Điều 22 Luật Công an nhân dân 2005
1. Đối tượng xét phong cấp bậc hàm:
a) Sinh viên tốt nghiệp đại học tại các trường của Công an nhân dân được phong cấp bậc hàm Thiếu uý; học sinh tốt nghiệp trung cấp tại các trường của Công an nhân dân được phong cấp bậc hàm Trung sĩ;
b) Cán bộ, công chức hoặc người tốt nghiệp các học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề được tuyển dụng vào Công an nhân dân thì căn cứ vào trình độ được đào tạo và nhiệm vụ được giao sẽ được phong cấp bậc hàm tương ứng;
c) Công dân phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân được phong cấp bậc hàm Binh nhì, Binh nhất, Hạ sĩ, Trung sĩ, Thượng sĩ.
2. Điều kiện xét thăng cấp bậc hàm:
Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân được thăng cấp bậc hàm khi cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất quy định đối với chức vụ đang đảm nhiệm, đủ tiêu chuẩn về chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định và đủ thời hạn xét thăng cấp bậc hàm quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Thời hạn xét thăng cấp bậc hàm:
a) Hạ sĩ quan, sĩ quan nghiệp vụ:
Hạ sĩ lên Trung sĩ : 1 năm;
Trung sĩ lên Thượng sĩ : 1 năm;
Thượng sĩ lên Thiếu uý : 2 năm;
Thiếu uý lên Trung uý : 2 năm;
Trung uý lên Thượng uý : 3 năm;
Thượng uý lên Đại uý : 3 năm;
Đại uý lên Thiếu tá : 4 năm;
Thiếu tá lên Trung tá : 4 năm;
Trung tá lên Thượng tá : 4 năm;
Thượng tá lên Đại tá : 4 năm;
Thăng hàm cấp tướng không quy định thời hạn;
b) Thời hạn xét thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật; hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân do Chính phủ quy định;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và hoạt động nghiệp vụ thì có thể được xét thăng cấp bậc hàm vượt bậc; lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác, nghiên cứu khoa học, học tập thì có thể được xét thăng cấp bậc hàm trước thời hạn;
d) Thời gian sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng cấp bậc hàm; đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ bị giáng cấp bậc hàm, sau một năm kể từ ngày bị giáng cấp bậc hàm, nếu tiến bộ thì được xét thăng cấp bậc hàm.
Luật Công an nhân dân 2005
- Số hiệu: 54/2005/QH11
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 29/11/2005
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 31 đến số 32
- Ngày hiệu lực: 01/07/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Vị trí, chức năng của Công an nhân dân
- Điều 5. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công an nhân dân
- Điều 6. Tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân
- Điều 7. Công dân phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân
- Điều 8. Chế độ phục vụ của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên chức Công an nhân dân
- Điều 9. Xây dựng Công an nhân dân
- Điều 10. Giám sát hoạt động của Công an nhân dân
- Điều 11. Ngày truyền thống của Công an nhân dân
- Điều 12. Quan hệ phối hợp giữa Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ với Công an nhân dân
- Điều 13. Chế độ, chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ Công an nhân dân
- Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của Công an nhân dân
- Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng An ninh nhân dân
- Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Cảnh sát nhân dân
- Điều 17. Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân
- Điều 18. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể và cơ cấu tổ chức của Công an nhân dân
- Điều 19. Chỉ huy trong Công an nhân dân
- Điều 20. Phân loại sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
- Điều 21. Hệ thống cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
- Điều 22. Đối tượng, điều kiện, thời hạn xét phong, thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
- Điều 23. Hệ thống chức vụ cơ bản trong Công an nhân dân
- Điều 24. Hệ thống cấp bậc hàm của sĩ quan Công an nhân dân
- Điều 25. Thẩm quyền phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức các chức vụ trong Công an nhân dân
- Điều 26. Điều động sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
- Điều 27. Biệt phái sĩ quan Công an nhân dân
- Điều 28. Hạn tuổi phục vụ của sĩ quan Công an nhân dân
- Điều 29. Nghĩa vụ, trách nhiệm của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
- Điều 30. Những việc sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân không được làm
- Điều 31. Bảo đảm kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của Công an nhân dân
- Điều 32. Trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ của Công an nhân dân
- Điều 33. Trang phục, Công an hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân
- Điều 34. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
- Điều 35. Tiền lương, phụ cấp và điều kiện làm việc đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
- Điều 36. Chăm sóc sức khoẻ đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân và gia đình 1. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân đang công tác được chăm sóc sức khoẻ; khi bị thương, ốm đau ở xa các cơ sở y tế của Công an nhân dân hoặc mắc bệnh do tai nạn rủi ro nghề nghiệp và những bệnh mà cơ sở y tế của Công an nhân dân không có khả năng điều trị thì được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế không thuộc Công an nhân dân, được Công an nhân dân thanh toán viện phí và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
- Điều 37. Chế độ nghỉ ngơi của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
- Điều 38. Chế độ, chính sách đối với sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi phục vụ trong Công an nhân dân
- Điều 39. Quyền, nghĩa vụ và chế độ, chính sách đối với công nhân, viên chức Công an nhân dân