Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 79/KH-UBND | Thanh Hóa, ngày 09 tháng 4 năm 2018 |
CHỐNG THẤT THU THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 06/6/2017 về tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày ngày 16/5/2016 theo tinh thần Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp, trong đó giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương “quản lý chặt chẽ, thu thuế đúng, đủ, kịp thời đối với hộ kinh doanh lớn; chống thất thu đối với hộ khoán”.
Để triển khai chống thất thu và chấn chỉnh công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch chống thất thu thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh với các nội dung như sau:
1. Mục đích
- Kiểm tra chống thất thu thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Tăng cường quản lý các hộ kinh doanh theo quy định của Luật quản lý thuế.
- Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các hộ kinh doanh có quy mô lớn, sử dụng nhiều lao động, sử dụng hóa đơn số lượng lớn hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, nộp thuế theo phương pháp kê khai và hạch toán kế toán; từ đó góp phần hoàn thành chỉ tiêu thành lập doanh nghiệp.
2. Yêu cầu
Triển khai kế hoạch chống thất thu thuế đối với hộ kinh doanh phải đảm bảo yêu cầu sau:
- Nội dung chống thất thu cả về doanh thu và diện hộ quản lý thuế. Kế hoạch kiểm tra phải gắn với chỉ tiêu phát triển doanh nghiệp.
- Thực hiện chống thất thu đúng quy định của pháp luật thuế, khách quan, bình đẳng.
- Chống thất thu phải có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, tránh hình thức; kết hợp đồng bộ với các biện pháp thanh tra, kiểm tra, khảo sát, vận động, đấu tranh để người nộp thuế tự giác kê khai doanh thu sát thực tế kinh doanh.
- Cơ quan Thuế, cơ quan Thanh tra và các cơ quan, ban, ngành, đơn vị trên địa bàn phải có sự phối hợp, đồng thuận theo chỉ đạo của UBND cùng cấp.
II. NỘI DUNG VÀ PHẠM VI KIỂM TRA
1. Kiểm tra chống thất thu đối với hộ kinh doanh nộp thuế khoán có doanh thu đến mức nộp thuế (trên 100 triệu đồng)
1.1.Đối tượng kiểm tra
- Hộ kinh doanh có quy mô lớn hoặc sử dụng nhiều lao động hoặc sử dụng nhiều hóa đơn, đáp ứng điều kiện lên doanh nghiệp nhưng chưa chuyển lên doanh nghiệp;
- Hộ kinh doanh ngành nghề ăn uống, dịch vụ (đặc biệt là các dịch vụ chịu thuế TTĐB), thương mại có thương hiệu nổi tiếng, thu hút nhiều khách hàng trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố; hộ kinh doanh có từ 02 địa điểm kinh doanh trở lên; chuyển nhượng thương hiệu; liên tục mở thêm cửa hàng mới; hộ kinh doanh có hoạt động bán hàng hóa cả trong và ngoài tỉnh;
- Hộ kinh doanh nộp thuế khoán kinh doanh vật liệu xây dựng có nguồn gốc tài nguyên khoáng sản (cát, đá, sỏi, gỗ, sản phẩm từ gỗ,...).
1.2. Số lượng hộ kinh doanh kiểm tra
- Thành phố Thanh Hóa: 1.000 hộ; thành phố Sầm Sơn: 100 hộ, thị xã Bỉm Sơn: 100 hộ;
- Các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Lang Chánh, Như Thanh: 30 hộ/huyện;
- Các huyện: Đông Sơn, Ngọc Lặc, Bá Thước, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Vĩnh Lộc, Thường Xuân, Như Xuân: 50 hộ/huyện;
- Các huyện còn lại: 70 hộ/huyện.
2. Kiểm tra hộ kinh doanh nộp thuế khoán có mức doanh thu từ 100 triệu đồng trở xuống (không phải nộp thuế)
Đoàn kiểm tra liên ngành lựa chọn ngẫu nhiên, tiến hành điều tra, khảo sát doanh thu thực tế tối thiểu 10% số hộ kinh doanh dưới ngưỡng nộp thuế.
3. Kiểm tra về công tác quản lý diện hộ trên địa bàn
Trên cơ sở số liệu điều tra thống kê, số hộ nộp lệ phí môn bài và số hộ đang theo dõi quản lý trên bộ thuế, rà soát đánh giá thực tế kinh doanh trên địa bàn để xác định thời gian và khu vực kiểm tra diện hộ kinh doanh để đưa hết số hộ thuộc diện nộp thuế vào quản lý thu thuế:
- Tập trung kiểm tra tại khu vực trung tâm thương mại, các khu vực chợ hay tụ điểm kinh doanh, các tuyến phố chính của các phường, xã, thị trấn;
- Hộ kinh doanh sản xuất các loại thực phẩm, hàng tiêu dùng… tại khu dân cư chưa quản lý thuế;
- Hộ kinh doanh sáng, tối, bán hoa, quả, thực phẩm… thường xuyên kinh doanh các ngày trong tháng;
- Hộ kinh doanh là đầu mối, tập kết hàng hóa để bán sỉ, bán lẻ...
- Hộ kinh doanh vận tải hàng hóa, xe hợp đồng chở khách.
4. Thời gian thực hiện kiểm tra chống thất thu thuế
Từ tháng 5 năm 2018 đến hết tháng 12 năm 2019.
1. Trách nhiệm của các đơn vị:
a) UBND huyện, thị xã, thành phố:
- Tham mưu cho Ban Thường vụ huyện ủy, thị ủy, thành ủy ban hành Chỉ thị về tăng cường quản lý thu ngân sách và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn.
- Thành lập Ban chỉ đạo chống thất thu thuế do một (01) đồng chí Phó chủ tịch UBND cấp huyện làm trưởng ban; 01 Lãnh đạo Chi cục Thuế làm phó ban thường trực; các thành viên gồm: Thanh tra huyện, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, Công an huyện, Phòng Văn hóa - Thông tin và Đội Quản lý thị trường.
- Thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành, thành phần gồm: Chi cục Thuế, Thanh tra huyện, Công an huyện, phòng Văn hóa - Thông tin, Đội Quản lý thị trường, UBND xã, phường, thị trấn do cơ quan Thuế chủ trì thực hiện kiểm tra chống thất thu thuế khoán đối với hộ kinh doanh. Đoàn kiểm tra liên ngành được sử dụng con dấu của Chi cục Thuế để ban hành quyết định kiểm tra, quyết định xử phạt (nếu có) và các văn bản gửi hộ kinh doanh do Trưởng đoàn ký; xây dựng Kế hoạch kiểm tra hàng tháng, số hộ phải kiểm tra theo từng địa bàn cụ thể trình UBND cấp huyện phê duyệt.
- Chỉ đạo Chi cục Thuế thực hiện khảo sát, điều tra doanh thu làm cơ sở điều chỉnh mức thuế khoán đối với hộ kinh doanh theo hướng dẫn tại Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh;... (nêu trên) và Quy trình quản lý thuế cá nhân kinh doanh ban hành kèm theo Quyết định số 2371/QĐ-TCT ngày 18/12/2015 của Tổng cục Thuế; phê duyệt danh sách kiểm tra hộ kinh doanh do Chi cục Thuế trình với số lượng hộ kinh doanh tối thiểu phải đạt chỉ tiêu nêu tại điểm 2 Mục II Kế hoạch này.
- Chỉ đạo Thanh tra huyện, Công an huyện, Phòng Văn hóa - Thông tin và Đội Quản lý thị trường khu vực phối hợp với Chi cục Thuế tiến hành kiểm tra chống thất thu thuế theo kế hoạch.
- Yêu cầu UBND xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch phối hợp với cơ quan Thuế để chỉ đạo các Đội thuế tăng cường công tác kiểm tra, chống thất thu trên địa bàn, hàng tháng đánh giá kết quả làm được và nội dung kiểm tra cho tháng tiếp theo; quán triệt đến các tổ chức chính trị - xã hội để tuyên truyền tới từng phố, thôn, các chợ, tụ điểm kinh doanh để phối hợp thực hiện.
b) Cục Thuế chỉ đạo, hướng dẫn Chi cục Thuế tham mưu cho UBND cấp huyện trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra chống thất thu đảm bảo chất lượng và chỉ tiêu số lượng hộ phải kiểm tra; phối hợp với các ngành thực hiện nhiệm vụ kiểm tra chống thất thu thuế theo kế hoạch đề ra.
c) Thanh tra tỉnh hướng dẫn Thanh tra huyện, thị xã, thành phố thực hiện và phối hợp với UBND huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các đơn vị trên địa bàn triển khai thực hiện chống thất thu thuế hộ kinh doanh, cử cán bộ tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
d) Công an tỉnh, Sở Công Thương (Chi cục quản lý thị trường), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo chức năng, nhiệm vụ của ngành có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thuế thực hiện nhiệm vụ chống thất thu thuế theo nội dung công việc được phân công.
đ) Khi ban hành Quyết định kiểm tra đối với từng hộ kinh doanh, tùy theo ngành nghề, lĩnh vực của hộ kinh doanh, Trưởng đoàn kiểm tra liên ngành trình Chủ tịch UBND huyện thành lập Đoàn với thành phần phù hợp.
2. Các biện pháp triển khai
a) Công tác tuyên truyền
- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình, cơ quan báo trên địa bàn phối hợp với Cục Thuế đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về thuế và kế hoạch chống thất thu thuế đối với các hộ kinh doanh trên địa bàn để mọi người biết và giám sát thực hiện.
- UBND huyện chỉ đạo Chi cục Thuế phối hợp với Phòng Văn hóa - Thông tin, Đài Phát thanh và Truyền hình mở đợt tuyên truyền về chính sách thuế, kế hoạch kiểm tra của Đoàn kiểm tra liên ngành trên hệ thống loa truyền thông, đài phát thanh; tổ chức tuyên truyền lưu động (hoặc sử dụng hình thức phù hợp theo từng địa bàn, khu vực) về lợi ích của việc thành lập doanh nghiệp, hỗ trợ về thủ tục hành chính, hỗ trợ khác để các cá nhân thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh chuyển đổi sang hoạt động kinh doanh theo mô hình doanh nghiệp.
- Cơ quan Thuế các cấp thực hiện công khai thông tin hộ khoán tại trụ sở UBND xã, phường, Đội thuế và trên trang website của ngành Thuế theo quy định tại Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh;...; tuyên truyền địa chỉ trang website đăng thông tin để người dân biết, tra cứu.
- Cơ quan Thuế chủ trì cùng với Hội đồng tư vấn thuế, tổ chức họp với các hộ kinh doanh thuộc danh sách kiểm tra để tuyên truyền, giải thích trước khi tiến hành kiểm tra để tạo sự đồng thuận của người nộp thuế, không gây phản ứng tiêu cực trên địa bàn.
b) Lập và điều chỉnh danh sách kiểm tra
- UBND huyện phê duyệt danh sách kiểm tra do Chi cục Thuế trình theo biểu số 01-BC, xong trước ngày 20/4/2018; yêu cầu số hộ kiểm tra tối thiểu đạt chỉ tiêu nêu tại điểm 1.2 Mục II Kế hoạch này. Để lập danh sách kiểm tra, Chi cục Thuế lựa chọn số hộ, quy mô, loại hình, ngành nghề kinh doanh để kiểm tra căn cứ dữ liệu của ngành Thuế và chỉ tiêu phát triển doanh nghiệp đã được UBND huyện giao cho từng xã, phường, thị trấn, lên danh sách dự kiến có ý kiến tham gia của Hội đồng tư vấn thuế.
- Danh sách bổ sung, điều chỉnh được lập mỗi quý một (01) lần trước ngày 30 của tháng trước quý. Chi cục Thuế gửi danh sách chính thức và danh sách bổ sung, điều chỉnh về Cục Thuế chậm nhất 05 ngày sau khi được phê duyệt. Trường hợp hộ kinh doanh thuộc danh sách phê duyệt nhưng đã chuyển đổi hoạt động theo loại hình doanh nghiệp trước khi thực hiện kiểm tra thì UBND cấp huyện điều chỉnh không kiểm tra.
c) Kiểm tra doanh thu hộ nộp thuế tại địa điểm kinh doanh.
Đoàn kiểm tra phải công bố Quyết định kiểm tra trước khi tiến hành kiểm tra tại địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh; thông qua ghi chép, quan sát, kiểm đếm hoạt động kinh doanh thực tế trong các thời điểm để xác định doanh thu bình quân; hoặc thực hiện kiểm tra, khảo sát gián tiếp thông qua trao đổi, vận động, đấu tranh đối với chủ cơ sở, người làm công, nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ đầu vào, khách hàng để xác định yếu tố chi phí tối thiểu của hộ kinh doanh hoặc so sánh hộ kinh doanh có cùng quy mô, ngành hàng, địa bàn để xác định mức doanh thu thực tế. Việc khảo sát được tiến hành trong thời gian kiểm tra; kết quả Đoàn kiểm tra và hộ kinh doanh ký vào Phiếu khảo sát mẫu số 01/KS trước khi lập biên bản kiểm tra.
Trên cơ sở Phiếu khảo sát và kết quả kiểm tra các chi phí, kết quả kiểm tra hóa đơn … của hộ kinh doanh, Đoàn kiểm tra tiến hành lập Biên bản kiểm tra; trường hợp doanh thu tăng từ 50% trở lên so với doanh thu khoán thì điều chỉnh tăng mức thuế cho các tháng còn lại trong năm theo quy định tại Quy trình quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh ban hành kèm theo Quyết định số 2371/QĐ-TCT ngày 18/12/2015 của Tổng cục Thuế; trường hợp doanh thu tăng dưới 50%, kết quả kiểm tra là cơ sở dữ liệu để tăng doanh thu và số thuế khoán của năm sau. Trong quá trình thực hiện, Đoàn kiểm tra tuyên truyền, hướng dẫn hộ kinh doanh chuyển sang tổ chức sản xuất, kinh doanh theo mô hình doanh nghiệp.
d) Điều tra, khảo sát hộ kinh doanh có mức doanh thu từ 100 triệu đồng trở xuống đang quản lý thuế.
Đoàn kiểm tra liên ngành lập các Tổ công tác, tiến hành điều tra, khảo sát doanh thu tối thiểu 10% số hộ trong danh sách hộ kinh doanh thuộc diện không phải nộp thuế, có mức doanh thu năm từ 100 triệu đồng trở xuống. Tổ công tác sử dụng Phiếu khảo sát tình hình hoạt động của cá nhân kinh doanh theo mẫu số 01/KS, thông qua ghi chép, kiểm đếm hoạt động kinh doanh trong các thời điểm hoặc thực hiện khảo sát gián tiếp thông qua trao đổi, đấu tranh để xác định doanh thu bình quân. Trường hợp xác định doanh thu năm trên 100 triệu đồng thì yêu cầu người nộp thuế khai điều chỉnh, bổ sung sát với doanh thu khảo sát, Chi cục Thuế đưa vào diện chịu thuế, tính và thông báo số thuế phải nộp.
đ) Kiểm tra công tác quản lý thuế đối với số hộ kinh doanh trên địa bàn.
Đoàn kiểm tra liên ngành phối hợp với UBND xã, phường, thị trấn để chỉ đạo Tổ dân phố; phối hợp Ban quản lý chợ, Trung tâm thương mại để được cung cấp danh sách khách hàng thuê mặt bằng kinh doanh, khảo sát thực tế các hộ kinh doanh sản xuất thực phẩm, hàng tiêu dùng; kinh doanh sáng, tối; bán hoa, quả, thực phẩm; vận tải hàng hóa, xe hợp đồng chở khách … yêu cầu Đội thuế liên xã phường đối chiếu với bộ thuế đang quản lý, phát hiện các trường hợp chưa quản lý trên sổ bộ yêu cầu các hộ kê khai, tổ chức khảo sát doanh thu để tính thuế đưa vào quản lý, đảm bảo công bằng trong kinh doanh nộp thuế.
IV. KINH PHÍ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
Trên cơ sở triển khai kế hoạch chống thất thu, các Chi cục Thuế chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện, lập dự toán chi phí báo cáo UBND huyện. Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Cục Thuế trên cơ sở kế hoạch triển khai, kết quả kiểm tra và đề nghị của UBND cấp huyện, báo cáo UBND tỉnh xem xét, hỗ trợ kinh phí cho các huyện, thị xã, thành phố thực hiện Kế hoạch.
Trước ngày 30/9/2018, các Đoàn kiểm tra liên ngành báo cáo việc triển khai Kế hoạch, ban hành Chỉ thị và thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra đạt được, đề xuất về phương thức tiến hành và nội dung vướng mắc gửi Cục Thuế để sơ kết trong tháng 10/2018, đánh giá kết quả và báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo thực hiện.
Định kỳ, Đoàn kiểm tra liên ngành báo cáo UBND huyện và Cục Thuế kết quả kiểm tra chống thất thu trên địa bàn (Biểu số 02-BC), (Biểu số 03-BC) và kiểm tra diện hộ (Biểu số 04-BC) trong quý trước ngày 05 của tháng đầu quý sau, phản ánh nội dung vướng mắc và đề xuất biện pháp quản lý khoán thuế về Cục Thuế (vào hộp thư điện tử NhomphongTonghop-DutoanTHO.tho@gdt.gov.vn).
Cục Thuế tổng hợp kết quả kiểm tra chống thất thu thuế hộ kinh doanh (Biểu số 02-BC, Biểu số 03-BC) và kiểm tra diện hộ (Biểu số 04-BC) hàng quý, đánh giá tình hình triển khai Kế hoạch của các huyện, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 10 của tháng đầu quý sau; đồng thời có trách nhiệm giải đáp, xử lý các vướng mắc về chính sách thuế. Những nội dung vướng mắc vượt quá thẩm quyền giải quyết, Cục Thuế báo cáo UBND tỉnh để được xem xét, giải quyết./.
| KT. CHỦ TỊCH |
UBND HUYỆN... |
DANH SÁCH HỘ KINH DOANH KIỂM TRA CHỐNG THẤT THU THUẾ THEO KẾ HOẠCH
STT | Thông tin Người nộp thuế | Dấu hiệu rủi ro | Ghi chú | |||||
MST | Họ và tên | Địa chỉ KD | Ngành nghề kinh doanh | Doanh thu khoán đang quản lý | Số thuế khóa đang quản lý | |||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
1 |
|
|
| Ăn uống |
|
|
|
|
2 |
|
|
| Kinh doanh vật liệu xây dựng |
|
|
|
|
3 |
|
|
| ........ |
|
|
|
|
Tổng: .... Hộ kinh doanh |
|
| Thanh Hóa, ngày ...... tháng ..... năm 201... |
UBND HUYỆN... |
KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH NĂM 2018
Đơn vị tính: Đồng
STT | Tên hộ KD | MST | HKD có Doanh thu thay đổi so với Doanh thu khoán | Số thuế điều chỉnh tăng trong thời gian còn lại của năm | |||||
Tổng số | Thay đổi tăng | Không thay đổi | |||||||
Từ 50% trở lên | Dưới 50% | ||||||||
SL | ST | SL | ST | ||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
1 | Nguyễn Văn A |
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đối với từng huyện: Cột số lượng (SL) để trống, chỉ điền vào cột số tiền (ST); đánh dấu x cột 9 nếu sau kiểm tra không thay đổi
Tổng hợp toàn tỉnh, cột NNT đổi thành tên huyện và điền số lượng hộ KD đã kiểm tra có thay đổi vào cột SL
| Thanh Hóa, ngày ...... tháng ..... năm 201... |
UBND HUYỆN... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
DANH SÁCH HKD CÓ DOANH THU TRÊN 100 TRIỆU ĐỒNG SAU TRA, KHẢO SÁT
Đơn vị tính: 1000 đồng
STT | Tên hộ KD | MST | Địa chỉ kinh doanh | Ngành nghề kinh doanh | DOANH THU VÀ THUẾ | Ghi chú | |
Doanh thu khoán sau tra | Thuế phải nộp | ||||||
(1) | (2) | (3) |
| (4) | (5) | (6) | (7) |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
Số liệu báo cáo: HKD đang quản lý dưới ngưỡng chịu thuế nhưng sau điều tra, khảo sát có doanh thu trên 100 triệu đồng; đã kê khai bổ sung, điều chỉnh
| Thanh Hóa, ngày ...... tháng ..... năm 201... |
UBND HUYỆN... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
DANH SÁCH HỘ KINH DOANH MỚI ĐƯA VÀO QUẢN LÝ THUẾ QUA KIỂM TRA
Đơn vị tính: 1000 đồng
STT | Tên hộ KD | MST | Địa chỉ kinh doanh | Ngành nghề kinh doanh | Doanh thu năm | Số thuế phải nộp | Ghi chú | |
Tiền thuế/quý | Trong đó thuế TTĐB | |||||||
(1) | (2) | (3) |
| (4) |
| (5) | (6) | (7) |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Thanh Hóa, ngày ...... tháng ..... năm 201... |
- 1Chỉ thị 12/CT-UBND về tăng cường công tác chống thất thu ngân sách nhà nước và thu hồi nợ đọng thuế trên địa bàn năm 2016 do Ủy ban nhân dân Lai Châu ban hành
- 2Kế hoạch 176/KH-UBND năm 2016 triển khai dán tem niêm phong chống thất thu thuế trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 3Kế hoạch 656/KH-UBND năm 2016 thực hiện giải pháp chống thất thu thuế mặt hàng xăng dầu Theo Kế hoạch 352/KH-UBND do tỉnh An Giang ban hành
- 4Quyết định 2315/QĐ-UBND năm 2018 về Đề án “Chống thất thu thuế đối với một số lĩnh vực, ngành nghề có rủi ro cao về thuế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”
- 1Luật quản lý thuế 2006
- 2Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế 71/2014/QH13 và Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 2371/QĐ-TCT năm 2015 về Quy trình quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành
- 4Chỉ thị 12/CT-UBND về tăng cường công tác chống thất thu ngân sách nhà nước và thu hồi nợ đọng thuế trên địa bàn năm 2016 do Ủy ban nhân dân Lai Châu ban hành
- 5Kế hoạch 176/KH-UBND năm 2016 triển khai dán tem niêm phong chống thất thu thuế trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 6Kế hoạch 656/KH-UBND năm 2016 thực hiện giải pháp chống thất thu thuế mặt hàng xăng dầu Theo Kế hoạch 352/KH-UBND do tỉnh An Giang ban hành
- 7Chỉ thị 26/CT-TTg năm 2017 về tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 theo tinh thần Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 2315/QĐ-UBND năm 2018 về Đề án “Chống thất thu thuế đối với một số lĩnh vực, ngành nghề có rủi ro cao về thuế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”
Kế hoạch 79/KH-UBND năm 2018 về chống thất thu thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- Số hiệu: 79/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 09/04/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Lê Thị Thìn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/04/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra