Chương 4 Luật Đấu thầu 2023
QUY TRÌNH, THỦ TỤC LỰA CHỌN NHÀ THẦU, NHÀ ĐẦU TƯ
Mục 1. QUY TRÌNH, THỦ TỤC LỰA CHỌN NHÀ THẦU
Điều 43. Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu
1. Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế bao gồm các bước sau đây:
a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
d) Thương thảo hợp đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn.Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, cung cấp dịch vụ phi tư vấn áp dụng đấu thầu quốc tế, gói thầu hỗn hợp và gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao, trường hợp cần thiết, bên mời thầu có thể thương thảo hợp đồng với nhà thầu xếp hạng thứ nhất;
đ) Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu và giải thích lý do nhà thầu không trúng thầu theo yêu cầu của nhà thầu (nếu có);
e) Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
2. Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với chỉ định thầu bao gồm các bước sau đây:
a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
c) Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về đề xuất của một hoặc các nhà thầu (nếu có);
d) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
đ) Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng;
Đối với trường hợp quy định tại điểm m khoản 1 Điều 23 của Luật này, người có thẩm quyền có thể quyết định áp dụng quy trình rút gọn bao gồm các bước sau: chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu; hoàn thiện hợp đồng; trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
3. Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với chào hàng cạnh tranh bao gồm các bước sau đây:
a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
d) Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu và giải thích lý do nhà thầu không trúng thầu theo yêu cầu của nhà thầu (nếu có);
đ) Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
4. Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm trực tiếp bao gồm các bước sau đây:
a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
c) Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về đề xuất của nhà thầu;
d) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
đ) Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
5. Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với tự thực hiện bao gồm các bước sau đây:
a) Chuẩn bị phương án tự thực hiện, bao gồm dự thảo thỏa thuận giao việc;
b) Hoàn thiện phương án tự thực hiện;
c) Phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
d) Ký kết thỏa thuận giao việc; quản lý việc thực hiện gói thầu.
6. Lựa chọn tư vấn cá nhân được áp dụng khi công việc của gói thầu chỉ yêu cầu một hoặc một số chuyên gia có kinh nghiệm, năng lực thực hiện mà không cần sự tham gia của tổ chức, không yêu cầu các điều kiện để thực hiện công việc như đối với nhà thầu là tổ chức. Quy trình, thủ tục lựa chọn tư vấn cá nhân bao gồm các bước sau đây:
a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
c) Đánh giá hồ sơ lý lịch khoa học của nhà thầu tư vấn cá nhân;
d) Thương thảo hợp đồng;
e) Ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
7. Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu có sự tham gia thực hiện của cộng đồng bao gồm các bước sau đây:
a) Chuẩn bị phương án lựa chọn cộng đồng dân cư, tổ, nhóm thợ tại địa phương để triển khai thực hiện gói thầu;
b) Tổ chức lựa chọn;
c) Phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn;
d) Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
8. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 44. Nội dung hồ sơ mời thầu đối với lựa chọn nhà thầu
1. Hồ sơ mời thầu bao gồm:
a) Chỉ dẫn nhà thầu, tùy chọn mua thêm (nếu có);
b) Bảng dữ liệu đấu thầu;
c) Tiêu chuẩn đánh giá về tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu; năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; kỹ thuật; tài chính, thương mại; uy tín của nhà thầu thông qua việc tham dự thầu, thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó và chất lượng hàng hóa tương tự đã sử dụng.
Trường hợp sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt, hồ sơ mời thầu phải nêu rõ phạm vi công việc và yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu phụ đặc biệt;
d) Biểu mẫu mời thầu và dự thầu;
đ) Phạm vi cung cấp, yêu cầu về kỹ thuật, điều khoản tham chiếu;
e) Điều kiện và biểu mẫu hợp đồng;
g) Các hồ sơ, bản vẽ và các nội dung khác (nếu có).
2. Hồ sơ mời thầu được nêu xuất xứ theo nhóm nước, vùng lãnh thổ. Trường hợp gói thầu thuộc quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 23 và đáp ứng đủ điều kiện áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này nhưng người có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh để lựa chọn nhà thầu thì hồ sơ mời thầu được quy định về xuất xứ, nhãn hiệu của hàng hóa.
3. Hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
4. Trường hợp hồ sơ mời thầu có các nội dung vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này thì các nội dung này sẽ bị coi là vô hiệu, không phải là căn cứ để đánh giá hồ sơ dự thầu.
Điều 45. Thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu
1. Thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu được quy định như sau:
a) Thời gian chuẩn bị hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển tối thiểu là 09 ngày đối với đấu thầu trong nước, 18 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu;
b) Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế tối thiểu là 18 ngày đối với đấu thầu trong nước, 35 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời thầu được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu; đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu không quá 20 tỷ đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng thì thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 09 ngày đối với đấu thầu trong nước,18 ngày đối với đấu thầu quốc tế;
c) Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu đối với chào hàng cạnh tranh tối thiểu là 05 ngày làm việc kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời thầu được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu;
d) Trường hợp gói thầu đủ điều kiện áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật này nhưng người có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu thì thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 09 ngày kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời thầu được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu;
đ) Việc sửa đổi hồ sơ mời thầu được thực hiện trong thời gian tối thiểu là 10 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu; đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu không quá 20 tỷ đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng, việc sửa đổi hồ sơ mời thầu được thực hiện trong thời gian tối thiểu là 03 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu. Việc sửa đổi hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được thực hiện trong thời gian tối thiểu là 03 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu.
2. Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu được phát hành đồng thời với thông báo mời nộp hồ sơ quan tâm, thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu.
3. Đối với các công việc khác ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người có thẩm quyền, chủ đầu tư có trách nhiệm quyết định thời gian thực hiện trên cơ sở bảo đảm tiến độ của dự án, gói thầu.
b) Chuẩn bị đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư gồm: lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu;
c) Tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư gồm: mời thầu; phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu; chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút, thay thế hồ sơ dự thầu;
d) Đánh giá hồ sơ dự thầu gồm: mở thầu; kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu; đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu;
đ) Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư; giải thích lý do nhà đầu tư không trúng thầu theo yêu cầu của nhà đầu tư (nếu có);
2. Trường hợp pháp luật về đất đai, pháp luật về quản lý ngành, lĩnh vực quy định phải đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư khi có từ 02 nhà đầu tư trở lên quan tâm, ngoài các bước quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ mời quan tâm, thông báo mời quan tâm, tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án và phê duyệt kết quả mời quan tâm trước khi thực hiện bước chuẩn bị đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Cơ quan có thẩm quyền công bố dự án đầu tư kinh doanh trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà đầu tư.
a) Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có);
b) Tên dự án; mục tiêu; quy mô đầu tư; vốn đầu tư;
c) Địa điểm thực hiện dự án; hiện trạng sử dụng đất, diện tích khu đất thực hiện dự án; mục đích sử dụng đất; các chỉ tiêu quy hoạch được duyệt;
d) Thời hạn, tiến độ thực hiện dự án; sơ bộ phương án phân kỳ đầu tư hoặc phân chia dự án thành phần (nếu có); tiến độ thực hiện dự án theo từng giai đoạn (nếu có);
đ) Tên bên mời thầu; hình thức và phương thức lựa chọn nhà đầu tư; thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;
e) Nội dung khác có liên quan.
Điều 48. Nội dung hồ sơ mời thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư
1. Hồ sơ mời thầu bao gồm:
a) Chỉ dẫn nhà đầu tư;
b) Bảng dữ liệu đấu thầu;
c) Nội dung kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu;
d) Phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư; phương án đầu tư kinh doanh; hiệu quả sử dụng đất hoặc hiệu quả đầu tư, phát triển ngành, lĩnh vực;
đ) Biểu mẫu mời thầu và dự thầu;
e) Thông tin và yêu cầu thực hiện dự án đầu tư kinh doanh;
g) Dự thảo hợp đồng, biểu mẫu hợp đồng;
h) Nội dung khác có liên quan.
2. Hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà đầu tư gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
Điều 49. Thời gian tổ chức lựa chọn nhà đầu tư
1. Đối với đấu thầu trong nước, thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 45 ngày kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời thầu đến ngày có thời điểm đóng thầu.
2. Đối với đấu thầu quốc tế, thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 60 ngày kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời thầu đến ngày có thời điểm đóng thầu.
3. Đối với các công việc khác ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người có thẩm quyền, bên mời thầu có trách nhiệm quyết định thời gian thực hiện trên cơ sở bảo đảm tiến độ thực hiện của dự án đầu tư kinh doanh.
Điều 50. Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư qua mạng
1. Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh trong nước phải thực hiện trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo lộ trình sau đây:
a) Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024, việc đấu thầu qua mạng hoặc không qua mạng thực hiện theo quy định của Chính phủ;
b) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, áp dụng đấu thầu qua mạng đối với tất cả các gói thầu, trừ trường hợp không đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại khoản 5 Điều này.
2. Các nội dung lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được thực hiện trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia bao gồm:
a) Đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
b) Lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
c) Lập, nộp hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ đăng ký thực hiện dự án, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;
d) Mở thầu;
đ) Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, mời thương thảo hợp đồng, thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
e) Thỏa thuận liên danh, bảo lãnh dự thầu điện tử, bảo lãnh thực hiện hợp đồng điện tử;
g) Làm rõ các nội dung trong đấu thầu;
h) Gửi và nhận đơn kiến nghị;
i) Hợp đồng điện tử;
k) Thanh toán điện tử.
3. Văn bản điện tử trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia có giá trị theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, làm cơ sở đối chiếu, so sánh, xác thực thông tin phục vụ công tác đánh giá, thẩm định, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và giải ngân.
4. Các chi phí trong đấu thầu qua mạng bao gồm: chi phí tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu theo quy định tại điểm c khoản 1 và
5. Chính phủ quy định việc kết nối, chia sẻ thông tin theo quy định tại khoản 6 Điều 51 của Luật này; kỹ thuật đấu thầu qua mạng phù hợp với tính năng và sự phát triển của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; quy trình, thủ tục, chi phí đấu thầu qua mạng; lộ trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng; những trường hợp không đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Điều 51. Yêu cầu đối với Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
1. Công khai, không hạn chế truy cập, tiếp cận đối với thông tin được đăng tải công khai trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
2. Nguồn thời gian của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được xác định theo quy định của pháp luật về nguồn thời gian chuẩn quốc gia.
3. Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoạt động liên tục, thống nhất, ổn định, an toàn thông tin, có khả năng xác thực người dùng, bảo mật và toàn vẹn dữ liệu.
4. Thực hiện ghi lại thông tin và truy xuất được lịch sử các giao dịch trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
5. Bảo đảm nhà thầu, nhà đầu tư không thể gửi hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đến bên mời thầu sau thời điểm đóng thầu.
6. Các thông tin về nhà thầu, nhà đầu tư được kết nối, chia sẻ từ Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thông tin quản lý thuế, Hệ thống thông tin quản lý ngân sách, kho bạc và các hệ thống khác. Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được kết nối với các Cổng thông tin điện tử, Hệ thống công nghệ thông tin khác để trao đổi, chia sẻ dữ liệu, thông tin phục vụ đấu thầu qua mạng và quản lý nhà nước về đấu thầu.
Điều 52. Trách nhiệm của tổ chức vận hành Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
1. Bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng, bảo mật cơ sở dữ liệu của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
2. Bảo đảm tính toàn vẹn của các hồ sơ trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, ngăn chặn hành vi truy cập trái phép, thay thế hồ sơ bất hợp pháp.
3. Bảo đảm an toàn, an ninh bảo mật cho người dùng và quản lý hồ sơ người dùng; có cơ chế ghi lại thông tin và truy xuất nguồn gốc thông tin theo thời gian, hành động trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
4. Xây dựng Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia đảm bảo tương thích với các hệ thống khác; giao diện thân thiện, đáp ứng tiêu chuẩn trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
5. Quản trị rủi ro an toàn thông tin, an ninh mạng của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
6. Không được sử dụng các thông tin về dự án, dự án đầu tư kinh doanh, gói thầu, chủ đầu tư, bên mời thầu, nhà thầu, nhà đầu tư và các thông tin khác trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia để phục vụ cho các mục đích không thuộc chức năng, nhiệm vụ của tổ chức vận hành Hệ thống.
7. Bảo đảm hệ thống phần cứng đáp ứng yêu cầu triển khai các hoạt động đấu thầu.
8. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Luật Đấu thầu 2023
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Áp dụng Luật Đấu thầu, pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư
- Điều 6. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu
- Điều 7. Thông tin về đấu thầu
- Điều 8. Cung cấp và đăng tải thông tin về đấu thầu
- Điều 9. Xử lý và lưu trữ hồ sơ trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư
- Điều 10. Ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư
- Điều 11. Đấu thầu quốc tế
- Điều 12. Ngôn ngữ sử dụng trong đấu thầu
- Điều 13. Đồng tiền dự thầu
- Điều 14. Bảo đảm dự thầu
- Điều 15. Chi phí trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư
- Điều 16. Các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu
- Điều 17. Hủy thầu
- Điều 18. Đình chỉ cuộc thầu, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư
- Điều 19. Tổ chuyên gia, tổ thẩm định
- Điều 20. Các hình thức lựa chọn nhà thầu
- Điều 21. Đấu thầu rộng rãi
- Điều 22. Đấu thầu hạn chế
- Điều 23. Chỉ định thầu
- Điều 24. Chào hàng cạnh tranh
- Điều 25. Mua sắm trực tiếp
- Điều 26. Tự thực hiện
- Điều 27. Tham gia thực hiện của cộng đồng
- Điều 28. Đàm phán giá
- Điều 29. Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt
- Điều 30. Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ
- Điều 31. Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ
- Điều 32. Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ
- Điều 33. Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ
- Điều 36. Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án
- Điều 37. Nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu
- Điều 38. Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu
- Điều 39. Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu
- Điều 40. Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án
- Điều 41. Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự toán mua sắm
- Điều 42. Đấu thầu trước
- Điều 43. Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu
- Điều 44. Nội dung hồ sơ mời thầu đối với lựa chọn nhà thầu
- Điều 45. Thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu
- Điều 46. Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư
- Điều 47. Công bố dự án đầu tư kinh doanh
- Điều 48. Nội dung hồ sơ mời thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư
- Điều 49. Thời gian tổ chức lựa chọn nhà đầu tư
- Điều 50. Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư qua mạng
- Điều 51. Yêu cầu đối với Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
- Điều 52. Trách nhiệm của tổ chức vận hành Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
- Điều 53. Mua sắm tập trung
- Điều 54. Thỏa thuận khung
- Điều 55. Lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế
- Điều 56. Ưu đãi trong mua thuốc
- Điều 57. Lựa chọn nhà thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công
- Điều 58. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp
- Điều 59. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn
- Điều 60. Xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn
- Điều 61. Xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp
- Điều 64. Loại hợp đồng
- Điều 65. Hồ sơ hợp đồng với nhà thầu
- Điều 66. Điều kiện ký kết hợp đồng
- Điều 67. Ký kết hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn
- Điều 68. Bảo đảm thực hiện hợp đồng
- Điều 69. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng
- Điều 70. Sửa đổi hợp đồng
- Điều 71. Ký kết hợp đồng và nguyên tắc thực hiện hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh
- Điều 72. Hồ sơ hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh
- Điều 73. Nội dung hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh
- Điều 74. Thời hạn hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh
- Điều 75. Bảo đảm thực hiện hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh
- Điều 76. Sửa đổi hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh
- Điều 77. Trách nhiệm của người có thẩm quyền
- Điều 78. Trách nhiệm của chủ đầu tư
- Điều 79. Trách nhiệm của bên mời thầu
- Điều 80. Trách nhiệm của tổ chuyên gia
- Điều 81. Trách nhiệm của tổ thẩm định
- Điều 82. Trách nhiệm của nhà thầu, nhà đầu tư
- Điều 83. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu
- Điều 84. Trách nhiệm quản lý nhà nước về đấu thầu
- Điều 85. Trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 86. Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu
- Điều 87. Xử lý vi phạm
- Điều 88. Xử lý tình huống trong hoạt động đấu thầu
- Điều 89. Giải quyết kiến nghị trong hoạt động đấu thầu
- Điều 90. Điều kiện xem xét, giải quyết kiến nghị
- Điều 91. Quy trình giải quyết kiến nghị về lựa chọn nhà thầu
- Điều 92. Quy trình giải quyết kiến nghị về lựa chọn nhà đầu tư
- Điều 93. Thành phần, trách nhiệm và hoạt động của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị
- Điều 94. Quyền khởi kiện và yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời