Mục 2 Chương 3 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015
Mục 2: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỀ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
Điều 17. Hoạt động nghiên cứu khoa học về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
1. Hoạt động nghiên cứu khoa học về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo được thực hiện thông qua các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo theo quy định của Luật này và pháp luật về khoa học và công nghệ.
2. Nhà nước ưu tiên đầu tư cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo thông qua chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
3. Hoạt động nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành trong vùng biển Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện và phải được cấp phép theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 18. Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
1. Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo bao gồm đề tài, dự án, nhiệm vụ nghiên cứu đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Có tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; phát huy tiềm lực khoa học và công nghệ về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; bảo đảm quốc phòng, an ninh;
b) Giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, liên vùng, quốc tế;
c) Làm cơ sở lý luận để hoạch định chính sách, cơ chế nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; định hướng cho hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng;
d) Phải huy động nguồn lực quốc gia và có sự tham gia của nhiều ngành khoa học và công nghệ.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo gửi về bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan nhà nước khác ở trung ương phải phù hợp với ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý để tổng hợp, đề xuất các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đưa vào chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
3. Trên cơ sở đề xuất của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan nhà nước khác ở trung ương, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, xây dựng, đặt hàng thực hiện đề tài, dự án, nhiệm vụ thuộc chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Việc xác định và tổ chức thực hiện chương trình được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 19. Cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam cho tổ chức, cá nhân nước ngoài
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định pháp luật của nước nơi tổ chức được thành lập; tổ chức quốc tế là tổ chức liên chính phủ; cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước nơi cá nhân mang quốc tịch;
b) Có nhu cầu nghiên cứu khoa học độc lập hoặc hợp tác nghiên cứu khoa học với phía Việt Nam; đối với trường hợp nghiên cứu khoa học trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam thì phải có sự hợp tác với phía Việt Nam khi Việt Nam có yêu cầu;
c) Hoạt động nghiên cứu khoa học vì mục đích hòa bình; không gây phương hại đến chủ quyền quốc gia, hoạt động quốc phòng, an ninh của Việt Nam; không gây ô nhiễm môi trường biển; không cản trở các hoạt động hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong vùng biển Việt Nam;
d) Có đủ hồ sơ đề nghị cấp phép theo quy định.
2. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép nghiên cứu khoa học cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành trong vùng biển Việt Nam sau khi lấy ý kiến các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan và thống nhất ý kiến với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Khoa học và Công nghệ. Sau khi cấp phép, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thông báo cho bộ, ngành và địa phương có liên quan để phối hợp quản lý.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam.
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam có các quyền sau đây:
a) Tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam theo nội dung và thời hạn đã được cấp phép;
b) Được công bố và chuyển giao thông tin, kết quả nghiên cứu khoa học theo quy định tại
c) Được hướng dẫn, cung cấp dịch vụ thông tin liên lạc và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tôn trọng độc lập, chủ quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chỉ được tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học vì mục đích hòa bình; không được tiến hành hoạt động khác ngoài các hoạt động nghiên cứu khoa học theo nội dung đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép;
b) Tuân thủ các quy định về an ninh, an toàn hàng hải; thiết lập khu vực an toàn hàng hải xung quanh thiết bị nghiên cứu; báo hiệu hàng hải; duy trì liên lạc và tuân thủ các quy định khác của pháp luật về hàng hải của Việt Nam;
c) Không được làm ảnh hưởng đến hoạt động quốc phòng, an ninh của Việt Nam và các hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đang được tiến hành hợp pháp trong vùng biển Việt Nam; không được mang vào vùng biển Việt Nam vũ khí, vật liệu nổ, hóa chất độc, các phương tiện, thiết bị khác có khả năng gây thiệt hại đối với người, tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường biển, trừ trường hợp vật liệu nổ, hóa chất độc được cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho phép sử dụng để thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học;
d) Tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, phục hồi môi trường và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật Việt Nam trong trường hợp hoạt động nghiên cứu khoa học gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, hệ sinh thái biển, hải đảo;
đ) Hoạt động nghiên cứu khoa học phải được thực hiện với phương thức và phương tiện thích hợp, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan;
e) Bảo đảm các điều kiện làm việc cần thiết bao gồm cả chi phí cho ít nhất 02 nhà khoa học được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cử tham gia nghiên cứu;
g) Phải thông báo ngay cho Bộ Tài nguyên và Môi trường khi có bất cứ thay đổi nào trong quá trình nghiên cứu khoa học so với nội dung, thời hạn đã được cấp phép và chỉ được thực hiện sự thay đổi đó sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
h) Khi kết thúc hoạt động nghiên cứu khoa học, tổ chức, cá nhân nước ngoài phải báo cáo kết quả nghiên cứu sơ bộ cho Bộ Tài nguyên và Môi trường; trong thời hạn không quá 30 ngày, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc có thỏa thuận khác, phải hoàn thành việc tháo dỡ và đưa ra khỏi vùng biển Việt Nam các phương tiện, thiết bị nghiên cứu khoa học;
i) Trong thời hạn không quá 06 tháng kể từ khi kết thúc hoạt động nghiên cứu khoa học theo nội dung đã được cấp phép, tổ chức, cá nhân nước ngoài phải có báo cáo chính thức về kết quả nghiên cứu khoa học và cung cấp các tài liệu, mẫu vật gốc cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam chỉ được phép công bố, chuyển giao thông tin, kết quả nghiên cứu cho bên thứ ba sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam chỉ được phép công bố, chuyển giao thông tin, kết quả nghiên cứu liên quan trực tiếp đến thăm dò, khai thác tài nguyên cho bên thứ ba sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định cho phép công bố, chuyển giao thông tin, kết quả nghiên cứu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Khoa học và Công nghệ.
Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Chính sách của Nhà nước về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
- Điều 5. Nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo
- Điều 6. Tham gia của cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo
- Điều 7. Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam
- Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 9. Nguyên tắc, căn cứ lập và kỳ chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo
- Điều 10. Nội dung của chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo
- Điều 11. Lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo
- Điều 12. Yêu cầu đối với hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
- Điều 13. Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
- Điều 14. Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
- Điều 15. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
- Điều 16. Thống kê tài nguyên biển và hải đảo
- Điều 17. Hoạt động nghiên cứu khoa học về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
- Điều 18. Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
- Điều 19. Cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam cho tổ chức, cá nhân nước ngoài
- Điều 20. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam
- Điều 21. Công bố và chuyển giao thông tin, kết quả nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam
- Điều 22. Phạm vi vùng bờ
- Điều 23. Hành lang bảo vệ bờ biển
- Điều 24. Các hoạt động bị nghiêm cấm trong hành lang bảo vệ bờ biển
- Điều 25. Các hoạt động bị hạn chế trong hành lang bảo vệ bờ biển
- Điều 26. Nguyên tắc, căn cứ lập quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ
- Điều 27. Phạm vi, nội dung, kỳ quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ
- Điều 28. Điều chỉnh quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ
- Điều 29. Lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ
- Điều 30. Lấy ý kiến và công bố quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ
- Điều 31. Tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ
- Điều 32. Mối quan hệ giữa quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ với các quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên, quy hoạch phát triển ngành, địa phương
- Điều 33. Nguyên tắc phân vùng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ
- Điều 34. Phạm vi, nội dung chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ
- Điều 35. Nguyên tắc, căn cứ lập, điều chỉnh chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ
- Điều 36. Lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ
- Điều 37. Lấy ý kiến và công bố chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ
- Điều 38. Tổ chức thực hiện chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ
- Điều 39. Yêu cầu quản lý tài nguyên hải đảo
- Điều 40. Lập, quản lý hồ sơ tài nguyên hải đảo
- Điều 41. Khai thác, sử dụng tài nguyên hải đảo
- Điều 42. Nguyên tắc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo
- Điều 43. Nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo
- Điều 44. Trách nhiệm điều tra, đánh giá môi trường biển và hải đảo
- Điều 45. Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển từ các hoạt động trên biển
- Điều 46. Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển từ đất liền
- Điều 47. Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển xuyên biên giới
- Điều 48. Phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo
- Điều 49. Cấp rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo
- Điều 50. Đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo
- Điều 51. Báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo
- Điều 52. Nguyên tắc ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển
- Điều 53. Phân cấp ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển
- Điều 54. Xác định và thông báo khu vực hạn chế hoạt động
- Điều 55. Tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ sở gây sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển
- Điều 56. Trách nhiệm trong ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển
- Điều 57. Yêu cầu đối với việc nhận chìm ở biển
- Điều 58. Vật, chất được nhận chìm ở biển
- Điều 59. Giấy phép nhận chìm ở biển
- Điều 60. Cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cho phép trả lại, thu hồi Giấy phép nhận chìm ở biển
- Điều 61. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển
- Điều 62. Kiểm soát hoạt động nhận chìm ở biển
- Điều 63. Nhận chìm ngoài vùng biển Việt Nam gây thiệt hại tới tài nguyên, môi trường biển và hải đảo Việt Nam
- Điều 64. Yêu cầu đối với quan trắc, giám sát tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
- Điều 65. Thiết lập hệ thống quan trắc, giám sát tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
- Điều 66. Tham gia các hệ thống quan trắc, giám sát biển và đại dương của khu vực, thế giới
- Điều 67. Hệ thống thông tin tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
- Điều 68. Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
- Điều 69. Lưu trữ, khai thác, sử dụng dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
- Điều 70. Tích hợp, trao đổi, chia sẻ dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
- Điều 71. Nguyên tắc hợp tác quốc tế về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
- Điều 72. Hợp tác quốc tế về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo
- Điều 73. Trách nhiệm quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ
- Điều 74. Trách nhiệm quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo của Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 75. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận
- Điều 76. Nguyên tắc, nội dung phối hợp trong quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo
- Điều 77. Báo cáo về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo
- Điều 78. Thanh tra về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo