Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 70/KH-UBND | Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2013 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁ ĐẾN NĂM 2020 TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Thực hiện Luật phòng, chống tác hại thuốc lá do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 18/6/2012, Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 6/4/2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, Quyết định số 229/QĐ-TTg ngày 25/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống tác hại thuốc lá; Để xây dựng một Thủ đô xanh - sạch - đẹp không khói thuốc lá, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội xây dựng kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tác hại thuốc lá tại Hà Nội với những nội dung như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Giảm nhu cầu sử dụng và kiểm soát để từng bước giảm mức cung cấp các sản phẩm thuốc lá tiêu thụ tại thị trường Việt Nam nhằm giảm nguy cơ bệnh tật và tử vong do sử đụng thuốc lá gây ra.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Giảm tỷ lệ hút thuốc lá trong một số nhóm đối tượng sau:
+ Thanh thiếu niên (từ 15 - 24 tuổi): Từ 26% năm 2013 xuống 18% đến năm 2020;
+ Nam giới: Từ 47,4% năm 2013 xuống 39% năm 2020;
+ Nữ giới: Xuống dưới 1,4% năm 2020.
- Tăng cường ý thức tuân chấp hành luật của người dân về thực hiện môi trường không khói thuốc,
II. NỘI DUNG CHỦ YẾU
1. Triển khai thực hiện nghiêm Quyết định số 229/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Công tác phòng, chống tác hại thuốc lá phải một nhiệm vụ thường xuyên, có tính chất liên ngành cần được sự quan tâm thường xuyên của các lãnh đạo Ban, ngành, đoàn thể, cấp ủy địa phương và cơ quan.
2. Xây dựng các quy định cấm hút thuốc nơi công cộng và nơi làm việc được quy định tại Luật phòng, chống tác hại thuốc lá do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 18/6/2012, ban hành các biện pháp chế tài theo Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 6/4/2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Ban hành văn bản hướng dẫn và thực hiện xử phạt nghiêm những cá nhân, tổ chức vi phạm quy định cấm sử dụng người dưới 18 tuổi bán thuốc lá hoặc bán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi, cấm bán thuốc lá bằng máy bán tự động.
3. Tăng cường nhận thức của nhân dân, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Thủ đô về tác hại của thuốc lá, của khói thuốc thụ động; từ đó tạo sự đồng thuận cao của mọi người thực hiện chính sách cấm hút thuốc lá nơi công cộng và nơi làm việc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
4. Đẩy mạnh việc cung cấp thông tin và truyền thông về phòng, chống tác hại thuốc lá cho tất cả các đối tượng. Đa dạng hóa hình thức và kênh thông tin và truyền thông về phòng, chống tác hại thuốc lá, tăng cường thời lượng và tần xuất thông tin và truyền thông về phòng, chống tác hại thuốc lá trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về nội dung các quyết định số 229/QĐ-TTg tới mọi cơ quan, tổ chúc, đoàn thể, công chức, viên chức và người dân. Tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về tác hại của khói thuốc lá thụ động về mặt sức khỏe, kinh tế, môi trường hiện tại và ảnh hưởng tới thế hệ tương lai.
5. Phát huy vai trò của mạng lưới cộng tác viên về phòng, chống tác hại thuốc lá trong việc vận động người dân tại cộng đồng nghiêm túc thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống tác hại thuốc lá và tích cực tham gia hoạt đọng phòng, chống tác hại thuốc lá. Bổ sung tiêu chí không sử dụng thuốc lá vào cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa tại cộng đồng.
6. Chỉ đạo và đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong phòng, chống tác hại thuốc lá, đặc biệt là các hành vi hút thuốc lá tại những địa điểm công cộng cấm hút thuốc lá. Quy định rõ về mức xử phạt đối với hành vi hút thuốc lá tại nơi có quy định cấm, phân công trách nhiệm cụ thể cho các đơn vị chức năng để thường xuyên chủ động tổ chức thanh kiểm tra và đánh giá việc triển khai thực hiện môi trường không khói thuốc lá.
Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực thi các quy định về cấm quảng cáo, khuyến mãi và tài trợ thuốc lá và thực hiện xử phạt nghiêm những cá nhan, tổ chức vi phạm quy định cấm sử dụng người dưới 11 tuổi bán thuốc lá hoặc bán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi, cấm bán thuốc lá bằng máy bán tự động và bán thuốc lá tại những nơi có quy định cấm.
7. Kiện toàn Ban chỉ đạo Chương trình phòng, chống tác hại thuốc lá Thành phố, quy định rõ chức năng nhiệm vụ và cơ chế phối hợp giữa các Sở, ban, ngành, đoàn thể bảo đảm triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống tác hại thuốc lá. Thành lập bộ phận chuyên trách về phòng, chống tác hại thuốc lá và nâng cao sức khỏe tại Sở Y tế và bố trí cán bộ đầu mối về phòng, chống tác hại thuốc lá tại các ban, ngành, các tổ chức đoàn thể và UBND quận/huyện/thị xã để tăng cường công tác phối hợp liên ngành về phòng, chống tác hại thuốc lá.
Xây dựng kế hoạch hoạt động hằng năm, phân công trách nhiệm cụ thể của các thành viên Ban chỉ đạo và thường xuyên tổ chúc sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch.
8. Đa dạng hóa nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá từ nhiều nguồn khác nhau như: Quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá được thành lập theo quy định của Luật phòng, chống tác hại thuốc lá; ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương và ngân sách địa phương); đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Huy động thêm các nguồn hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của các tổ chức quốc tế cho hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá.
Phát triển các dịch vụ hỗ trợ cai nghiện thuốc lá, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng các phương pháp cai nghiện phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Thành phố.
9. Các giải pháp khác:
- Hợp tác quốc tế: Tổ chức các hội thảo, hội nghị khoa học về phòng, chống tác hại thuốc lá để chia sẻ và học tập kinh nghiệm về các giải pháp phòng, chống tác hại thuốc lá hiệu quả. Tổ chức các chuyến tham quan học tập kinh nghiệm phòng, chống tác hại thuốc lá tại các nước trong khu vực và trên thế giới.
Tham gia xây dựng và áp dụng các hướng dẫn của Tổ chức Y tế thể giới về thực hiện về kiểm soát thuốc lá một cách phù hợp với điều kiện của Thành phố.
- Bảo vệ môi trường: Đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe của những người liên quan đến lĩnh vực trong và sản xuất thuốc lá. Di dời các nhà máy sản xuất thuốc lá ra xa khu vực dân cư theo quy hoạch của Thành phố.
III. ĐỊA ĐIỂM TRIỂN KHAI
1. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn
1.1. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên bao gồm:
a) Cơ sở y tế;
b) Cơ sở giáo dục, trừ các cơ sở quy định tại điểm b khoản 2 của Luật phòng chống tác hại thuốc lá;
c) Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em;
d) Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao.
1.2. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà bao gồm:
a) Nơi làm việc;
b) Trường cao đẳng, đại học, học viện;
c) Địa điểm công cộng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 1 Điều 12 của Luật phòng chống tác hại thuốc lá.
1.3. Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn bao gồm ô tô, tàu bay, tàu điện.
2. Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá
2.1. Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá bao gồm:
a) Khu vực cách ly của sân bay;
b) Quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú đu lịch;
c) Phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa.
2.2. Nơi dành riêng cho người hút thuốc lá phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá;
b) Có dụng cụ chứa các mẩu, tàn thuốc lá; có biển báo tại các vị trí phù hợp, dễ quan sát;
c) Có thiết bị phòng cháy, chữa cháy.
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giải pháp về tổ chức điều hành
Thành lập và kiện toàn ban chỉ đạo Phòng chống tác hại thuốc lá tại tất cả các cấp, các ngành để thống nhất chỉ đạo, điều hành và xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các quy định về không hút thuốc nơi công cộng và nơi làm việc. Xây dựng chương trình làm việc và kế hoạch hoạt động cụ thể của từng đơn vị.
2. Giải pháp về năng lực
Tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực cho các cơ quan (sở, ban, ngành) trong việc xây dựng và triển khai chính sách không hút thuốc nơi công cộng và nơi làm việc tại cơ quan đơn vị
Tập huấn nội dung quyết định số 229/QĐ-TTg ngày 25/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống tác hại thuốc lá và Nghị định 45/2005/NĐ-CP ngày 6/4/2005 của Chính phủ xử phạt các hành vi vi phạm hút thuốc nơi công cộng.
3. Truyền thông thay đổi thái độ, hành vi
Tổ chức các chiến dịch truyền thông đa phương tiện nhằm phổ biến tới từng người dân các quy định của Chính phủ, của Thành phố, tác hại của khói thuốc thụ động nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi thái độ của người dân với tình trạng hút thuốc nơi công cộng. Chiến dịch truyền thông hưởng tới những người hút thuốc nhàm giáo dục ý thức tôn trọng các quy định pháp luật, kêu gọi sự ủng hộ hợp tác và thay đổi hành vi về việc hút thuốc nơi công cộng và nơi làm việc.
Tăng cường các chương trình giáo dục sức khỏe và nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của thuốc lá, lợi ích của việc cai nghiện thuốc lá và lối sống không thuốc lá; trong đó đặc biệt chú trọng giáo dục và ngăn ngừa thanh thiếu niên sử dụng các sản phẩm thuốc lá.
Xây dựng và thực hiện các nội quy, hương ước không hút thuốc, không mời thuốc lá tại các đám ma chay, cưới hỏi, cuộc vui gia đình, lễ hội... từ các thôn xóm, tổ dân cư, xã, phương, quận, huyện. Đưa tiêu chí "không hút thuốc" vào tiêu chuẩn xếp loại Làng Văn hóa, Khu dân cư Văn hóa, Gia đình Văn hóa.
Cấm toàn diện quảng cáo và khuyến mãi các sản phẩm thuốc lá dưới mọi hình thức. Thực hiện nghiêm quy định cấm mọi hình thức tài trợ trực tiếp và gián tiếp của các đơn vị sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thuốc lá cho các hoạt động hoặc các tổ chức, cá nhân với mục đích quảng cáo các sản phẩm thuốc lá hoặc tên tuổi hình ảnh của các công ty thuốc lá.
4. Giải pháp giảm cung cấp thuốc lá
- Nghiêm cấm người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá; sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá; bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi; bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động; hút, bán thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm; sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em; vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá.
- Việc bán thuốc lá phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: Doanh nghiệp, đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ thuốc lá phải có giấy phép bán thuốc lá theo quy định của Chính phủ; tại điểm bán thuốc lá phải treo biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi; không được trưng bày quá một bao, một tút hoặc một hộp của một nhãn hiệu thuốc lá.
- Không được bán thuốc lá phía ngoài cổng nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trung học cơ sở phổ thông trung học, viện nghiên cứu y học, bệnh viện, nhà hộ sinh, trung tâm y tế dự phòng, trạm y tế xã, phường, thị trấn trong phạm vi 100 mét (m) tính từ ranh giới khuôn viên gần nhất của cơ sở đó.
5. Kiểm tra, giám sát
Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định không hút thuốc nơi công cộng và nơi làm việc. Xây đựng quy chế nội bộ về các hình thức xử phạt, khen thưởng, đánh giá thi đua trong đơn vị đối với hành vi hút thuốc tại nơi công cộng và nơi làm việc.
Kiểm soát chặt chẽ khâu lưu thông, tiêu thụ thuốc lá trên thị trường từ bán buôn đến bán lẻ. Tăng cường các biện pháp chống thuốc lá giả các loại, thuốc lá nhập lậu. Tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi nhập lậu thuốc lá, buôn bán thuốc lá giả, thuốc lá nhái nhãn mác và kinh doanh trái phép các sản phẩm thuốc lá. Thực hiện nghiêm quy định tiêu hủy các sản phẩm thuốc lá và các phương tiện sản xuất thuốc lá giả, thuốc lá nhái nhãn mác, thuốc lá nhập lậu và các sản phẩm thuốc lá bất hợp pháp khi bị tịch thu. Thực hiện xử phạt nghiêm những cá nhân, tổ chức vi phạm quy định theo Nghị định 45/2005/NĐ-CP ngày 6/4/2005 của Chính phủ.
6. Huy động sự ủng hộ, tham gia của cộng đồng
Các tổ chức đoàn thể: Công đoàn các cấp, Thanh niên và Phụ nữ được huy động là lực lượng nòng cốt trong công tác tuyền truyền, vận động và hỗ trợ triển khai, giám sát việc thực hiện, giám sát các quy định trên.
7. Hỗ trợ cai nghiện thuốc lá
Xây dựng và triển khai có hiệu quả các chương trình cai nghiện thuốc lá. Đa dạng hóa các hình thức tư vấn cai nghiện thuốc lá.
Lồng ghép hoạt động tư vấn hỗ trợ cai nghiện thuốc lá vào các chương trình , kế hoạch, chiến lược về y tế, giáo dục và các hoạt động xã hội khác với sự tham gia của các cán bộ y tế, cán bộ giáo dục và cả cộng đồng.
8. Giải pháp tài chính
Nguồn tài chính dành cho các hoạt động trên được huy động từ các nguồn:
- Nguồn vốn ngân sách nhà nước;
- Nguồn hỗ trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước;
- Nguồn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc lá.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Y tế
Là cơ quan thường trực, có trách nhiệm đề xuất với UBND Thành phố kiện toàn Ban chỉ đạo va các ban có liên quan; chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện Kế hoạch.; đôn đốc, kiểm tra đột xuất, định kỳ việc thực hiện, tổng hợp báo cáo kết quả và đề xuất các biện pháp chỉ đạo tiếp theo, báo cáo Ban chỉ đạo.
Tham mưu đưa nội dung Phòng chống tác hại thuốc lá và kế hoạch hoạt động hằng năm của Ủy ban nhân dân thành phố, quận, huyện, phường, xã; đưa quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ của các cơ quan, đơn vị.
Thành lập Ban chỉ đạo của ngành để chỉ đạo triển khai thực hiện quy định cấm hút thuốc trong bệnh viện, cơ sở y tế; phát động và duy trì phong trào thi đua "Không hút thuốc tại bệnh viện/cơ sở khám chữa bệnh" trong toàn ngành y tế. Chủ trì trong việc nghiên cứu các phương pháp cai nghiện thuốc lá, xây dựng và triển khai các dịch vụ cai nghiện thuốc lá.
Giao thanh tra Sở Y tế là đơn vị thường trực trong công tác kiểm tra, giám sát, xử phạt các hành vi vi phạm hút thuốc nơi công cộng theo nghị định 45/2005/NĐ-CP của Chính phủ.
Phối hợp với các Sở ngành liên quan tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe, lợi ích của việc bỏ thuốc lá và lối sống không hút thuốc tại trường học, cơ quan, xí nghiệp, trên các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Sở Văn hóa -Thể thao - Du lịch
Chỉ đạo thống nhất công tác giao dục và truyền thông sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân về Quyết định 229/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, tác hại của các sản phẩm thuốc lá và các chủ trương, biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá trên các loại hình văn hóa nghệ thuật và điện ảnh.
Tuyên truyền xây dựng nếp sống văn hóa không mời và không sử dụng các sản phẩm thuốc lá. Đưa tiêu chí "Không hút thuốc" vào tiêu chuẩn công nhận Gia đình văn hóa, Làng văn hóa, Khu dân cư văn hóa. Xây dựng các địa điểm du lịch không khói thuốc. Có kế hoạch lồng ghép các thông tin, truyền thông giáo dục phòng chống tác hại thuốc lá với các chương trình kinh tế xã hội khác.
Thành lập Ban chỉ đạo của ngành để chỉ đạo triển khai thực hiện quy định cấm hút thuốc tại văn phòng sở, các đơn vị trực thuộc.
Phối hợp với Sở, ngành liên quan hoàn thiện các văn bản hướng dẫn việc cấm toàn diện các hình thức quảng cáo thuốc lá, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện quy định cấm quảng cáo các sản phẩm thuốc lá và xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm về quảng cáo các sản phẩm thuốc lá.
3. Sở Thông tin - Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Báo Hà Nội Mới và các cơ quan thông tin đại chúng: Bố trí thời lượng phát sóng, đưa tin bài nhằm tuyên truyền rộng rãi về Luật phòng chống tác hại thuốc lá, tuyên truyền để mọi người dân thành phổ biết về các địa điểm cấm hút thuốc, các quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật phòng chống tác hại thuốc lá; mục tiêu, ý nghĩa, các nội dung của Quyết định 229/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ; vận động mọi người dân trong cộng đồng tích cực hưởng ứng tham gia; tuyên truyền về phòng chống tác hại thuốc lá đồng thời chỉ đạo ngăn chặn việc đưa các thông tin quảng cáo, khuyến mại và tài trợ của các công ty thuốc lá trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên xuất bản phẩm.
4. Sở Công thương
Chỉ đạo công tác quản lý lưu thông thuốc lá, kiểm soát việc khuyến mại, tiếp thị tài trợ của các doanh nghiệp kinh doanh thuốc lá; chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức thực hiện có hiệu quả việc chống các vi phạm như: buôn lậu thuốc lá, kinh doanh thuốc lá giả, không in cảnh báo sức khỏe, không dán tem theo quy định, bán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi, bán thuốc lá tại những khu vực cấm kinh doanh thuốc lá.
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan sắp xếp tổ chức, quy hoạch mạng lưới đại lý bán buôn, bán lẻ các sản phẩm thuốc lá.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo
Thành lập Ban chỉ đạo của ngành để chỉ đạo triển khai đồng bộ tại văn phòng sở, các cơ sở giáo dục trực thuộc chính sách không hút thuốc phù hợp với các đặc thù của hoạt động ngành; chủ trì phối hợp với Sở Lao động, thương binh và Xã hội, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, các cơ quan có liên quan tổ chức việc tuyên truyền trong học sinh, sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, dạy nghề, các trường phổ thông đóng trên địa bàn thành phố về tác hại của thuốc lá, phổ biến hướng dẫn và truyền thông tại các trường xây dựng nội quy quy định không hút thuốc trong trường học.
6. Sở Tài chính
Bảo đảm bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước trong dự toán chi hàng năm của các Sở, ngành, quận, huyện theo Luật Ngân sách hiện hành dành cho công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Phối hợp quản lý, hướng dẫn tài chính triển khai các hoạt động, chương trình từ hỗ trợ của Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá
7. Công an Thành phố, Bộ Tư lệnh Thủ đô
Tăng cường hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá trong ngành công an, quân đội; ban hành quy định cán bộ công an, quân đội không hút thuốc khi làm nhiệm vụ; phối hợp với Sở Công thương và các cơ quan có liên quan đẩy mạnh công tác chống buôn lậu thuốc lá, tham gia xử phạt các hành vi vi phạm quy định về phòng, chống tác hại thuốc lá.
8. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Xây dựng đề án thay thế khả thi về kinh tế cho người trồng thuốc lá, từng bước chuyển đổi cây trồng thay thế một phần cây thuốc lá tại những vùng trồng cây thuốc lá, để đảm bảo đời sống cho nhân dân
9. Sở Giao thông vận tải: Thành lập ban chỉ đạo của ngành để thực hiện sự chỉ đạo triển khai chính sách không hút thuốc phù hợp với đặc thù của ngành hướng dẫn thực hiện, theo dõi và chủ trì phối hợp với các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã có liên quan tổ chức các đợt truyền thông cao điểm để cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên thuộc ngành quản lý và khách hàng thực hiện việc không hút thuốc ở các nơi công cộng như bến tàu, bến xe, trên các tuyến xe buýt, taxi...Giám sát kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền việc tuân thủ quy định cấm hút thuốc trên các phương tiện giao thông công cộng, bến tầu, bến xe theo quy định của Luật.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố: Chủ động triển khai Kế hoạch này trong đơn vị mình, tổ chức mình để thực hiện có hiệu quả chính sách không hút thuốc nơi công cộng và nơi làm việc; duy trì việc kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở, ngành, cơ quan, tổ chức mình quản lý gương mẫu, tự giác chấp hành việc không hút thuốc lá nơi công cộng, nơi làm việc; phát động phong trào thi đua "Công sở không khói thuốc"
11. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã
Xây dựng và triển khai kế hoạch quy định không hút thuốc nơi công sở và nơi làm việc trên địa bàn quận, huyện, thị xã; tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân không sử dụng các sản phẩm thuốc lá trong cộng đồng dân cư, trong các lễ hội, đám cưới, đám tang, cuộc vui gia đình...Chủ động huy động nguồn lực, bố trí ngân sách hàng năm để đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống thuôc lá tại địa phưong.
UBND Thành phố đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể các cấp và yêu cầu các sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai kể hoạch này. Định kỳ báo cáo kết quả với UBND Thành phố (qua Sở Y tế để tổng hợp báo cáo)./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 23/2009/CT-UBND về tăng cường hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Kế hoạch 85/KH-UBND về phòng, chống tai nạn thương tích tại cộng đồng thành phố Hà Nội năm 2013
- 3Kế hoạch 94/KH-UBND thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 của Thành phố Hà Nội
- 4Quyết định 610/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tác hại thuốc lá đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 5Chỉ thị 33/CT/UBBT-VX năm 2002 về tổ chức thực hiện chương trình hành động phòng chống tác hại thuốc lá giai đoạn 2002 - 2010 của Bộ Y tế do Tỉnh Bình Thuận ban hành
- 6Kế hoạch 2652/KH-UBND năm 2016 về phòng, chống tác hại thuốc lá tỉnh Lâm Đồng
- 7Kế hoạch 42/KH-UBND năm 2016 về tăng cường thực thi Luật phòng, chống tác hại thuốc lá và hưởng ứng Ngày thế giới không thuốc lá 31/5/2016 do Ban Chỉ đạo chương trình phòng chống tác hại thuốc lá tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 8Kế hoạch 43/KH-UBND về phòng chống tác hại thuốc lá tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2016
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Nghị định 45/2005/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
- 3Chỉ thị 23/2009/CT-UBND về tăng cường hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012
- 5Quyết định 229/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt "Chiến lược quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Kế hoạch 85/KH-UBND về phòng, chống tai nạn thương tích tại cộng đồng thành phố Hà Nội năm 2013
- 7Kế hoạch 94/KH-UBND thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 của Thành phố Hà Nội
- 8Quyết định 610/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tác hại thuốc lá đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 9Chỉ thị 33/CT/UBBT-VX năm 2002 về tổ chức thực hiện chương trình hành động phòng chống tác hại thuốc lá giai đoạn 2002 - 2010 của Bộ Y tế do Tỉnh Bình Thuận ban hành
- 10Kế hoạch 2652/KH-UBND năm 2016 về phòng, chống tác hại thuốc lá tỉnh Lâm Đồng
- 11Kế hoạch 42/KH-UBND năm 2016 về tăng cường thực thi Luật phòng, chống tác hại thuốc lá và hưởng ứng Ngày thế giới không thuốc lá 31/5/2016 do Ban Chỉ đạo chương trình phòng chống tác hại thuốc lá tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 12Kế hoạch 43/KH-UBND về phòng chống tác hại thuốc lá tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2016
Kế hoạch 70/KH-UBND thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống tác hại thuốc lá đến năm 2020 tại thành phố Hà Nội
- Số hiệu: 70/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 02/05/2013
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Thị Bích Ngọc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/05/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra