Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8901/KH-UBND | Lâm Đồng, ngày 13 tháng 10 năm 2023 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 58-CTr/TU NGÀY 07/6/2023 CỦA TỈNH ỦY THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 36-NQ/TW NGÀY 30/01/2023 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC TRONG TÌNH HÌNH MỚI
Căn cứ Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong thời kỳ mới (Nghị quyết số 36-NQ/TW) và Chương trình hành động số 58-CTr/TU ngày 07/6/2023 của Tỉnh ủy Lâm Đồng thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị (Chương trình hành động số 58-CTr/TU).
Trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 231/TTr-SNN ngày 29/10/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 58-CTr/TU của Tỉnh ủy như sau:
I. Mục đích, yêu cầu
1. Xác định các nội dung nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện hoàn thành các mục tiêu của Nghị quyết số 36-NQ/TW, Chương trình hành động số 58-CTr/TU.
2. Gắn nhiệm vụ phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học với từng ngành, từng lĩnh vực để đưa công nghệ sinh học thành ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng, phục vụ hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Lâm Đồng.
3. Tổ chức quán triệt sâu sắc, tuyên truyền, nâng cao nhận thức và thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 36-NQ/TW đến các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến cơ sở.
4. Xây dựng, ban hành những cơ chế, chính sách khuyến khích nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong các lĩnh vực sản xuất và đời sống.
5. Thu hút các nguồn lực đầu tư vào phát triển công nghệ sinh học; hình thành ngành kinh tế-kỹ thuật quan trọng, đóng góp lớn cho phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh.
II. Mục tiêu
1. Mục tiêu đến 2030:
a) Làm chủ được công nghệ tế bào thực vật thế hệ mới trong nghiên cứu, chọn tạo và nhân giống cây trồng quy mô công nghiệp và sản xuất các loại nấm, dược liệu cao cấp; khu vực thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận hình thành công nghiệp sản xuất giống cây trồng invitro với sản lượng trên 150 triệu cây giống/năm.
b) Phát triển công nghệ sản xuất và ứng dụng các chế phẩm sinh học, thiên địch thay thế 25% các sản phẩm hóa học trong sản xuất nông nghiệp, ứng dụng thành tựu công nghệ sinh học trong bảo quản, sơ chế, chế biến nông sản; qua đó nâng cao 15% giá trị sản phẩm.
c) Ứng dụng công nghệ sinh học hiệu quả trong quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường, xử lý chất thải và bảo tồn đa dạng sinh học; tỷ lệ các loại chất thải hữu cơ có thể tái chế bằng các biện pháp sinh học đạt trên 20% chất thải phát sinh.
d) Kịp thời tiếp cận và ứng dụng các quy trình kỹ thuật, công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học tiên tiến, hiện đại trong y tế tại địa phương.
e) Doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ sinh học tăng 50% về quy mô đầu tư và giá trị sản phẩm.
2. Tầm nhìn đến 2045:
Lâm Đồng trở thành Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học thuộc nhóm dẫn đầu cả nước, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất giống cây trồng. Công nghiệp sinh học đóng góp trên 15% GRDP của tỉnh.
III. Nhiệm vụ giải pháp:
1. Quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ đảng viên và nhân dân về ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học trong tình hình mới:
a) Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố tổ chức nghiên cứu, phổ biến, quán triệt Nghị quyết số 36-NQ/TW và Chương trình hành động số 58-CTr/TU đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại cơ quan đơn vị; tạo nhận thức đúng về vai trò, tầm quan trọng của nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học đối với quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế trong điều kiện hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu hiện nay.
b) Lồng ghép với các nhiệm vụ của từng ngành, địa phương triển khai các biện pháp tuyên truyền, vận động phù hợp đến từng nhóm đối tượng (nhà nghiên cứu, doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân) và theo từng lĩnh vực; định hướng đúng và tạo chuyển biến mạnh mẽ việc ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất phù hợp với điều kiện, khả năng thực tế.
c) Thường xuyên rà soát, bổ sung các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học vào Chương trình, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo nhiệm kỳ và hằng năm của các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị, gắn với kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết theo quy định.
