Điều 3 Luật đa dạng sinh học 2008
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo tồn đa dạng sinh học là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền.
2. Bảo tồn tại chỗ là bảo tồn loài hoang dã trong môi trường sống tự nhiên của chúng; bảo tồn loài cây trồng, vật nuôi đặc hữu, có giá trị trong môi trường sống, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng.
3. Bảo tồn chuyển chỗ là bảo tồn loài hoang dã ngoài môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của chúng; bảo tồn loài cây trồng, vật nuôi đặc hữu, có giá trị ngoài môi trường sống, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền trong các cơ sở khoa học và công nghệ hoặc cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền.
4. Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học là cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, cứu hộ, nhân giống loài hoang dã, cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền phục vụ mục đích bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học.
5. Đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên.
6. Đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học là xác định tính chất nguy hại tiềm ẩn và mức độ thiệt hại có thể xảy ra trong hoạt động liên quan đến sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen, nhất là việc sử dụng, phóng thích sinh vật biến đổi gen và mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen.
7. Gen là một đơn vị di truyền, một đoạn của vật chất di truyền quy định các đặc tính cụ thể của sinh vật.
8. Hành lang đa dạng sinh học là khu vực nối liền các vùng sinh thái tự nhiên cho phép các loài sinh vật sống trong các vùng sinh thái đó có thể liên hệ với nhau.
9. Hệ sinh thái là quần xã sinh vật và các yếu tố phi sinh vật của một khu vực địa lý nhất định, có tác động qua lại và trao đổi vật chất với nhau.
10. Hệ sinh thái tự nhiên là hệ sinh thái hình thành, phát triển theo quy luật tự nhiên, vẫn còn giữ được các nét hoang sơ.
11. Hệ sinh thái tự nhiên mới là hệ sinh thái mới hình thành và phát triển trên vùng bãi bồi tại cửa sông ven biển, vùng có phù sa bồi đắp và các vùng đất khác.
12. Khu bảo tồn thiên nhiên (sau đây gọi là khu bảo tồn) là khu vực địa lý được xác lập ranh giới và phân khu chức năng để bảo tồn đa dạng sinh học.
13. Loài hoang dã là loài động vật, thực vật, vi sinh vật và nấm sinh sống và phát triển theo quy luật.
14. Loài bị đe dọa tuyệt chủng là loài sinh vật đang có nguy cơ bị suy giảm hoàn toàn số lượng cá thể.
15. Loài bị tuyệt chủng trong tự nhiên là loài sinh vật chỉ còn tồn tại trong điều kiện nuôi, trồng nhân tạo nằm ngoài phạm vi phân bố tự nhiên của chúng.
16. Loài đặc hữu là loài sinh vật chỉ tồn tại, phát triển trong phạm vi phân bố hẹp và giới hạn trong một vùng lãnh thổ nhất định của Việt Nam mà không được ghi nhận là có ở nơi khác trên thế giới.
17. Loài di cư là loài động vật có toàn bộ hoặc một phần quần thể di chuyển thường xuyên, định kỳ hoặc theo mùa từ khu vực địa lý này đến khu vực địa lý khác.
18. Loài ngoại lai là loài sinh vật xuất hiện và phát triển ở khu vực vốn không phải là môi trường sống tự nhiên của chúng.
19. Loài ngoại lai xâm hại là loài ngoại lai lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển.
20. Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ là loài hoang dã, giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa - lịch sử mà số lượng còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng.
21. Mẫu vật di truyền là mẫu vật thực vật, động vật, vi sinh vật và nấm mang các đơn vị chức năng di truyền còn khả năng tái sinh.
22. Nguồn gen bao gồm các loài sinh vật, các mẫu vật di truyền trong khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, cơ sở nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và trong tự nhiên.
23. Phát triển bền vững đa dạng sinh học là việc khai thác, sử dụng hợp lý các hệ sinh thái tự nhiên, phát triển nguồn gen, loài sinh vật và bảo đảm cân bằng sinh thái phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
24. Phóng thích sinh vật biến đổi gen là việc chủ động đưa sinh vật biến đổi gen vào môi trường tự nhiên.
25. Quản lý rủi ro là việc thực hiện các biện pháp an toàn để ngăn ngừa, xử lý và khắc phục rủi ro đối với đa dạng sinh học trong các hoạt động có liên quan đến sinh vật biến đổi gen và mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen.
26. Quần thể sinh vật là một nhóm cá thể của cùng một loài sinh vật sinh sống và phát triển trong một khu vực nhất định.
27. Sinh vật biến đổi gen là sinh vật có cấu trúc di truyền bị thay đổi bằng công nghệ chuyển gen.
28. Tri thức truyền thống về nguồn gen là sự hiểu biết, kinh nghiệm, sáng kiến của người dân địa phương về bảo tồn và sử dụng nguồn gen.
29. Tiếp cận nguồn gen là hoạt động điều tra, thu thập nguồn gen để nghiên cứu phát triển, sản xuất sản phẩm thương mại.
30. Vùng đệm là vùng bao quanh, tiếp giáp khu bảo tồn, có tác dụng ngăn chặn, giảm nhẹ tác động tiêu cực từ bên ngoài đối với khu bảo tồn.
Luật đa dạng sinh học 2008
- Số hiệu: 20/2008/QH12
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 13/11/2008
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Phú Trọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 143 đến số 144
- Ngày hiệu lực: 01/07/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học
- Điều 6. Trách nhiệm quản lý nhà nước về đa dạng sinh học
- Điều 7. Những hành vi bị nghiêm cấm về đa dạng sinh học
- Điều 8. Căn cứ lập quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước
- Điều 9. Nội dung quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước
- Điều 10. Lập, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước, quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của bộ, cơ quan ngang bộ
- Điều 11. Công bố, tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước
- Điều 12. Căn cứ lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Điều 13. Nội dung quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Điều 14. Lập, thẩm định, thông qua, điều chỉnh quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Điều 15. Công bố, tổ chức thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Điều 16. Khu bảo tồn, phân cấp khu bảo tồn
- Điều 17. Vườn quốc gia
- Điều 18. Khu dự trữ thiên nhiên
- Điều 19. Khu bảo tồn loài - sinh cảnh
- Điều 20. Khu bảo vệ cảnh quan
- Điều 21. Nội dung của dự án thành lập khu bảo tồn
- Điều 22. Lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia
- Điều 23. Quyết định thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia
- Điều 24. Lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn và quyết định thành lập khu bảo tồn cấp tỉnh
- Điều 25. Sử dụng đất trong khu bảo tồn
- Điều 26. Phân khu chức năng và ranh giới khu bảo tồn
- Điều 27. Trách nhiệm quản lý khu bảo tồn
- Điều 28. Tổ chức quản lý khu bảo tồn
- Điều 29. Quyền và trách nhiệm của Ban quản lý, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn
- Điều 30. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn
- Điều 31. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có hoạt động hợp pháp trong khu bảo tồn
- Điều 32. Quản lý vùng đệm của khu bảo tồn
- Điều 33. Báo cáo về hiện trạng đa dạng sinh học của khu bảo tồn
- Điều 34. Điều tra, đánh giá và xác lập chế độ phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên
- Điều 35. Phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên trên vùng đất ngập nước tự nhiên
- Điều 36. Phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên trên vùng núi đá vôi và vùng đất chưa sử dụng không thuộc hệ sinh thái rừng
- Điều 37. Loài được đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
- Điều 38. Đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
- Điều 39. Thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
- Điều 40. Quyết định loài được đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
- Điều 41. Bảo tồn loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
- Điều 42. Thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
- Điều 43. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
- Điều 44. Loài hoang dã bị cấm khai thác và loài hoang dã được khai thác có điều kiện trong tự nhiên
- Điều 45. Nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
- Điều 46. Trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, mua, bán, tặng cho, lưu giữ, vận chuyển các loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và mẫu vật di truyền, sản phẩm của chúng
- Điều 47. Cứu hộ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
- Điều 48. Bảo vệ giống cây trồng, vật nuôi đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủng
- Điều 49. Bảo vệ loài vi sinh vật và nấm đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe doạ tuyệt chủng
- Điều 50. Điều tra và lập Danh mục loài ngoại lai xâm hại
- Điều 51. Kiểm soát việc nhập khẩu loài ngoại lai xâm hại, sự xâm nhập từ bên ngoài của loài ngoại lai
- Điều 52. Kiểm soát việc nuôi trồng loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại
- Điều 53. Kiểm soát sự lây lan, phát triển của loài ngoại lai xâm hại
- Điều 54. Công khai thông tin về loài ngoại lai xâm hại
- Điều 55. Quản lý nguồn gen
- Điều 56. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen
- Điều 57. Trình tự, thủ tục tiếp cận nguồn gen
- Điều 58. Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích
- Điều 59. Giấy phép tiếp cận nguồn gen
- Điều 60. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen
- Điều 61. Chia sẻ lợi ích từ việc tiếp cận nguồn gen
- Điều 62. Lưu giữ và bảo quản mẫu vật di truyền
- Điều 63. Điều tra, thu thập, đánh giá, cung cấp, quản lý thông tin về nguồn gen
- Điều 64. Bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen
- Điều 65. Trách nhiệm quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học
- Điều 66. Lập, thẩm định báo cáo đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học; cấp giấy chứng nhận an toàn của sinh vật biển đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biển đổi gen đối với đa dạng sinh học
- Điều 67. Công khai thông tin về mức độ rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học
- Điều 68. Quản lý cơ sở dữ liệu về sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen liên quan đến đa dạng sinh học
- Điều 69. Hợp tác quốc tế và việc thực hiện điều ước quốc tế về đa dạng sinh học
- Điều 70. Hợp tác với các nước có chung biên giới với Việt Nam
- Điều 71. Điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, quản lý thông tin, số liệu về đa dạng sinh học
- Điều 72. Báo cáo về đa dạng sinh học
- Điều 73. Tài chính cho việc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học
- Điều 74. Dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học
- Điều 75. Bồi thường thiệt hại về đa dạng sinh học