Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 534/KH-TANDTC | Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2019 |
KIỂM TRA CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN CỦA CÁC TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH VÀ CẤP HUYỆN
Thực hiện chương trình công tác năm 2019; căn cứ Quy chế công tác kiểm tra trong Tòa án nhân dân (được ban hành kèm theo Quyết định số 436a/2017/QĐ-TANDTC ngày 01/3/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao), Tòa án nhân dân tối cao ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác chuyên môn năm 2019[1] của các Tòa án nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện, cụ thể như sau:
1. Thông qua công tác kiểm tra để nắm tình hình thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, công tác khác của các Tòa án, về các kết quả đạt được và những hạn chế, thiếu sót để rút kinh nghiệm chung.
2. Phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ khác của các Tòa án, từ đó đề xuất, kiến nghị với lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao đề ra các giải pháp khắc phục, tháo gỡ khó khăn.
3. Việc kiểm tra phải đảm bảo đúng nội dung và phải tiến hành một cách khách quan, toàn diện, hiệu quả, tránh hình thức.
4. Kết thúc đợt kiểm tra, các đoàn kiểm tra phải tổ chức rút kinh nghiệm với các đối tượng kiểm tra, phải chỉ ra những hạn chế, thiếu sót cần rút kinh nghiệm; đề xuất với cấp có thẩm quyền xem xét xử lý đối với những trường hợp có sai lầm nghiêm trọng.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG KIỂM TRA
1. Đối tượng kiểm tra:
1.1. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân.
(Đ/c Lê Hồng Quang, Phó Chánh án TANDTC làm Trưởng đoàn kiểm tra)
1.2. Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Tòa án nhân dân quận Bình Tân, Tòa án nhân dân huyện Hóc Môn.
(Đ/c Nguyễn Thúy Hiền, Phó Chánh án TANDTC làm Trưởng đoàn kiểm tra)
1.3. Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ, Tòa án nhân dân quận Ninh Kiều, Tòa án nhân dân quận Thốt Nốt.
(Đ/c Dương Văn Thăng, Phó Chánh án TANDTC, Chánh án Tòa án quân sự Trung ương làm Trưởng đoàn kiểm tra)
1.4. Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình, Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình, Tòa án nhân dân huyện Thái Thụy.
(Đ/c Bùi Ngọc Hòa, Thẩm phán TANDTC, nguyên Phó Chánh án thường trực TANDTC làm Trưởng đoàn kiểm tra)
1.5. Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, Tòa án nhân dân thành phố Hà Tĩnh, Tòa án nhân dân huyện Kỳ Anh.
(Đ/c Nguyễn Văn Thuân, Thẩm phán TANDTC, nguyên Phó Chánh án TANDTC làm Trưởng đoàn kiểm tra)
1.6. Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, Tòa án nhân dân huyện EaH’Leo.
(Đ/c Tống Anh Hào, Thẩm phán TANDTC, nguyên Phó Chánh án TANDTC làm Trưởng đoàn Kiểm tra)
1.7. Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An, Tòa án nhân dân thành phố Vinh, Tòa án nhân dân huyện Yên Thành.
(Đ/c Nguyễn Thị Hoàng Anh, Thẩm phán TANDTC làm Trưởng đoàn Kiểm tra)
1.8. Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang, Tòa án nhân dân thành phố Bắc Giang, Tòa án nhân dân huyện Lục Nam.
(Đ/c Đào Thị Xuân Lan, Thẩm phán TANDTC làm Trưởng đoàn Kiểm tra)
1.9. Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương, Tòa án nhân dân thị xã Thuận An, Tòa án nhân dân thị xã Dĩ An.
(Đ/c Trần Văn Cò, Thẩm phán TANDTC làm Trưởng đoàn Kiểm tra)
1.10. Tòa án nhân dân tỉnh Long An, Tòa án nhân dân huyện Bến Lức, Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa.
(Đ/c Lương Ngọc Trâm, Thẩm phán TANDTC làm Trưởng đoàn kiểm tra)
1.11. Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương, Tòa án nhân dân thành phố Hải Dương, Tòa án nhân dân thành phố Chí Linh.
(Đ/c Chu Xuân Minh, Thẩm phán TANDTC làm Trưởng đoàn Kiểm tra)
1.12. Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Tòa án nhân dân thành phố Thanh Hóa, Tòa án nhân dân huyện Triệu Sơn.
(Đ/c Lê Văn Minh, Thẩm phán TANDTC làm Trưởng đoàn Kiểm tra)
1.13. Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa, Tòa án nhân dân thành phố Nha Trang, Tòa án nhân dân thị xã Ninh Hòa.
(Đ/c Đặng Xuân Đào, Thẩm phán TANDTC làm Trưởng đoàn Kiểm tra)
1.14. Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh, Tòa án nhân dân thành phố Bắc Ninh, Tòa án nhân dân thị xã Từ Sơn.
(Đ/c Nguyễn Văn Tiến, Thẩm phán TANDTC làm Trưởng đoàn kiểm tra)
2. Nội dung kiểm tra
- Tiến độ, chất lượng công tác giải quyết, xét xử các loại vụ việc thuộc thẩm quyền của các đối tượng kiểm tra;
- Việc xem xét áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án thuộc thẩm quyền của các đối tượng kiểm tra;
- Việc thực hiện công tác thi hành án hình sự thuộc thẩm quyền các đối tượng kiểm tra;
- Việc gửi hồ sơ cho Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân để xem xét giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm khi có yêu cầu rút hồ sơ của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân;
- Tình hình thực hiện các chủ trương Tòa án nhân dân tối cao đề ra như: Công khai bản án, tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm theo yêu cầu cải cách tư pháp,...;
- Kết quả thực hiện các kiến nghị theo các kết luận của các Đoàn kiểm tra các năm 2016, 2017, 2018 và của Viện kiểm sát nhân dân;
- Đối với Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, Tòa án nhân dân thành phố Hà Tĩnh, Tòa án nhân dân huyện Kỳ Anh, Đoàn kiểm tra sẽ kiểm tra toàn diện các mặt công tác của các Tòa án này.
III. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM KIỂM TRA
1. Thời gian kiểm tra công tác chuyên môn của các Tòa án nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện dự kiến thực hiện từ ngày 09 đến ngày 14 tháng 12 năm 2019 (Thời gian cụ thể do các đồng chí Trưởng đoàn kiểm tra quyết định).
2. Địa điểm kiểm tra: tại trụ sở các Tòa án được kiểm tra.
1. Tòa án nhân dân tối cao thành lập 14 Đoàn công tác tiến hành kiểm tra công tác chuyên môn của các Tòa án nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện, mỗi đoàn sẽ do 01 đồng chí lãnh đạo hoặc Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao làm Trưởng đoàn.
Các thành viên Đoàn kiểm tra gồm:
- Thư ký của đồng chí lãnh đạo, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao- Trưởng đoàn kiểm tra.
- Đại diện các Vụ Giám đốc, kiểm tra của Tòa án nhân dân tối cao.
- Đại diện lãnh đạo hoặc Thẩm phán hay lãnh đạo các Phòng giám đốc kiểm tra của các Tòa án nhân dân cấp cao (theo khu vực).
- Đại diện Ban Thanh tra Tòa án nhân dân tối cao.
- Đối với thành phần Đoàn kiểm tra Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, Tòa án nhân dân thành phố Hà Tĩnh, Tòa án nhân dân huyện Kỳ Anh có thêm đại diện của Cục Kế hoạch tài chính, Vụ Tổ chức - Cán bộ để kiểm tra toàn diện các mặt công tác của các Tòa án này.
2. Các Vụ Giám đốc Kiểm tra, Ban Thanh tra, Cục Kế hoạch Tài chính, Vụ Tổ chức - Cán bộ, các Tòa án nhân dân cấp cao có trách nhiệm cử cán bộ theo đúng thành phần tham gia Đoàn kiểm tra để thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của đồng chí Trưởng đoàn.
3. Căn cứ vào các nội dung kiểm tra được nêu trong Kế hoạch này, các Tòa án nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện được kiểm tra có trách nhiệm xây dựng báo cáo về kết quả thực hiện công tác chuyên môn của đơn vị mình (theo đề cương được gửi kèm theo kế hoạch này, riêng Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, Tòa án nhân dân thành phố Hà Tĩnh, Tòa án nhân dân huyện Kỳ Anh báo cáo toàn diện các mặt công tác) và gửi cho các Trưởng đoàn Đoàn kiểm tra chậm nhất là ngày 06/12/2019; chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác kiểm tra; đồng thời thực hiện các nội dung khác có liên quan theo yêu cầu của các Đoàn kiểm tra.