2. Xây dựng và triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển ứng dụng công nghệ sinh học:
a) Thực hiện rà soát các cơ chế chính sách có liên quan đến phát triển ứng dụng công nghệ sinh học của Trung ương, địa phương; đánh giá khả năng triển khai và xác định nguồn lực cụ thể thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển công nghệ sinh học trên địa bàn.
b) Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho các sản phẩm công nghệ sinh học tại địa phương. Nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật địa phương về sản phẩm công nghệ sinh học cho phù hợp.
c) Nghiên cứu, áp dụng thí điểm các cơ chế chính sách mới, trong đó có các cơ chế chính sách tạo đột phá phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong một số lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế của tỉnh.
d) Hỗ trợ các nhà đầu tư, các doanh nghiệp tiếp cận các chính sách hỗ trợ phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học thuận lợi, quy trình thủ tục đơn giản, hiệu quả; hướng dẫn các tổ chức cá nhân hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sinh học nâng cao năng lực tiếp cận công nghệ mới, sở hữu trí tuệ; thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ.
đ) Khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp đầu tư (trong nước và nước ngoài) ứng dụng công nghệ sinh học tiên tiến, đặc biệt là các dự án tại khu công nghiệp và cụm công nghiệp của tỉnh; huy động các nguồn lực xã hội cho phát triển công nghệ sinh học.
e) Tăng cường mối liên kết giữa các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong nghiên cứu, phát triển, chuyển giao và ứng dụng công nghệ sinh học; khuyến khích các đơn vị thỏa thuận, hợp tác, chia sẻ để phát huy tối đa hiệu quả đầu tư.
3. Đẩy mạnh phát triển ứng dụng hiệu quả công nghệ sinh học trong từng lĩnh vực:
a) Trong nông nghiệp: Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 429/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030 phù hợp với điều kiện và lợi thế phát triển của tỉnh; trong đó tập trung một số nhiệm vụ giải pháp sau:
- Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ gen, công nghệ vi nhân giống để tạo ra các loại giống cây trồng có đặc tính ưu việt, sạch bệnh, năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, có khả năng chống chịu với điều kiện biến đổi khí hậu và phù hợp thổ nhưỡng của tỉnh, nhất là các giống cây mà tỉnh có khả năng sản xuất hàng hóa với quy mô công nghiệp, phù hợp với nhu cầu thị trường, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Thúc đẩy phát triển sản xuất giống cây trồng quy mô công nghiệp bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật; trước mắt khuyến khích các tổ chức, cá nhân mở rộng sản xuất, nâng cao năng lực thông qua việc tiếp tục thực hiện sản xuất, gia công giống xuất khẩu và từng bước làm chủ về bản quyền, công nghệ và hình thành ngành công nghiệp sản xuất giống mang tầm khu vực với sản lượng trên 150 triệu cây giống/năm; giá trị đạt trên 20 triệu USD/năm.
- Mở rộng và phát triển ngành sản xuất nấm dược liệu quy mô lớn, tập trung vào các sản phẩm có giá trị kinh tế cao như đông trùng hạ thảo, linh chi, hầu thủ... phục vụ sản xuất các loại thực phẩm chức năng, dược liệu.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thụ tinh nhân tạo trên bò, heo; nghiên cứu bổ sung những kỹ thuật mới nhằm nâng cao tỷ lệ thụ thai bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo; tăng cường sử dụng tinh bò phân biệt giới tính trong phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt; ứng dụng công nghệ cấy truyền phôi vào sản xuất chăn nuôi bò thịt, bò sữa để phục vụ sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế.
- Thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp triển khai ứng dụng các quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm sinh học như: các chế phẩm sinh học thế hệ mới, kít chẩn đoán, quản lý dịch bệnh cây trồng vật nuôi và kiểm soát dư lượng các chất cấm trong nông sản; sản phẩm phân bón hữu cơ sinh học; thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học; sản xuất thức ăn chăn nuôi, các enzyme, vi sinh vật có lợi; tạo sản phẩm nâng cao hiệu quả sử dụng dinh dưỡng vật nuôi; các chế phẩm sinh học xử lý môi trường đất, chuồng nuôi, ao hồ nuôi trồng thủy sản.
- Hình thành cơ sở dữ liệu ADN/barcode/ chỉ thị phân tử đối với nguồn gen di truyền bản địa làm cơ sở cho việc bảo tồn, khai thác, phục tráng và phát triển thương hiệu, chỉ dẫn địa lý đối với nông sản.
- Tiếp tục phát triển các chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, trong đó ưu tiên hỗ trợ các chuỗi liên kết có ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất, sơ chế, chế biến; phấn đấu đến 2030 có trên 50% số chuỗi liên kết có áp dụng công nghệ sinh học trong sản xuất.
b) Công nghiệp: Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 22/9/2021 của Thủ tướng chính phủ, phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành công thương đến năm 2030 phù hợp với điều kiện và lợi thế phát triển của tỉnh; trong đó tập trung một số nhiệm vụ giải pháp sau:
- Xây dựng và mở rộng các mô hình ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo quản, chế biến các loại nông sản chủ lực để giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch, đa dạng hóa và nâng cao giá trị sản phẩm; đẩy mạnh thu hút các nhà máy chế biến nông sản quy mô lớn.
- Áp dụng các công nghệ sinh học trong bảo quản nông sản, gồm: phương pháp MAP (Modified atmosphere packaging), màng sinh học, ứng dụng công nghệ chín chậm trong bảo quản rau quả; sản xuất các loại chế phẩm vi sinh, sản phẩm thứ cấp từ công nghiệp vi sinh, công nghệ sinh khối vi sinh vật và các sản phẩm enzyme sử dụng trong công nghiệp chế biến các loại thực phẩm từ bột, tinh bột, trái cây, thịt, sữa; chế biến các loại thực phẩm, đồ uống lên men, đồ uống chứa probiotic, sản phẩm đồ uống có độ cồn thấp, nước giải khát có nguồn gốc tự nhiên...
- Hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tạo sản phẩm sợi sinh học từ thực vật, vi sinh vật sử dụng trong xây dựng và gia dụng; thực hiện lên men các sản phẩm hữu cơ như tinh bột, cellulose, lignocellulose từ sinh khối và phế, phụ phẩm ngành nông nghiệp tạo ra sản phẩm ethanol sinh học; thử nghiệm trồng vi tảo để phục vụ việc nghiên cứu sản xuất thử nghiệm ethanol sinh học, diesel sinh học, tạo tiền đề cho việc đầu tư sản xuất nhiên liệu sinh học trên địa bàn tỉnh.
c) Y tế:
- Tiếp nhận và triển khai ứng dụng các quy trình kỹ thuật hiện đại về công nghệ sinh học nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác y tế dự phòng, chẩn đoán, khám và điều trị bệnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.
- Ứng dụng các kết quả nghiên cứu về công nghệ sinh học trong hỗ trợ chẩn đoán, điều trị các bệnh ung thư, các bệnh lý về di truyền và trong công nghệ tế bào gốc, trong xét nghiệm như ứng dụng công nghệ gen (kỹ thuật PCR, real-time) phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh; phân tích miễn dịch, phát hiện một số protein có liên quan đến sự hình thành khối u, xác định bệnh một cách nhanh chóng và chính xác.
- Ứng dụng các loại vắc xin được sản xuất bằng công nghệ sinh học tiên tiến để đáp ứng nhu cầu phòng bệnh cho nhân dân, loại trừ một số bệnh truyền nhiễm, lây lan trong cộng đồng.
- Ứng dụng các kỹ thuật công nghệ sinh hiện đại, các bộ kit sinh học trong chẩn đoán, phát hiện nhanh vi sinh vật gây bệnh và các độc tố nhằm chuẩn hóa và kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nguồn nguyên liệu đầu vào và các sản phẩm liên quan để bảo đảm sức khỏe cho người dân.
- Phát triển sản xuất, ứng dụng các sản phẩm công nghệ sinh học trong y dược: chiết xuất hoạt chất từ dược liệu; sản xuất, bảo quản và bào chế dược liệu; các loại thực phẩm chức năng, sản phẩm bổ dưỡng, giải độc từ dược liệu phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
d) Tài nguyên môi trường:
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học, xử lý chất thải và quan trắc môi trường.
- Hỗ trợ thúc đẩy chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ sinh học trong lĩnh vực môi trường đối với các dự án đầu tư mới; ưu tiên áp dụng các công nghệ xử lý môi trường bằng công nghệ sinh học trong triển khai các dự án về bảo vệ môi trường.
- Phối hợp với các bên liên quan để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ, làm chủ công nghệ hiện đại sản xuất các sản phẩm công nghiệp sinh học bảo vệ môi trường; ưu tiên ứng dụng các công nghệ hiện đại trong tái chế chất thải, xử lý phụ phẩm nông nghiệp, sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo từ thiên nhiên và các nguồn chất thải phát sinh từ nông nghiệp, công nghiệp.
- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng có hiệu quả nguồn gen sinh vật.
4. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ sinh học:
a) Tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 25/7/2022 của Tỉnh ủy về đào tạo phát triển và nâng cao nguồn nhân lực tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; trong đó, chú trọng xây dựng, phát triển đội ngũ nhà khoa học đầu ngành, hình thành và phát triển các nhóm nghiên cứu có uy tín trong lĩnh vực công nghệ sinh học; tăng cường hợp tác đào tạo nhân lực công nghệ sinh học có trình độ cao; xây dựng cơ chế thu hút đội ngũ cán bộ chuyên gia công nghệ sinh học có trình độ cao.
b) Tập trung đầu tư nguồn lực nhằm nâng cao năng lực phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, trong đó ngân sách nhà nước chủ yếu hỗ trợ đầu tư nâng cao năng lực nghiên cứu, làm chủ các công nghệ mới, ưu tiên trong lĩnh vực công nghệ sinh học và phát triển sản phẩm có lợi thế.
c) Hỗ trợ, phát triển các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ sinh học, các cơ sở nghiên cứu công nghệ sinh học. Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ, thiết bị nhằm tăng hiệu quả sản xuất sản phẩm công nghệ, ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất. Hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu phát triển, chuyển giao công nghệ, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ sinh học.
d) Hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hệ thống phòng thí nghiệm công nghệ sinh học hiện có trên địa bàn tỉnh, các trung tâm đánh giá, kiểm định, trung tâm kiểm soát dịch bệnh đạt tiêu chuẩn được chứng nhận, đáp ứng yêu cầu đánh giá, kiểm định chất lượng sản phẩm, giám sát và phòng, chống dịch bệnh trong tình hình mới.
đ) Huy động, sử dụng nguồn xã hội hóa, vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực công nghệ sinh học, đặc biệt là phát triển công nghiệp chế biến, công nghệ môi trường, phòng chống thiên tai, dịch bệnh.
e) Phối hợp với các viện, trường đại học, cơ quan nghiên cứu trên địa bàn để triển khai các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ sinh học; hình thành các khu nghiên cứu, chuyển giao và ươm tạo công nghệ; áp dụng và phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp, bảo tồn nguồn gen sinh vật. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống dữ liệu thông tin khoa học công nghệ phục vụ công tác nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học.
5. Hợp tác quốc tế:
a) Tăng cường hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học trong nghiên cứu khoa học, thử nghiệm công nghệ, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ sinh học; đẩy mạnh kết nối cung cầu công nghệ để giới thiệu các thành tựu trong lĩnh vực công nghệ sinh học, thúc đẩy phát triển công nghiệp sinh học trên địa bàn tỉnh; tạo điều kiện, hỗ trợ các doanh nghiệp hợp tác và tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ nước ngoài và những công nghệ sản xuất sản phẩm có lợi thế cạnh tranh.
b) Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ sinh học, tuân thủ các điều ước quốc tế có liên quan đến công nghệ sinh học mà Việt Nam tham gia. Khuyến khích mua, chuyển giao, trao đổi công nghệ sinh học; trong đó, quan tâm nghiên cứu, chuyển giao công nghệ mới, công nghệ có giá trị cao phù hợp với đặc điểm của tỉnh; hợp tác nghiên cứu mô hình phát triển kinh tế sinh học, quản lý tài nguyên, quản lý kinh tế, xã hội bền vững với các quốc gia có trình độ công nghệ sinh học phát triển. Chủ động tìm hiểu, nắm bắt thông tin, xây dựng các chương trình, dự án công nghệ sinh học để đề xuất tài trợ, hỗ trợ thông qua các chương trình hợp tác trong và ngoài nước.
c) Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học; đặc biệt là các dự án đầu tư vào các khu cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
V. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Là cơ quan thường trực chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành địa phương tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch.
b) Chủ trì, phối hợp với các sở ngành địa phương rà soát, điều chỉnh và ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học trên địa bàn tỉnh; rà soát, đề xuất bổ sung kế hoạch đầu tư công để thực hiện các chương trình, dự án phát triển ứng dụng công nghệ sinh học.
c) Tham mưu, triển khai các nhiệm vụ giải pháp phát triển ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp tại điểm 2, Kế hoạch này. Lồng ghép kinh phí từ các nguồn vốn được giao để triển khai các nội dung Kế hoạch.
d) Thực hiện rà soát, đánh giá kết quả thực hiện; tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo quá trình triển khai và tổ chức sơ kết, tổng kết kết quả triển khai thực hiện.
2. Sở Khoa học và Công nghệ:
a) Chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan trong công tác định hướng, đề xuất và triển khai có hiệu quả những nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, xây dựng quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các sản phẩm có ứng dụng công nghệ sinh học và trình UBND tỉnh phê duyệt, tổ chức quản lý các nhiệm vụ khoa học công nghệ theo quy định.
b) Hướng dẫn, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ; các doanh nghiệp khởi nghiệp ứng dụng công nghệ sinh học; các cơ sở ươm tạo công nghệ; ươm tạo doanh nghiệp khoa học công nghệ. Hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ, thiết bị nhằm sản xuất sản phẩm công nghệ đạt trình độ cao. Hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ sinh học nâng cao năng lực tiếp cận công nghệ mới, sở hữu trí tuệ.
c) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, lồng ghép các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học trong các hoạt động nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ.
3. Các Sở: Công Thương; Y tế; Tài nguyên và Môi trường:
a) Chủ động tham mưu, triển khai các nhiệm vụ giải pháp tại điểm 2 khoản III Kế hoạch này trên địa bàn toàn tỉnh. Lồng ghép kinh phí từ các nguồn vốn được giao để triển khai các nội dung Kế hoạch.
b) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học; tìm kiếm, ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực phụ trách; đề xuất các chương trình dự án cụ thể bổ sung vào kế hoạch đầu tư công để triển khai thực hiện.
4. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ động phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố các tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh công tác truyền thông về các nội dung của Nghị quyết số 36-NQ/TW, Chương trình hành động số 58-CTr/TU và Kế hoạch này nhằm tạo sự đồng thuận trong xã hội, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh lồng ghép cơ chế, chính sách đầu tư phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học vào các chính sách thu hút, hỗ trợ đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
6. Sở Tài chính: Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ khả năng cân đối của ngân sách tỉnh, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí chi thường xuyên, lồng ghép với kinh phí thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch khác có liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn liên quan.
7. Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát, tham mưu chính sách sử dụng và trọng dụng đối với đội ngũ cán bộ khoa học trẻ, có trình độ chuyên môn cao, nhà khoa học đầu ngành tham gia các hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sinh học theo quy định; tổng hợp nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực công nghệ sinh học từ các cơ quan, đơn vị, tham mưu lồng ghép vào kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hàng năm.
8. Cục Thống kê tỉnh: Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ngành liên quan thực hiện thống kê, đánh giá tỷ trọng đóng góp của công nghệ sinh học vào GRDP của tỉnh và các chỉ tiêu khác của kế hoạch.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
a) Căn cứ vào Kế hoạch này, chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, làm cơ sở để bố trí nguồn lực từ ngân sách địa phương và huy động các nguồn lực hợp pháp thực hiện.
b) Đẩy mạnh triển khai các dự án ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực công nghệ sinh học; hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận các công nghệ mới, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất kinh doanh; tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp công nghiệp sinh học đầu tư sản xuất phù hợp với kế hoạch, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội: Phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các ngành, các cấp thống nhất hành động để thực hiện mục tiêu Nghị quyết số 36-NQ/TW và Chương trình hành động số 58-CTr/TU.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 58-CTr/TU ngày 07/6/2023 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới. Trong quá trình triển khai, thực hiện, nếu có vướng mắc, yêu cầu các đơn vị, địa phương kịp thời báo cáo đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 218/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình hành động 21-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW “Về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững trong tình hình mới” do tỉnh Sơn La ban hành
- 2Kế hoạch 182/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình hành động 88-CTr/TU về thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 3Kế hoạch 218/KH-UBND năm 2023 thực hiện Kế hoạch 270-KH/TU về thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 4Kế hoạch 2981/KH-UBND năm 2023 triển khai Chương trình hành động 67-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW “về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Gia Lai”
- 5Kế hoạch 724/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình hành động 24-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 6Kế hoạch 384/KH-UBND năm 2023 phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030
- 7Kế hoạch 189/KH-UBND năm 2023 thực hiện Nghị quyết 189/NQ-CP và Kế hoạch 203-KH/TU thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới do tỉnh Hưng Yên ban hành
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Quyết định 429/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 1600/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án “Phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương đến năm 2030” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị quyết 36-NQ/TW năm 2023 về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 5Kế hoạch 218/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình hành động 21-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW “Về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững trong tình hình mới” do tỉnh Sơn La ban hành
- 6Kế hoạch 182/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình hành động 88-CTr/TU về thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 7Kế hoạch 218/KH-UBND năm 2023 thực hiện Kế hoạch 270-KH/TU về thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 8Kế hoạch 2981/KH-UBND năm 2023 triển khai Chương trình hành động 67-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW “về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Gia Lai”
- 9Kế hoạch 724/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình hành động 24-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 10Kế hoạch 384/KH-UBND năm 2023 phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030
- 11Kế hoạch 189/KH-UBND năm 2023 thực hiện Nghị quyết 189/NQ-CP và Kế hoạch 203-KH/TU thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới do tỉnh Hưng Yên ban hành
Kế hoạch 8901/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình hành động 58-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong thời kỳ mới do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- Số hiệu: 8901/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 13/10/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Nguyễn Ngọc Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra