Chương 1 Luật Thống kê 2003
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Luật này quy định về hoạt động thống kê, sử dụng thông tin thống kê và hệ thống tổ chức thống kê nhà nước.
2. Việc điều tra thống kê của các tổ chức, cá nhân ngoài hệ thống tổ chức thống kê nhà nước do Chính phủ quy định
Đối tượng áp dụng của Luật này bao gồm:
1. Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp và các đơn vị trực thuộc doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình, cá nhân, các tổ chức khác của Việt Nam ở trong nước, ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) cung cấp thông tin thống kê;
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin thống kê;
3. Tổ chức thống kê, người làm công tác thống kê
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động thống kê là điều tra, báo cáo, tổng hợp, phân tích và công bố các thông tin phản ánh bản chất và tính quy luật của các hiện tượng kinh tế - xã hội trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể do tổ chức thống kê nhà nước tiến hành.
2. Thông tin thống kê là sản phẩm của hoạt động thống kê, bao gồm số liệu thống kê và bản phân tích các số liệu đó.
3. Chỉ tiêu thống kê là tiêu chí mà biểu hiện bằng số của nó phản ánh quy mô, tốc độ phát triển, cơ cấu, quan hệ tỷ lệ của hiện tượng kinh tế - xã hội trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể.
4. Hệ thống chỉ tiêu thống kê là tập hợp những chỉ tiêu thống kê do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
5. Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia là tập hợp những chỉ tiêu thống kê phản ánh tình hình kinh tế - xã hội chủ yếu của đất nước.
6. Điều tra thống kê là hình thức thu thập thông tin thống kê theo phương án điều tra.
7. Báo cáo thống kê là hình thức thu thập thông tin thống kê theo chế độ báo cáo thống kê do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Báo cáo thống kê bao gồm báo cáo thống kê cơ sở và báo cáo thống kê tổng hợp.
Điều 4. Nguyên tắc cơ bản của hoạt động thống kê
Hoạt động thống kê phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau đây:
1. Bảo đảm tính trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời trong hoạt động thống kê;
2. Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê;
3. Thống nhất về chỉ tiêu, biểu mẫu, phương pháp tính, bảng phân loại, đơn vị đo lường, niên độ thống kê và bảo đảm tính so sánh quốc tế;
4. Không trùng lặp, chồng chéo giữa các cuộc điều tra thống kê, các chế độ báo cáo thống kê;
5. Công khai về phương pháp thống kê, công bố thông tin thống kê;
6. Bảo đảm quyền bình đẳng trong việc tiếp cận và sử dụng thông tin thống kê nhà nước đã được công bố công khai;
7. Những thông tin thống kê về từng tổ chức, cá nhân chỉ được sử dụng cho mục đích tổng hợp thống kê.
Điều 5. Ứng dụng khoa học, công nghệ vào hoạt động thống kêNhà nước ưu tiên đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông và phương pháp thống kê tiên tiến vào hoạt động thống kê.
Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thống kê
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Không thực hiện hoặc cản trở việc thực hiện chế độ báo cáo, điều tra thống kê;
2. Khai man thông tin; báo cáo, công bố thông tin thống kê sai sự thật; ép buộc người khác khai man thông tin, báo cáo, công bố thông tin thống kê sai sự thật;
3. Tiết lộ thông tin thống kê thuộc danh mục bí mật nhà nước; tiết lộ thông tin thống kê gắn với tên, địa chỉ cụ thể của từng tổ chức, cá nhân khi chưa được sự đồng ý của tổ chức, cá nhân đó;
4. Quyết định điều tra, ban hành chế độ báo cáo thống kê trái quy định của pháp luật;
5. Các hành vi khác vi phạm pháp luật về thống kê.
Luật Thống kê 2003
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc cơ bản của hoạt động thống kê
- Điều 5. Ứng dụng khoa học, công nghệ vào hoạt động thống kê
- Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thống kê
- Điều 7. Hệ thống thông tin thống kê
- Điều 8. Thẩm quyền ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê
- Điều 9. Bảng phân loại thống kê
- Điều 10. Hình thức thu thập thông tin thống kê
- Điều 11. Chương trình điều tra thống kê quốc gia
- Điều 12. Thẩm quyền quyết định điều tra thống kê
- Điều 13. Phương án điều tra thống kê
- Điều 14. Kinh phí điều tra thống kê
- Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan tiến hành điều tra và người thực hiện điều tra thống kê
- Điều 16. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được điều tra thống kê
- Điều 17. Chế độ báo cáo thống kê cơ sở
- Điều 18. Thẩm quyền ban hành chế độ báo cáo thống kê cơ sở
- Điều 19. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê cơ sở
- Điều 20. Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp
- Điều 21. Thẩm quyền ban hành chế độ báo cáo thống kê tổng hợp
- Điều 22. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan thực hiện chế độ báo cáo thống kê tổng hợp
- Điều 23. Quyền khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu thống kê
- Điều 24. Công bố thông tin thống kê
- Điều 25. Thẩm quyền công bố thông tin thống kê
- Điều 26. Sử dụng thông tin thống kê
- Điều 27. Bảo mật thông tin thống kê
- Điều 28. Hệ thống tổ chức thống kê nhà nước
- Điều 29. Hệ thống tổ chức thống kê tập trung
- Điều 30. Thống kê bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Điều 31. Thống kê xã, phường, thị trấn
- Điều 32. Thống kê doanh nghiệp, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp
- Điều 33. Người làm công tác thống kê