4. Các Đoàn kiểm tra có trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra theo đúng mục đích, yêu cầu, nội dung, đối tượng và thời gian của Kế hoạch này. Kết thúc kiểm tra, các Đoàn kiểm tra có trách nhiệm tổng hợp, xây dựng Báo cáo kết quả kiểm tra và hoàn thành trước ngày 25/12/2019 để báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và gửi tới Đồng chí Nguyễn Trí Tuệ - Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao để chỉ đạo tổng hợp, xây dựng Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra công tác chuyên môn năm 2019 của các Tòa án nhân dân. Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra công tác chuyên môn năm 2019 của các Tòa án nhân dân phải được hoàn thành trước ngày 30/12/2019 để chuẩn bị cho Hội nghị triển khai công tác Tòa án năm 2020.
Trên đây là kế hoạch kiểm tra công tác chuyên môn năm 2019 của các Tòa án nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện. Các Đoàn kiểm tra và các đơn vị, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các nội dung của Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện, Kế hoạch này có thể được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế./
| KT. CHÁNH ÁN |
BÁO CÁO ĐOÀN KIỂM TRA VỀ CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN CỦA CÁC TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN, CẤP TỈNH1
(Kèm theo Kế hoạch kiểm tra số 534/KH-TANDTC ngày 02/12/2019 của Tòa án nhân dân tối cao)
Nêu và đánh giá ngắn gọn về đặc điểm tình hình của Tòa án nhân dân 02 cấp thuộc tỉnh, thành phố; những thuận lợi, khó khăn trong công tác.
II. TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN
1. Công tác giải quyết, xét xử các vụ án hình sự
1.1. Tình hình và kết quả xét xử các vụ án hình sự
Tổng số vụ án/số bị cáo đã thụ lý; số vụ án/số bị cáo đã giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm; tỷ lệ án sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị; số vụ/số bị cáo đã được giải quyết, xét xử theo thủ tục phúc thẩm; tỷ lệ bị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; tỷ lệ các bản án bị hủy, sửa (nguyên nhân do chủ quan và nguyên nhân do khách quan).
- Tổng số vụ án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung: kết quả điều tra bổ sung dẫn tới đình chỉ vụ án hoặc thay đổi quyết định truy tố hoặc giữ nguyên quyết định truy tố.
- Tổng số vụ án quyết định khởi tố tại phiên tòa.
- Tổng số vụ án Tòa án áp dụng tội danh khác tội danh Viện kiểm sát truy tố: Tòa án áp dụng tội danh nặng hơn, Tòa án áp dụng tội danh nhẹ hơn.
- Tổng số vụ án Tòa án áp dụng hình phạt khác theo đề nghị của Viện kiểm sát: Tòa án áp dụng hình phạt nặng hơn, Tòa án áp dụng hình phạt nhẹ hơn.
- Tổng số vụ án Tòa án tuyên: bị cáo không có tội; bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự hoặc được miễn hình phạt; bị cáo bị xử phạt bằng hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù chung thân, tử hình; bị cáo bị xử phạt tù nhưng được hưởng án treo; thời hạn phạt tù bằng thời gian bị cáo đã bị tạm giam, trong đó làm rõ:
+ Số vụ/số bị cáo Tòa án tuyên bị cáo không phạm tội, nhưng sau đó bị kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm theo hướng có tội.
+ Số vụ/số bị cáo Tòa án tuyên có tội, nhưng sau đó bị kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm theo hướng không có tội.
+ Số bị cáo cho hưởng án treo; số bị cáo được cho hưởng án treo bị kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm (chiếm tỷ lệ % trên tổng số các bị cáo được cho hưởng án treo).
+ Tổng số bị cáo được đình chỉ, miễn chấp hành hình phạt theo quy định của Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Hình sự số 100/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của Bộ luật Hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13.
- Tổng số các vụ án xét xử được tổ chức theo mô hình phiên tòa thân thiện đối với người phạm tội chưa đủ 18 tuổi hoặc người phạm tội đủ 18 tuổi nhưng người bị hại chưa đủ 18 tuổi.
- Kết quả xét xử lại các vụ án mà có các quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm đề nghị điều tra xét xử lại theo quy định của pháp luật.
- Việc chấp hành pháp luật tố tụng về thời hạn chuẩn bị xét xử, thời hạn hoãn phiên tòa, thời hạn gửi các bản án, quyết định cho Viện kiểm sát.
- Việc thực hiện các kiến nghị của Viện kiểm sát trong việc khắc phục các vi phạm trong hoạt động xét xử.
* Đánh giá kết quả xét xử án hình sự, trong đó tập trung phân tích những hạn chế, thiếu sót trong công tác xét xử án hình sự; nguyên nhân và các giải pháp để khắc phục.
1.2. Tình hình và kết quả xét xử các vụ việc dân sự (bao gồm các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động)
- Tổng số vụ, việc đã thụ lý; số vụ, việc đã giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm; tỷ lệ án sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị; số vụ án và số vụ việc đã được giải quyết theo thủ tục phúc thẩm; tỷ lệ bị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Tỷ lệ các bản án bị hủy, sửa (do nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân do khách quan).
- Tổng số đơn đã thụ lý, giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản.
- Số vụ hòa giải thành, tỷ lệ % trên tổng số các vụ việc dân sự đã được giải quyết, cụ thể:
+ Về vụ án dân sự, kinh doanh thương mại: Tổng số vụ án công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
+ Về vụ án hôn nhân và gia đình: Tổng số vụ án ly hôn hòa giải đoàn tụ thành.
- Số vụ việc dân sự đang tạm đình chỉ giải quyết, số quá hạn luật định, nguyên nhân.
- Số vụ việc yêu cầu áp dụng, thay đổi, hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, số vụ việc được Tòa án chấp nhận, không chấp nhận, nêu rõ lý do.
- Việc tuân thủ thời hạn chuẩn bị xét xử, thời hạn gửi các bản án, quyết định cho Viện Kiểm sát, cơ quan Thi hành án dân sự, thời hạn gửi thông báo thụ lý cho Viện Kiểm sát, chuyển hồ sơ cho Viện Kiểm sát nghiên cứu;
- Các trường hợp tuyên án không rõ, khó thi hành;
- Việc đánh giá chứng cứ, áp dụng pháp luật, tính án phí.
- Việc chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát nghiên cứu trong giai đoạn chuẩn bị xét xử.
- Về tình hình và kết quả thực hiện tương trợ tư pháp trong công tác giải quyết các vụ việc dân sự.
- Tổng số các vụ án xét xử được tổ chức theo mô hình phiên tòa thân thiện giải quyết các tranh chấp vụ việc liên quan đến hôn nhân và gia đình.
Kết quả xét xử lại các vụ án mà có các quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm đề nghị xét xử lại theo quy định của pháp luật.
* Đánh giá kết quả xét xử án dân sự, trong đó tập trung phân tích những hạn chế, thiếu sót trong công tác xét xử án dân sự; nguyên nhân và các giải pháp để khắc phục.
1.3. Tình hình và kết quả xét xử các vụ án hành chính
Tổng số các vụ án hành chính đã thụ lý; số vụ án hành chính đã giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm; tỷ lệ án sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị; số vụ án hành chính đã được giải quyết, xét xử theo thủ tục phúc thẩm; tỷ lệ bị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Tỷ lệ các bản án bị hủy, sửa (nguyên nhân do chủ quan và nguyên nhân do khách quan).
- Tổng số vụ án qua đối thoại mà người khởi kiện rút đơn khởi kiện; người bị kiện cam kết sửa đổi, hủy bỏ quyết định bị khởi kiện hoặc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện cam kết rút đơn khởi kiện.
Số vụ án hành chính đang tạm đình chỉ giải quyết, số quá hạn luật định, nguyên nhân.
Tổng số vụ án tuyên không rõ, khó thi hành do cơ quan thi hành án yêu cầu giải thích; số lượng các bản án đã được đính chính, giải thích.
