Chương 3 Luật dự trữ quốc gia 2012
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHI CHO DỰ TRỮ QUỐC GIA
Điều 28. Ngân sách nhà nước chi cho dự trữ quốc gia
1. Ngân sách nhà nước chi cho dự trữ quốc gia thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.
2. Bộ Tài chính quản lý, phân bổ khoản chi cho mua hàng dự trữ quốc gia, mua bù hàng dự trữ quốc gia đã xuất trong năm kế hoạch sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 29. Ngân sách nhà nước chi cho mua hàng dự trữ quốc gia
1. Căn cứ vào kế hoạch dự trữ quốc gia và dự toán chi cho dự trữ quốc gia được giao, Bộ Tài chính cấp kinh phí cho bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia để mua hàng dự trữ quốc gia theo quy định.
2. Trường hợp mua bù hàng dự trữ quốc gia đã xuất thì bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia lập dự toán bổ sung gửi Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ.
3. Dự toán ngân sách nhà nước giao cho bộ, ngành để mua tăng, mua bù hàng dự trữ quốc gia trong năm kế hoạch chưa sử dụng hết do chưa mua đủ số lượng hàng dự trữ quốc gia; vật tư, thiết bị, hàng hóa có chu kỳ sản xuất vượt quá năm ngân sách, có tính chất thời vụ; hàng hóa đặc thù phục vụ quốc phòng, an ninh do Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định chuyển nguồn sang năm sau trên cơ sở đề nghị của Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia.
Điều 30. Ngân sách nhà nước chi cho đầu tư xây dựng cơ bản của dự trữ quốc gia
1. Ngân sách nhà nước chi cho đầu tư xây dựng cơ bản của dự trữ quốc gia được bố trí trong kế hoạch đầu tư phát triển hằng năm của bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia.
2. Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định của pháp luật.
Điều 31. Ngân sách nhà nước chi cho hoạt động quản lý dự trữ quốc gia
1. Ngân sách nhà nước chi cho hoạt động quản lý dự trữ quốc gia bao gồm: chi cho hoạt động của bộ máy quản lý; chi hoạt động nhập, xuất, mua, bán, bảo quản, bảo vệ, bảo hiểm hàng dự trữ quốc gia; chi nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ bảo quản; chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dự trữ quốc gia và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
3. Chi phí nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia được thực hiện theo chế độ khoán.
4. Chi phí nhập, xuất cấp hàng dự trữ quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ được Bộ Tài chính cấp theo dự toán được phê duyệt.
Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia căn cứ vào định mức kinh tế - kỹ thuật, hợp đồng bảo quản hàng dự trữ quốc gia, lập dự toán chi cho việc nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia, báo cáo Bộ Tài chính phê duyệt trước khi thực hiện; trường hợp chưa được phê duyệt, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định tạm ứng để các cơ quan, đơn vị dự trữ quốc gia triển khai thực hiện.
Điều 32. Cơ chế tài chính; chế độ kế toán, kiểm toán; chế độ thống kê, báo cáo về dự trữ quốc gia
1. Cơ chế tài chính đối với dự trữ quốc gia thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia lập dự toán chi ngân sách nhà nước cho hoạt động dự trữ quốc gia, gửi Bộ Tài chính kiểm tra, thẩm định, tổng hợp, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt.
Sau khi được Quốc hội phê duyệt, Thủ tướng Chính phủ quyết định giao dự toán và Bộ Tài chính thực hiện phân bổ cho bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia.
2. Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, đơn vị dự trữ quốc gia và tổ chức, doanh nghiệp bảo quản hàng dự trữ quốc gia phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý tài chính, ngân sách, kế toán, thống kê, kiểm toán và chế độ báo cáo về dự trữ quốc gia.
3. Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm kiểm tra, duyệt quyết toán ngân sách nhà nước đã cấp cho đơn vị bảo quản hàng dự trữ quốc gia và chịu trách nhiệm về quyết toán đã được duyệt; tổng hợp báo cáo quyết toán gửi Bộ Tài chính. Bộ Tài chính thẩm định, tổng hợp quyết toán về dự trữ quốc gia, báo cáo Chính phủ.
Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước về dự trữ quốc gia phải được kiểm toán theo quy định của pháp luật.
Luật dự trữ quốc gia 2012
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Mục tiêu của dự trữ quốc gia
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước về dự trữ quốc gia
- Điều 6. Nguồn hình thành dự trữ quốc gia
- Điều 7. Nguyên tắc quản lý, sử dụng hàng dự trữ quốc gia
- Điều 8. Tổ chức dự trữ quốc gia
- Điều 9. Chế độ, chính sách đối với người làm công tác dự trữ quốc gia
- Điều 10. Nội dung quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia
- Điều 11. Thanh tra chuyên ngành về dự trữ quốc gia
- Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội
- Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
- Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính
- Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia
- Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan dự trữ quốc gia chuyên trách
- Điều 18. Nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị dự trữ quốc gia
- Điều 19. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức, doanh nghiệp nhận hợp đồng thuê bảo quản
- Điều 20. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Điều 21. Phân công quản lý hàng dự trữ quốc gia
- Điều 22. Các hành vi bị cấm
- Điều 23. Chiến lược dự trữ quốc gia
- Điều 24. Kế hoạch dự trữ quốc gia
- Điều 25. Tổng mức dự trữ quốc gia
- Điều 26. Phương thức dự trữ quốc gia
- Điều 27. Danh mục hàng dự trữ quốc gia
- Điều 28. Ngân sách nhà nước chi cho dự trữ quốc gia
- Điều 29. Ngân sách nhà nước chi cho mua hàng dự trữ quốc gia
- Điều 30. Ngân sách nhà nước chi cho đầu tư xây dựng cơ bản của dự trữ quốc gia
- Điều 31. Ngân sách nhà nước chi cho hoạt động quản lý dự trữ quốc gia
- Điều 32. Cơ chế tài chính; chế độ kế toán, kiểm toán; chế độ thống kê, báo cáo về dự trữ quốc gia
- Điều 33. Nguyên tắc nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia
- Điều 34. Các trường hợp nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia
- Điều 35. Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
- Điều 36. Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia trong tình huống đột xuất, cấp bách
- Điều 37. Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo kế hoạch, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia
- Điều 38. Điều chuyển nội bộ hàng dự trữ quốc gia
- Điều 39. Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia trong các trường hợp khác
- Điều 40. Phương thức mua hàng dự trữ quốc gia
- Điều 41. Mua hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về đấu thầu
- Điều 42. Điều kiện chỉ định thầu
- Điều 43. Mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng
- Điều 44. Phương thức bán hàng dự trữ quốc gia
- Điều 45. Bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia
- Điều 46. Bán chỉ định, bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng
- Điều 47. Thanh lý hàng dự trữ quốc gia
- Điều 48. Thẩm quyền quyết định phương thức mua, bán hàng dự trữ quốc gia
- Điều 49. Giá mua, giá bán hàng dự trữ quốc gia
- Điều 50. Định mức chi phí nhập, chi phí xuất, chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia
- Điều 51. Nguyên tắc bảo quản hàng dự trữ quốc gia
- Điều 52. Trách nhiệm bảo quản hàng dự trữ quốc gia
- Điều 53. Điều kiện được thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia
- Điều 54. Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế- kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia
- Điều 55. Nguyên tắc sử dụng hàng dự trữ quốc gia
- Điều 56. Trách nhiệm xuất cấp, tiếp nhận hàng dự trữ quốc gia
- Điều 57. Quản lý, sử dụng hàng dự trữ quốc gia
- Điều 58. Quy hoạch tổng thể hệ thống kho dự trữ quốc gia
- Điều 59. Quy hoạch chi tiết mạng lưới kho dự trữ quốc gia
- Điều 60. Quy hoạch quỹ đất sử dụng xây dựng kho dự trữ quốc gia
- Điều 61. Yêu cầu đối với kho dự trữ quốc gia
- Điều 62. Tiêu chuẩn kho dự trữ quốc gia
- Điều 63. Hiện đại hóa hoạt động dự trữ quốc gia
- Điều 64. Nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và ứng dụng công nghệ bảo quản hàng dự trữ quốc gia