực biển giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Thẩm quyền giao khu vực biển có thu tiền sử dụng để nuôi trồng thủy sản như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản đối với trường hợp quy định tại
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản đối với trường hợp quy định tại
4. Thời hạn giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản không quá 30 năm, được tính từ ngày quyết định giao khu vực biển có hiệu lực. Khi hết thời hạn giao, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng khu vực biển đã được giao để nuôi trồng thủy sản được Nhà nước xem xét gia hạn, có thể gia hạn nhiều lần nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm. Thời hạn giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ nuôi trồng thủy sản không quá thời hạn nhiệm vụ khoa học và công nghệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
5. Quyết định giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản được sửa đổi, bổ sung trong các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi thông tin của tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản;
b) Thay đổi nội dung hồ sơ đăng ký, nhiệm vụ khoa học và công nghệ, dự án nuôi trồng thủy sản dẫn đến thay đổi nội dung quyết định giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản.
6. Chính phủ quy định việc giao, gia hạn, hạn mức, khung giá tiền sử dụng khu vực biển; sửa đổi, bổ sung quyết định giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản.
Điều 45. Thu hồi, trưng dụng khu vực biển đã giao để nuôi trồng thủy sản
1. Nhà nước thực hiện việc thu hồi toàn bộ hoặc một phần khu vực biển đã giao cho tổ chức, cá nhân để nuôi trồng thủy sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sử dụng khu vực biển trái với nội dung quyết định giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản; vi phạm quy định về bảo vệ công trình phục vụ chung cho nuôi trồng thủy sản;
b) Không sử dụng một phần hoặc toàn bộ khu vực biển được giao để nuôi trồng thủy sản quá 24 tháng liên tục, trừ trường hợp có lý do chính đáng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
c) Vì mục đích công cộng, quốc phòng, an ninh;
d) Vi phạm nghĩa vụ quy định tại
đ) Không chấp hành nghĩa vụ tài chính quy định tại
e) Quyết định giao khu vực biển trái với quy hoạch không gian biển đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
g) Không còn đáp ứng các điều kiện quy định tại
2. Nhà nước quyết định trưng dụng khu vực biển trong trường hợp cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng khẩn cấp; sự cố môi trường; phòng, chống thiên tai. Việc trưng dụng khu vực biển thực hiện theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản.
3. Cơ quan có thẩm quyền giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản có thẩm quyền thu hồi khu vực biển đã giao.
4. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thu hồi khu vực biển đã giao để nuôi trồng thủy sản.
Điều 46. Quyền của tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản
1. Tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản có quyền quy định tại
a) Sử dụng khu vực biển được giao để nuôi trồng thủy sản;
b) Trả lại toàn bộ hoặc một phần diện tích khu vực biển được giao;
c) Sử dụng các thông tin, dữ liệu liên quan đến khu vực biển được giao theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân Việt Nam được Nhà nước giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản không thu tiền sử dụng khu vực biển quy định tại
3. Tổ chức, cá nhân Việt Nam được Nhà nước giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản có thu tiền sử dụng khu vực biển mà đã trả tiền sử dụng hằng năm có quyền quy định tại khoản 1 Điều này và quyền sau đây:
a) Thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với khu vực biển được giao tại tổ chức tín dụng Việt Nam theo quy định của pháp luật;
b) Chuyển nhượng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với khu vực biển được giao; tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng nếu tiếp tục nuôi trồng thủy sản thì có quyền như tổ chức, cá nhân chuyển nhượng.
4. Tổ chức, cá nhân Việt Nam được Nhà nước giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản có thu tiền sử dụng khu vực biển mà đã trả trước toàn bộ tiền sử dụng theo thời hạn giao có quyền quy định tại khoản 1 Điều này và quyền sau đây:
a) Thế chấp giá trị quyền sử dụng khu vực biển được giao và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền vơi khu vực biển được giao trong thời hạn giao tại tổ chức tín dụng Việt Nam theo quy định của pháp luật;
b) Chuyển nhượng quyền sử dụng khu vực biển được giao và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với khu vực biển được giao. Cá nhân được để lại quyền sử dụng khu vực biển được giao cho người thừa kế trong thời hạn giao theo quy định của pháp luật. Người nhận chuyển nhượng, người được thừa kế quyền sử dụng khu vực biển đã giao để nuôi trồng thủy sản có quyền quy định tại khoản này;
c) Góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng khu vực biển được giao và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với khu vực biển được giao theo quy định của pháp luật;
d) Cho thuê quyền sử dụng khu vực biển và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với khu vực biển trong thời hạn được giao. Việc cho thuê chỉ được thực hiện khi khu vực biển đó đã được đầu tư theo dự án và người thuê phải sử dụng khu vực biển đó đúng mục đích.
5. Chính phủ quy định việc trả lại khu vực biển, thế chấp quyền sử dụng khu vực biển; việc cho thuê, góp vốn, chuyển nhượng quyền sử dụng khu vực biển được giao giữa các tổ chức, cá nhân Việt Nam; việc tổ chức, cá nhân Việt Nam cho thuê, góp vốn, chuyển nhượng quyền sử dụng khu vực biển được giao cho nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để nuôi trồng thủy sản; quyền của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được giao khu vực biển, được thuê, nhận góp vốn, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng khu vực biển từ tổ chức, cá nhân Việt Nam để nuôi trồng thủy sản; việc bồi thường khi bị thu hồi khu vực biển vì mục đích công cộng, quốc phòng, an ninh.
Điều 47. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản
Tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản có nghĩa vụ quy định tại
1. Không được tiến hành hoạt động ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, chủ quyền, lợi ích quốc gia trên biển;
2. Không cản trở hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học về tài nguyên, môi trường biển và hoạt động hợp pháp khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
3. Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được giao khu vực biển để nuôi trông thủy sản hoặc được thuê, nhận vốn góp, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng khu vực biển từ tổ chức, cá nhân Việt Nam để nuôi trồng thủy sản thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Luật Thủy sản 2017
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Sở hữu nguồn lợi thủy sản
- Điều 5. Nguyên tắc hoạt động thủy sản
- Điều 6. Chính sách của Nhà nước trong hoạt động thủy sản
- Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy sản
- Điều 8. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thủy sản
- Điều 9. Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản
- Điều 10. Đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- Điều 11. Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản
- Điều 12. Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản
- Điều 13. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- Điều 14. Tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản
- Điều 15. Khu bảo tồn biển
- Điều 16. Thành lập khu bảo tồn biển
- Điều 17. Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- Điều 18. Quản lý nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái thủy sinh trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ
- Điều 19. Quản lý nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn đất ngập nước
- Điều 20. Nguồn tài chính bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
- Điều 21. Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
- Điều 22. Quỹ cộng đồng
- Điều 23. Quản lý giống thủy sản
- Điều 24. Điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản
- Điều 25. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản
- Điều 26. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản
- Điều 27. Nhập khẩu, xuất khẩu giống thủy sản
- Điều 28. Khảo nghiệm giống thủy sản
- Điều 29. Kiểm định giống thủy sản
- Điều 30. Nhãn, hồ sơ vận chuyển giống thủy sản
- Điều 31. Quản lý thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
- Điều 32. Điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
- Điều 33. Điều kiện cơ sở mua bán, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
- Điều 34. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
- Điều 35. Khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
- Điều 36. Nhập khẩu, xuất khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
- Điều 37. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, mua bán, nhập khẩu, sử dụng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
- Điều 38. Điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản
- Điều 39. Thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển
- Điều 40. Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
- Điều 41. Quan trắc, cảnh báo môi trường, phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản
- Điều 42. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản
- Điều 43. Giao, cho thuê, thu hồi đất để nuôi trồng thủy sản
- Điều 44. Giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản
- Điều 45. Thu hồi, trưng dụng khu vực biển đã giao để nuôi trồng thủy sản
- Điều 46. Quyền của tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản
- Điều 47. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản
- Điều 48. Quản lý vùng khai thác thủy sản
- Điều 49. Hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản trên biển
- Điều 50. Giấy phép khai thác thủy sản
- Điều 51. Cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản
- Điều 52. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản
- Điều 53. Điều kiện khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam
- Điều 54. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam
- Điều 55. Điều kiện cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam
- Điều 56. Cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam
- Điều 57. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam
- Điều 58. Giám sát viên trên tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam
- Điều 59. Quyền và trách nhiệm của giám sát viên
- Điều 60. Khai thác thủy sản bất hợp pháp
- Điều 61. Xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác
- Điều 62. Quản lý đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá
- Điều 63. Điều kiện cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá
- Điều 64. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá
- Điều 65. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá
- Điều 66. Xuất khẩu tàu cá, nhập khẩu tàu cá, thuê tàu trần
- Điều 67. Bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá
- Điều 68. Điều kiện cơ sở đăng kiểm tàu cá
- Điều 69. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá
- Điều 70. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở đăng kiểm tàu cá, đăng kiểm viên tàu cá
- Điều 71. Đăng ký tàu cá
- Điều 72. Xóa đăng ký tàu cá
- Điều 73. Quyền và nghĩa vụ của chủ tàu cá
- Điều 74. Thuyền viên, người làm việc trên tàu cá
- Điều 75. Thuyền trưởng tàu cá
- Điều 76. Quản lý tàu công vụ thủy sản
- Điều 77. Quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá
- Điều 78. Phân loại cảng cá
- Điều 79. Mở, đóng cảng cá
- Điều 80. Quản lý cảng cá
- Điều 81. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức quản lý cảng cá
- Điều 82. Quy định đối với tàu cá Việt Nam ra, vào cảng cá
- Điều 83. Quy định đối với tàu nước ngoài hoạt động thủy sản tại Việt Nam ra, vào cảng cá
- Điều 84. Phân loại khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá
- Điều 85. Quản lý khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá
- Điều 86. Công bố danh sách khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá
- Điều 87. Chức năng của Kiểm ngư
- Điều 88. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm ngư
- Điều 89. Tổ chức Kiểm ngư
- Điều 90. Kiểm ngư viên
- Điều 91. Thuyền viên tàu kiểm ngư
- Điều 92. Cộng tác viên kiểm ngư
- Điều 93. Phương tiện, trang thiết bị, trang phục của kiểm ngư
- Điều 94. Nguồn kinh phí bảo đảm hoạt động kiểm ngư
- Điều 95. Điều động, huy động lực lượng, phương tiện trong hoạt động kiểm ngư
- Điều 96. Mua, bán, sơ chế, chế biến thủy sản, sản phẩm thủy sản
- Điều 97. Bảo quản thủy sản, sản phẩm thủy sản
- Điều 98. Nhập khẩu, xuất khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản
- Điều 99. Chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
- Điều 100. Chợ thủy sản đầu mối