- Kết quả xét xử lại các vụ án mà có các quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm đề nghị xét xử lại theo quy định của pháp luật.
* Đánh giá kết quả xét xử án hành chính, trong đó tập trung phân tích những hạn chế, thiếu sót trong công tác xét xử án hành chính và nguyên nhân và các giải pháp để khắc phục (đặc biệt là các sai sót trong đánh giá chứng cứ, áp dụng pháp luật, tính án phí, xác định tư cách người tham gia tố tụng, đối tượng khởi kiện, việc chuyển bản án cho Viện kiểm sát, cơ quan Thi hành án dân sự, về thời hạn tố tụng, việc tham gia phiên tòa của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, thời hạn chuẩn bị xét xử,....)
2. Tình hình và kết quả xem xét áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân
Tổng số hồ sơ mà các Tòa án nhân dân cấp huyện trong tỉnh thụ lý; số lượng đã giải quyết (phân tích cụ thể loại quyết định của Tòa án đối với các hồ sơ đã giải quyết), số lượng các vụ việc mà đương sự khiếu nại lên Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
* Đánh giá áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân, trong đó tập trung đi sâu phân tích những hạn chế, thiếu sót; nguyên nhân và kiến nghị các giải pháp để khắc phục.
3. Tình hình và kết quả thực hiện các quy định của pháp luật về thi hành án hình sự
- Tổng số người bị kết án đã được Tòa án cấp sơ thẩm ra quyết định thi hành án hình sự; tổng số trường hợp được hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ chấp hành án phạt tù; tổng số trường hợp được miễn, giảm thời hạn chấp hành án theo quy định của Luật thi hành án hình sự.
- Đánh giá cụ thể việc chấp hành pháp luật trong việc thực hiện quy định của pháp luật về thi hành án hình sự.
4. Tình hình thực hiện các chủ trương lớn của Tòa án nhân dân tối cao đề ra như: Công khai bản án, tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm,....
5. Tình hình thực hiện việc chuyển hồ sơ cho các Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu rút hồ sơ để xem xét giải quyết vụ việc theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
6. Kết quả thực hiện các kiến nghị theo các kết luận của các Đoàn kiểm tra các năm 2016, 2017, 2018 và của Viện kiểm sát nhân dân.
7. Những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị đề xuất về công tác chuyên môn
- 1Kế hoạch 390/KH-TANDTC năm 2018 về kiểm tra công tác chuyên môn của các Tòa án nhân dân cấp cao do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 2Kế hoạch 459/KHLN-TANDTC-BTP năm 2019 về thực hiện Chương trình phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở giữa Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp giai đoạn 2019-2023
- 3Kế hoạch 535/KH-TANDTC năm 2019 về kiểm tra công tác chuyên môn của các Tòa án nhân dân cấp cao do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 4Công văn 36/TANDTC-KHTC về hướng dẫn quản lý, sử dụng ngân sách chi thường xuyên năm 2020 do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 1Luật thi hành án hình sự 2010
- 2Quyết định 346a/2017/QĐ-TANDTC ban hành Quy chế công tác kiểm tra trong Tòa án nhân dân
- 3Nghị quyết 41/2017/QH14 thi hành Bộ luật Hình sự 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của Bộ luật Tố tụng hình sự 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 94/2015/QH13 do Quốc hội ban hành
- 4Kế hoạch 390/KH-TANDTC năm 2018 về kiểm tra công tác chuyên môn của các Tòa án nhân dân cấp cao do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 5Kế hoạch 459/KHLN-TANDTC-BTP năm 2019 về thực hiện Chương trình phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở giữa Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp giai đoạn 2019-2023
- 6Kế hoạch 535/KH-TANDTC năm 2019 về kiểm tra công tác chuyên môn của các Tòa án nhân dân cấp cao do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 7Công văn 36/TANDTC-KHTC về hướng dẫn quản lý, sử dụng ngân sách chi thường xuyên năm 2020 do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
Kế hoạch 534/KH-TANDTC năm 2019 về kiểm tra công tác chuyên môn của các Tòa án nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- Số hiệu: 534/KH-TANDTC
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 02/12/2019
- Nơi ban hành: Tòa án nhân dân tối cao
- Người ký: Lê Hồng Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/12/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra