Chương 2 Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp 2003
Điều 5. Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế là thu nhập chịu thuế và thuế suất.
Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác, kể cả thu nhập thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ ở nước ngoài.
Điều 7. Xác định thu nhập chịu thuế
1. Thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ bằng doanh thu trừ đi các khoản chi phí hợp lý có liên quan đến thu nhập chịu thuế.
2. Thu nhập chịu thuế khác bao gồm thu nhập từ chênh lệch mua, bán chứng khoán, quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất; lãi từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; kết dư cuối năm các khoản dự phòng; thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ nay đòi được; thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ; các khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót mới phát hiện ra và các khoản thu nhập khác.Chính phủ quy định chi tiết phương pháp xác định thu nhập chịu thuế đối với khoản thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất và mức thu theo Biểu thuế lũy tiến từng phần không quá 30% đối với thu nhập còn lại từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.Trong trường hợp hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác về phương pháp xác định thu nhập chịu thuế đối với cơ sở thường trú thì thực hiện theo quy định của hiệp định đó.
Điều 8. Doanh thu
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng; trường hợp có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu bằng ngoại tệ.
1. Các khoản chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập chịu thuế bao gồm:
a) Chi phí khấu hao của tài sản cố định sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Mức trích khấu hao được căn cứ vào giá trị tài sản cố định và thời gian trích khấu hao. Cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao theo chế độ để nhanh chóng đổi mới công nghệ.Bộ Tài chính quy định tiêu chuẩn tài sản cố định và mức trích khấu hao quy định tại điểm này;
b) Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa thực tế sử dụng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế trong kỳ được tính theo mức tiêu hao hợp lý và giá thực tế xuất kho;
c) Tiền lương, tiền công, phụ cấp theo quy định của Bộ luật lao động, tiền ăn giữa ca, trừ tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ cá thể kinh doanh và thu nhập của sáng lập viên công ty không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh;
d) Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ; sáng kiến, cải tiến; y tế; đào tạo lao động theo chế độ quy định; tài trợ cho giáo dục;
đ) Chi phí dịch vụ mua ngoài: điện, nước, điện thoại; sửa chữa tài sản cố định; tiền thuê tài sản cố định; kiểm toán; dịch vụ pháp lý; thiết kế, xác lập và bảo vệ nhãn hiệu hàng hoá; bảo hiểm tài sản; chi trả tiền sử dụng tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép công nghệ không thuộc tài sản cố định; dịch vụ kỹ thuật và dịch vụ mua ngoài khác;
e) Các khoản chi cho lao động nữ theo quy định của pháp luật; chi bảo hộ lao động hoặc trang phục; chi bảo vệ cơ sở kinh doanh; chi công tác phí; trích nộp quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của cơ sở kinh doanh sử dụng lao động; kinh phí công đoàn; chi phí hỗ trợ cho hoạt động của Đảng, đoàn thể tại cơ sở kinh doanh; khoản trích nộp hình thành nguồn chi phí quản lý cho cấp trên và các quỹ của hiệp hội theo chế độ quy định;
g) Chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, của các tổ chức kinh tế theo lãi suất thực tế; chi trả lãi tiền vay của các đối tượng khác theo lãi suất thực tế khi ký hợp đồng vay, nhưng tối đa không quá 1,2 lần mức lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại tại thời điểm vay;
h) Trích các khoản dự phòng theo chế độ quy định;
i) Trợ cấp thôi việc cho người lao động;
k) Chi phí về tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ;
l) Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và các khoản chi phí khác được khống chế tối đa không quá 10% tổng số chi phí; đối với hoạt động thương nghiệp, tổng số chi phí để xác định mức khống chế không bao gồm giá mua của hàng hoá bán ra;
m) Các khoản thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất phải nộp có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ được tính vào chi phí hợp lý;
n) Chi phí quản lý kinh doanh do công ty nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú ở Việt Nam theo quy định của Chính phủ;
o) Chi phí mua hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không có hoá đơn chứng từ do Chính phủ quy định.
2. Các khoản chi phí sau đây không được tính vào chi phí hợp lý:
a) Các khoản trích trước vào chi phí mà thực tế không chi;
b) Các khoản chi không có chứng từ hoặc chứng từ không hợp pháp;
c) Các khoản tiền phạt, các khoản chi không liên quan đến doanh thu tính thuế và thu nhập chịu thuế;
d) Các khoản chi do các nguồn vốn khác đài thọ.
3. Các khoản chi phí hợp lý quy định tại khoản 1 Điều này được ghi trong sổ kế toán bằng đồng Việt Nam; trường hợp có khoản chi bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm chi ngoại tệ.
Điều 10. Thuế suất
1. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ sở kinh doanh là 28%.
2. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ sở kinh doanh tiến hành tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quí hiếm khác từ 28% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp 2003
- Điều 1. Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
- Điều 2. Đối tượng không thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
- Điều 5. Căn cứ tính thuế
- Điều 6. Thu nhập chịu thuế
- Điều 7. Xác định thu nhập chịu thuế
- Điều 8. Doanh thu
- Điều 9. Chi phí
- Điều 10. Thuế suất
- Điều 11. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh
- Điều 12. Kê khai thuế
- Điều 13. Nộp thuế
- Điều 14. Quyết toán thuế
- Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan thuế
- Điều 16. Thẩm quyền ấn định thu nhập chịu thuế
- Điều 17. Miễn thuế, giảm thuế cho dự án đầu tư thành lập cơ sở kinh doanh, hợp tác xã, cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm
- Điều 18. Miễn thuế, giảm thuế đối với cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất
- Điều 19. Miễn thuế, giảm thuế cho các trường hợp khác
- Điều 20. Chuyển lỗ
- Điều 21. Thủ tục thực hiện miễn thuế, giảm thuế và chuyển lỗ
- Điều 22. Khen thưởng
- Điều 23. Xử lý vi phạm về thuế đối với đối tượng nộp thuế
- Điều 24. Thẩm quyền của cơ quan thuế trong việc xử lý vi phạm về thuế
- Điều 25. Xử lý vi phạm đối với cán bộ thuế và cá nhân khác
- Điều 26. Quyền và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế trong việc khiếu nại về thuế
- Điều 27. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thuế trong việc giải quyết khiếu nại về thuế
- Điều 28. Chính phủ chỉ đạo việc tổ chức thực hiện Luật này trong cả nước.
- Điều 29. Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Luật này trong cả nước.
- Điều 30. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chỉ đạo việc thực hiện và kiểm tra việc chấp hành Luật này tại địa phương mình.