Chương 1 Law on the People’s public security Forces
Luật này quy định về nguyên tắc tổ chức, hoạt động; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và chế độ, chính sách đối với Công an nhân dân.
Luật này áp dụng đối với Công an nhân dân, cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài cư trú, hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng điều ước quốc tế đó.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo vệ an ninh quốc gia là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
2. Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội.
3. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ là công dân Việt Nam được tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện và hoạt động trong các lĩnh vực nghiệp vụ của Công an nhân dân được phong, thăng cấp bậc hàm cấp tướng, cấp tá, cấp úy, hạ sĩ quan.
4. Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật là công dân Việt Nam , có trình độ chuyên môn kỹ thuật, hoạt động trong Công an nhân dân được phong, thăng cấp bậc hàm cấp tá, cấp úy, hạ sĩ quan.
5. Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ là công dân Việt Nam thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được phong, thăng cấp bậc hàm Thượng sĩ, Trung sĩ, Hạ sĩ, Binh nhất, Binh nhì.
6. Công nhân công an là người được tuyển dụng vào làm việc trong Công an nhân dân mà không thuộc diện được phong cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ.
Điều 4. Vị trí, cơ cấu của Công an nhân dân
Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Công an nhân dân gồm lực lượng An ninh nhân dân, lực lượng Cảnh sát nhân dân và Công an xã.
Điều 5. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Công an nhân dân
1. Công an nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Công an nhân dân được tổ chức tập trung, thống nhất và theo cấp hành chính từ trung ương đến cơ sở.
3. Hoạt động của Công an nhân dân phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; cấp dưới phục tùng cấp trên; dựa vào Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Điều 6. Ngày truyền thống của Công an nhân dân
Ngày 19 tháng 8 hằng năm là ngày truyền thống của Công an nhân dân và là ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.
Điều 7. Tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân
1. Công dân có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khoẻ, có nguyện vọng và năng khiếu phù hợp với công tác công an thì có thể được tuyển chọn vào Công an nhân dân.
2. Công an nhân dân được ưu tiên tuyển chọn sinh viên, học sinh xuất sắc tốt nghiệp ở các học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề có đủ tiêu chuẩn để đào tạo, bổ sung vào Công an nhân dân.
Điều 8. Nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân
1. Công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân là thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc trong lực lượng vũ trang nhân dân. Hằng năm, Công an nhân dân được tuyển chọn công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ vào phục vụ trong Công an nhân dân với thời hạn là ba năm.
2. Thủ tục tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được áp dụng như đối với công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
Điều 9. Chế độ phục vụ của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân và công nhân công an
1. Sĩ quan Công an nhân dân phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp; hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp hoặc chế độ nghĩa vụ; công nhân công an phục vụ theo chế độ tuyển dụng.
2. Công dân phục vụ trong Công an nhân dân xuất ngũ, chuyển ngành phải thực hiện nghĩa vụ quân sự trong ngạch dự bị theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Xây dựng Công an nhân dân
1. Nhà nước có chính sách đào tạo, bồi dưỡng sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân; xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
2. Cơ quan, tổ chức và công dân có trách nhiệm tham gia xây dựng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh.
Điều 11. Giám sát hoạt động của Công an nhân dân
1. Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện giám sát hoạt động của Công an nhân dân.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm tuyên truyền, động viên mọi tầng lớp nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ Công an nhân dân thực hiện nhiệm vụ và xây dựng Công an nhân dân, giám sát việc thực hiện pháp luật về Công an nhân dân.
Điều 12. Quan hệ phối hợp giữa Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ với Công an nhân dân
1. Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Công an nhân dân để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và xây dựng Công an nhân dân.
2. Việc phối hợp giữa Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ với Công an nhân dân do Chính phủ quy định.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm tham gia, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ Công an nhân dân thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
2. Nhà nước bảo vệ, giữ bí mật cho cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ Công an nhân dân trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ Công an nhân dân trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm có thành tích thì được khen thưởng; bị tổn hại về danh dự thì được khôi phục, bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù; người bị thương tích, tổn hại về sức khoẻ, tính mạng thì bản thân và gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Law on the People’s public security Forces
- Số hiệu: 73/2014/QH13
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 27/11/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/07/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Vị trí, cơ cấu của Công an nhân dân
- Điều 5. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Công an nhân dân
- Điều 6. Ngày truyền thống của Công an nhân dân
- Điều 7. Tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân
- Điều 8. Nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân
- Điều 9. Chế độ phục vụ của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân và công nhân công an
- Điều 10. Xây dựng Công an nhân dân
- Điều 11. Giám sát hoạt động của Công an nhân dân
- Điều 12. Quan hệ phối hợp giữa Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ với Công an nhân dân
- Điều 13. Trách nhiệm và chế độ, chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ Công an nhân dân
- Điều 16. Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân
- Điều 17. Thẩm quyền quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức trong Công an nhân dân
- Điều 18. Chỉ huy trong Công an nhân dân
- Điều 19. Phân loại sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
- Điều 20. Hệ thống cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
- Điều 21. Đối tượng, điều kiện, thời hạn xét phong, thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
- Điều 22. Phong, thăng cấp bậc hàm trước thời hạn và phong, thăng cấp bậc hàm vượt bậc
- Điều 23. Chức vụ của sĩ quan Công an nhân dân
- Điều 24. Cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan Công an nhân dân
- Điều 25. Thẩm quyền phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức các chức vụ trong Công an nhân dân
- Điều 26. Thủ tục phong, thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân
- Điều 27. Điều động sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
- Điều 28. Biệt phái sĩ quan Công an nhân dân
- Điều 29. Hạn tuổi phục vụ của sĩ quan Công an nhân dân
- Điều 30. Nghĩa vụ, trách nhiệm của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
- Điều 31. Những việc sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân không được làm
- Điều 32. Bảo đảm kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của Công an nhân dân
- Điều 33. Trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ của Công an nhân dân
- Điều 34. Trang phục, Công an hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân
- Điều 35. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
- Điều 36. Tiền lương, phụ cấp, nhà ở và điều kiện làm việc đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
- Điều 37. Chăm sóc sức khoẻ đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, sinh viên, học sinh Công an nhân dân và thân nhân
- Điều 38. Chế độ nghỉ ngơi của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
- Điều 39. Chế độ, chính sách đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân nghỉ hưu, chuyển ngành, xuất ngũ, nghỉ theo chế độ bệnh binh, hy sinh, từ trần
- Điều 40. Chế độ, chính sách đối với sinh viên, học sinh, công nhân công an, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