Chương 14 Luật Quản lý thuế 2019
CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH VỀ QUẢN LÝ THUẾ
Điều 124. Trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
1. Người nộp thuế có tiền thuế nợ quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp theo quy định.
2. Người nộp thuế có tiền thuế nợ khi hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế.
3. Người nộp thuế có tiền thuế nợ có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn.
4. Người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế, trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt.
5. Chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế thuế đối với trường hợp người nộp thuế được cơ quan quản lý thuế khoanh tiền thuế nợ trong thời hạn khoanh nợ; không tính tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật này; được nộp dần tiền thuế nợ trong thời hạn nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày bắt đầu của thời hạn cưỡng chế thuế.
Việc nộp dần tiền thuế nợ được thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp người nộp thuế xem xét trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế và phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định số lần nộp dần và hồ sơ, thủ tục về nộp dần tiền thuế nợ.
6. Không thực hiện biện pháp cưỡng chế đối với người nộp thuế có nợ phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh.
7. Cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế trước khi xuất cảnh và có thể bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh.
Điều 125. Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
1. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm:
a) Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; phong tỏa tài khoản;
b) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;
c) Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
d) Ngừng sử dụng hóa đơn;
đ) Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật;
e) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ;
g) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
2. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế quy định tại khoản 1 Điều này chấm dứt hiệu lực kể từ khi tiền thuế nợ được nộp đủ vào ngân sách nhà nước.
3. Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế được thực hiện như sau:
a) Đối với các biện pháp cưỡng chế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, căn cứ vào tình hình thực tế, cơ quan quản lý thuế áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp;
b) Đối với các biện pháp cưỡng chế quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều này, trường hợp không áp dụng được biện pháp cưỡng chế trước thì cơ quan quản lý thuế chuyển sang áp dụng biện pháp cưỡng chế sau;
c) Trường hợp quyết định cưỡng chế đối với một số biện pháp chưa hết hiệu lực nhưng không có hiệu quả mà cơ quan quản lý thuế có đủ thông tin, điều kiện thì thực hiện áp dụng biện pháp cưỡng chế trước đó hoặc biện pháp cưỡng chế tiếp theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 126. Thẩm quyền quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
1. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế quy định tại các
2. Việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề quy định tại
Điều 127. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
1. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Căn cứ ra quyết định;
c) Người ra quyết định;
d) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế;
đ) Lý do cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế;
e) Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế;
g) Thời gian, địa điểm thực hiện;
h) Cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
2. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế phải được gửi cho đối tượng bị cưỡng chế, cơ quan quản lý thuế cấp trên trực tiếp và các tổ chức, cá nhân có liên quan; trường hợp đủ điều kiện thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực quản lý thuế thì quyết định cưỡng chế được gửi bằng phương thức điện tử và cập nhật trên cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế; trường hợp cưỡng chế bằng biện pháp quy định tại
3. Quyết định cưỡng chế có hiệu lực thi hành trong thời hạn 01 năm kể từ ngày ban hành quyết định; trường hợp cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thì có hiệu lực thi hành trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ban hành quyết định.
1. Người ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đối tượng thuộc diện cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan phối hợp với cơ quan quản lý thuế thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
3. Lực lượng Công an nhân dân có trách nhiệm bảo vệ an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, hỗ trợ cơ quan quản lý thuế trong quá trình cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế khi có yêu cầu của người ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
1. Biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản áp dụng đối với đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế có tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác.
2. Khi nhận được quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác có trách nhiệm trích số tiền ghi trong quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế và chuyển sang tài khoản của ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước, đồng thời thông báo bằng văn bản cho người ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế và đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế biết.
3. Khi quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế đã hết hiệu lực mà Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác chưa trích đủ tiền thuế theo quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế thì phải thông báo bằng văn bản cho người ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế biết.
4. Trong thời hạn quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế có hiệu lực, nếu trong tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế còn số dư mà Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác không thực hiện việc trích tiền của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế để nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Chương XV của Luật này.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 130. Cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập
1. Biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập được áp dụng đối với người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế đang làm việc theo biên chế hoặc hợp đồng từ 06 tháng trở lên hoặc đang được hưởng trợ cấp hưu trí, mất sức.
2. Tỷ lệ khấu trừ tiền lương, trợ cấp hưu trí hoặc mất sức đối với cá nhân không thấp hơn 10% và không quá 30% tổng số tiền lương, trợ cấp hằng tháng của cá nhân đó; đối với những khoản thu nhập khác thì tỷ lệ khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế, nhưng không quá 50% tổng số thu nhập.
3. Cơ quan, tổ chức sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế có các trách nhiệm sau đây:
a) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế và chuyển số tiền đã khấu trừ vào tài khoản ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước theo nội dung ghi trong quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế kể từ kỳ trả tiền lương hoặc thu nhập gần nhất cho đến khi khấu trừ đủ số tiền thuế nợ theo quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, đồng thời thông báo cho người ra quyết định cưỡng chế và đối tượng bị cưỡng chế biết;
b) Trong trường hợp chưa khấu trừ đủ số tiền thuế nợ theo quyết định cưỡng chế mà hợp đồng lao động của đối tượng bị cưỡng chế chấm dứt, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động phải thông báo cho người ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế biết trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Cơ quan, tổ chức sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế cố tình không thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Chương XV của Luật này.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 131. Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có tiền thuế nợ quá hạn phải thông báo chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Không áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với các trường hợp sau đây:
a) Hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, đối tượng không chịu thuế hoặc có mức thuế suất thuế xuất khẩu là 0%;
b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ trực tiếp quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ khẩn cấp; hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 132. Cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn
1. Khi thực hiện biện pháp cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn, cơ quan quản lý thuế phải công khai trên cổng thông tin điện tử của cơ quan mình và trên phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 24 giờ.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 133. Cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên
1. Không áp dụng biện pháp kê biên tài sản trong trường hợp người nộp thuế là cá nhân đang trong thời gian chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Giá trị tài sản bị kê biên của đối tượng bị cưỡng chế tương đương với số tiền thuế đã ghi trong quyết định cưỡng chế và chi phí cho việc tổ chức thi hành cưỡng chế.
3. Những tài sản sau đây không được kê biên:
a) Thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu cho đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế và gia đình họ;
b) Công cụ lao động;
c) Nhà ở duy nhất, đồ dùng sinh hoạt thiết yếu cho đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế và gia đình họ;
d) Đồ thờ cúng; di vật, huân chương, huy chương, bằng khen;
đ) Tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh.
4. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kê biên tài sản, đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế không nộp đủ tiền thuế nợ thì cơ quan quản lý thuế được quyền bán đấu giá tài sản kê biên để thu đủ tiền thuế nợ.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Việc cưỡng chế thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác (sau đây gọi là bên thứ ba) đang nắm giữ được áp dụng khi cơ quan quản lý thuế có căn cứ xác định bên thứ ba đang có khoản nợ hoặc giữ tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế.
2. Nguyên tắc thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế từ bên thứ ba được quy định như sau:
a) Bên thứ ba có khoản nợ đến hạn phải trả cho đối tượng bị cưỡng chế hoặc giữ tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thì có trách nhiệm nộp tiền thuế nợ thay cho đối tượng bị cưỡng chế;
b) Trường hợp tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do bên thứ ba đang nắm giữ là đối tượng của các giao dịch bảo đảm hoặc thuộc trường hợp giải quyết phá sản thì việc thu tiền, tài sản khác từ bên thứ ba được thực hiện theo quy định của pháp luật;
c) Số tiền bên thứ ba nộp vào ngân sách nhà nước thay cho đối tượng bị cưỡng chế được xác định là số tiền đã thanh toán cho đối tượng bị cưỡng chế.
3. Trách nhiệm của bên thứ ba đang có khoản nợ hoặc giữ tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế được quy định như sau:
a) Cung cấp cho cơ quan quản lý thuế thông tin về khoản nợ hoặc khoản tiền, tài sản khác đang nắm giữ của đối tượng thuộc diện cưỡng chế, trong đó nêu rõ số lượng tiền, thời hạn thanh toán nợ, loại tài sản, số lượng tài sản, tình trạng tài sản;
b) Khi nhận được văn bản yêu cầu của cơ quan quản lý thuế thì không được chuyển trả tiền, tài sản khác cho đối tượng bị cưỡng chế cho đến khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế hoặc chuyển giao tài sản cho cơ quan quản lý thuế để làm thủ tục bán đấu giá tài sản;
c) Trong trường hợp không thực hiện được yêu cầu của cơ quan quản lý thuế thì phải có văn bản giải trình với cơ quan quản lý thuế trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của cơ quan quản lý thuế;
d) Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang có khoản nợ hoặc nắm giữ tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế không thực hiện nộp thay số tiền thuế bị cưỡng chế trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan quản lý thuế thì bị coi là nợ tiền thuế của Nhà nước và bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định tại
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 135. Cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề
1. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
2. Khi thực hiện biện pháp cưỡng chế quy định tại Điều này, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Luật Quản lý thuế 2019
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nội dung quản lý thuế
- Điều 5. Nguyên tắc quản lý thuế
- Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý thuế
- Điều 7. Đồng tiền khai thuế, nộp thuế
- Điều 8. Giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế
- Điều 9. Quản lý rủi ro trong quản lý thuế
- Điều 10. Xây dựng lực lượng quản lý thuế
- Điều 11. Hiện đại hóa công tác quản lý thuế
- Điều 12. Hợp tác quốc tế về thuế của cơ quan quản lý thuế
- Điều 13. Kế toán, thống kê về thuế
- Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ
- Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 16. Quyền của người nộp thuế
- Điều 17. Trách nhiệm của người nộp thuế
- Điều 18. Nhiệm vụ của cơ quan quản lý thuế
- Điều 19. Quyền hạn của cơ quan quản lý thuế
- Điều 20. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 21. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán nhà nước
- Điều 22. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra nhà nước
- Điều 23. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án
- Điều 24. Nhiệm vụ, quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Điều 25. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp
- Điều 26. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thông tin, báo chí
- Điều 27. Nhiệm vụ, quyền hạn của ngân hàng thương mại
- Điều 28. Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn
- Điều 29. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức, cá nhân khác
- Điều 30. Đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế
- Điều 31. Hồ sơ đăng ký thuế lần đầu
- Điều 32. Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế lần đầu
- Điều 33. Thời hạn đăng ký thuế lần đầu
- Điều 34. Cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế
- Điều 35. Sử dụng mã số thuế
- Điều 36. Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế
- Điều 37. Thông báo khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh
- Điều 38. Đăng ký thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp
- Điều 39. Chấm dứt hiệu lực mã số thuế
- Điều 40. Khôi phục mã số thuế
- Điều 41. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài chính, cơ quan thuế trong việc đăng ký thuế
- Điều 42. Nguyên tắc khai thuế, tính thuế
- Điều 43. Hồ sơ khai thuế
- Điều 44. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
- Điều 45. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế
- Điều 46. Gia hạn nộp hồ sơ khai thuế
- Điều 47. Khai bổ sung hồ sơ khai thuế
- Điều 48. Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong việc tiếp nhận hồ sơ khai thuế
- Điều 49. Nguyên tắc ấn định thuế
- Điều 50. Ấn định thuế đối với người nộp thuế trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế
- Điều 51. Xác định mức thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thuế
- Điều 52. Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 53. Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong việc ấn định thuế
- Điều 54. Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp số tiền thuế ấn định
- Điều 55. Thời hạn nộp thuế
- Điều 56. Địa điểm và hình thức nộp thuế
- Điều 57. Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
- Điều 58. Xác định ngày đã nộp thuế
- Điều 59. Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế
- Điều 60. Xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
- Điều 61. Nộp thuế trong thời gian giải quyết khiếu nại, khởi kiện
- Điều 62. Gia hạn nộp thuế
- Điều 63. Gia hạn nộp thuế trong trường hợp đặc biệt
- Điều 64. Hồ sơ gia hạn nộp thuế
- Điều 65. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ gia hạn nộp thuế
- Điều 66. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh
- Điều 67. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động
- Điều 68. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp
- Điều 69. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế là người đã chết, người bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự
- Điều 70. Các trường hợp hoàn thuế
- Điều 71. Hồ sơ hoàn thuế
- Điều 72. Tiếp nhận và phản hồi thông tin hồ sơ hoàn thuế
- Điều 73. Phân loại hồ sơ hoàn thuế
- Điều 74. Địa điểm kiểm tra hồ sơ hoàn thuế
- Điều 75. Thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế
- Điều 76. Thẩm quyền quyết định hoàn thuế
- Điều 77. Thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế
- Điều 78. Không thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 79. Miễn thuế, giảm thuế
- Điều 80. Hồ sơ miễn thuế, giảm thuế
- Điều 81. Nộp và tiếp nhận hồ sơ miễn thuế, giảm thuế
- Điều 82. Thời hạn giải quyết hồ sơ miễn thuế, giảm thuế đối với trường hợp cơ quan quản lý thuế quyết định số tiền thuế được miễn, giảm
- Điều 83. Các trường hợp được khoanh tiền thuế nợ
- Điều 84. Thủ tục, hồ sơ, thời gian, thẩm quyền khoanh nợ
- Điều 85. Trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
- Điều 86. Hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
- Điều 87. Thẩm quyền xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
- Điều 88. Trách nhiệm giải quyết hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
- Điều 89. Hóa đơn điện tử
- Điều 90. Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử
- Điều 91. Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
- Điều 92. Dịch vụ về hóa đơn điện tử
- Điều 93. Cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử
- Điều 94. Chứng từ điện tử
- Điều 95. Hệ thống thông tin người nộp thuế
- Điều 96. Xây dựng, thu thập, xử lý và quản lý hệ thống thông tin người nộp thuế
- Điều 97. Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc cung cấp thông tin
- Điều 98. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cung cấp thông tin người nộp thuế
- Điều 99. Bảo mật thông tin người nộp thuế
- Điều 100. Công khai thông tin người nộp thuế
- Điều 101. Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế
- Điều 102. Điều kiện cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế
- Điều 103. Cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế
- Điều 104. Cung cấp dịch vụ làm thủ tục về thuế
- Điều 105. Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế
- Điều 106. Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục hải quan
- Điều 107. Nguyên tắc kiểm tra thuế, thanh tra thuế
- Điều 108. Xử lý kết quả kiểm tra thuế, thanh tra thuế
- Điều 109. Kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế
- Điều 110. Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế
- Điều 111. Quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế trong kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế
- Điều 112. Nhiệm vụ, quyền hạn của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định kiểm tra thuế và công chức quản lý thuế trong việc kiểm tra thuế
- Điều 113. Các trường hợp thanh tra thuế
- Điều 114. Quyết định thanh tra thuế
- Điều 115. Thời hạn thanh tra thuế
- Điều 116. Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra thuế
- Điều 117. Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng đoàn thanh tra thuế, thành viên đoàn thanh tra thuế
- Điều 118. Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra thuế
- Điều 119. Kết luận thanh tra thuế
- Điều 120. Thanh tra lại trong hoạt động thanh tra thuế
- Điều 121. Thu thập thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế
- Điều 122. Tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế
- Điều 123. Khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế
- Điều 124. Trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
- Điều 125. Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
- Điều 126. Thẩm quyền quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
- Điều 127. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
- Điều 128. Trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
- Điều 129. Cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
- Điều 130. Cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập
- Điều 131. Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 132. Cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn
- Điều 133. Cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên
- Điều 134. Cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang giữ
- Điều 135. Cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề
- Điều 136. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế
- Điều 137. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế
- Điều 138. Hình thức xử phạt, mức phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả
- Điều 139. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế
- Điều 140. Miễn tiền phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế
- Điều 141. Hành vi vi phạm thủ tục thuế
- Điều 142. Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu
- Điều 143. Hành vi trốn thuế
- Điều 144. Xử lý hành vi vi phạm của ngân hàng thương mại, người bảo lãnh nộp tiền thuế trong lĩnh vực quản lý thuế
- Điều 145. Xử lý hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong lĩnh vực quản lý thuế
- Điều 146. Xử phạt vi phạm hành chính về phí, lệ phí, hóa đơn trong lĩnh vực quản lý thuế