Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 299/KH-BGDĐT-BTP | Hà Nội, ngày 10 tháng 03 năm 2023 |
PHỐI HỢP THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÁP CHẾ GIỮA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÀ BỘ TƯ PHÁP NĂM 2023
Căn cứ Nghị định số 86/2022/NĐ-CP ngày 24/10/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 98/2022/NĐ-CP ngày 29/11/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế;
Thực hiện Chương trình số 1355/CTr-BGDĐT-BTP ngày 30/12/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp phối hợp thực hiện công tác pháp chế giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp giai đoạn 2020 - 2025,
Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp thống nhất ban hành Kế hoạch phối hợp thực hiện công tác pháp chế giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp năm 2023 như sau:
1. Mục đích
a) Thực hiện có hiệu quả Chương trình số 1355/CTr-BGDĐT-BTP ngày 30/12/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp về phối hợp thực hiện công tác pháp chế giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp giai đoạn 2020 - 2025, góp phần hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) trong quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
b) Kế hoạch này là căn cứ để Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp chỉ đạo, triển khai, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ công tác pháp chế ngành giáo dục năm 2023.
2. Yêu cầu
a) Bám sát các nội dung của Chương trình phối hợp thực hiện công tác pháp chế giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp giai đoạn 2020 - 2025; thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, xác định thứ tự ưu tiên theo yêu cầu công tác năm của hai Bộ.
b) Các hoạt động trong Kế hoạch phải cụ thể, khả thi, bám sát nội dung nhiệm vụ được giao, đảm bảo thực hiện thiết thực và hiệu quả.
1. Công tác xây dựng pháp luật
a) Xây dựng chương trình soạn thảo văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2023; Chương trình soạn thảo, ban hành văn bản, đề án năm 2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật; Vụ Pháp luật hình sự - hành chính; Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Vụ Pháp luật quốc tế và các đơn vị có liên quan).
b) Xây dựng Luật Nhà giáo, xây dựng và trình Chính phủ các Nghị định: Nghị định sửa đổi Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; Nghị định quy định về xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú (thay thế Nghị định số 27/2015/NĐ-CP ngày 10/3/2015 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “nhà giáo nhân dân”, “nhà giáo ưu tú”); Nghị định thay thế Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và Nghị định số 135/2018/NĐ-CP ngày 04/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP,...
- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế; Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Vụ Giáo dục đại học, Vụ Thi đua Khen thưởng và các đơn vị có liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Vụ Pháp luật hình sự - hành chính; Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật; Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế; Vụ Pháp luật quốc tế; Vụ Thi đua Khen thưởng và các đơn vị có liên quan).
c) Tham gia góp ý, thẩm định kịp thời các dự án, dự thảo VBQPPL, đề án, dự thảo Điều ước quốc tế, Thỏa thuận quốc tế và cử người tham gia Ban soạn thảo, Tổ biên tập đối với các dự án, dự thảo, đề án do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì soạn thảo trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp (Vụ Pháp luật hình sự - hành chính; Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế; Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật; Vụ Pháp luật quốc tế; Cục Kiểm tra VBQPPL và các đơn vị có liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan).
d) Tham gia ý kiến góp ý và cử người tham gia Ban soạn thảo, Tổ biên tập đối với các dự án, dự thảo VBQPPL do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo, trình cấp có thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyền; tham gia Hội đồng thẩm định, Hội đồng tư vấn thẩm định đối với các đề nghị, dự án, dự thảo VBQPPL có liên quan đến lĩnh vực giáo dục theo đề nghị của Bộ Tư pháp.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Vụ Pháp luật hình sự - hành chính; Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế; Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật; Vụ Pháp luật quốc tế; Cục Kiểm tra VBQPPL và các đơn vị có liên quan).
đ) Chủ động cập nhật chính xác, đầy đủ, kịp thời VBQPPL do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hoặc chủ trì soạn thảo trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật theo đúng quy định tại Nghị định số 52/2015/NĐ-CP ngày 28/5/2015 của Chính phủ về Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Công nghệ thông tin; Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật).
e) Tổ chức thực hiện Quyết định số 2114/QĐ-TTg ngày 16/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị và Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; thực hiện các nhiệm vụ được nêu tại Kết luận số 83-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; thực hiện quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; thực hiện việc lập, triển khai thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, 2025; rà soát, lập Danh mục văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua trong năm 2023.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp (Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật; Vụ Pháp luật hình sự - hành chính; Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế; Vụ Pháp luật quốc tế; Cục Kiểm tra VBQPPL và các đơn vị có liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan).
2. Công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
a) Thực hiện xử lý hoặc tham mưu các cơ quan có thẩm quyền xử lý kết quả rà soát VBQPPL đã được thực hiện trong năm 2022 của nhóm rà soát VBQPPL về lĩnh vực giáo dục (không bao gồm giáo dục nghề nghiệp).
- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL và các đơn vị có liên quan).
b) Thực hiện việc tự kiểm tra, kiểm tra theo thẩm quyền và xử lý VBQPPL do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và VBQPPL do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành trong lĩnh vực giáo dục.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL và các đơn vị có liên quan).
c) Tiếp tục phối hợp thực hiện kiểm tra, rà soát văn bản theo Quyết định số 1736/QĐ-BTP ngày 17/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch kiểm tra Chuyên đề về các văn bản liên quan đến việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng và Chuyên đề về các văn bản liên quan đến việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL và các đơn vị có liên quan).
d) Tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa VBQPPL cho người làm công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL và các đơn vị có liên quan).
đ) Thực hiện công tác rà soát, hệ thống hóa VBQPPL hằng năm và thực hiện hệ thống hóa VBQPPL kỳ 2019-2023 có liên quan đến lĩnh vực giáo dục để đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới; công bố danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực, bãi bỏ, thay thế, đình chỉ thi hành thuộc trách nhiệm rà soát của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL và các đơn vị có liên quan).
e) Tổ chức đoàn kiểm tra việc ban hành VBQPPL có liên quan đến lĩnh vực giáo dục tại một số địa phương.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Cục Kiểm tra VBQPPL và các đơn vị có liên quan).
3. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
a) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp (Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và các đơn vị có liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan).
b) Phổ biến kịp thời, thường xuyên các quy định pháp luật mới do hai Bộ được giao chủ trì soạn thảo.
- Đối với các văn bản do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì soạn thảo:
Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan).
Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và các đơn vị có liên quan).
- Đối với các văn bản do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo:
Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp (Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và các đơn vị có liên quan).
Cơ quan phối hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan).
c) Triển khai có hiệu quả Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án truyền thông chính sách pháp luật có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027”; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch truyền thông chính sách pháp luật trong lĩnh vực giáo dục có tác động lớn đến xã hội dự kiến xây dựng, ban hành trong năm 2023.
- Đối với việc triển khai Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án truyền thông chính sách pháp luật có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027”:
Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp (Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và các đơn vị có liên quan).
Cơ quan phối hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan).
- Đối với việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch truyền thông chính sách pháp luật trong lĩnh vực giáo dục có tác động lớn đến xã hội dự kiến xây dựng, ban hành trong năm 2023:
Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan).
Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và các đơn vị có liên quan).
d) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường; khai thác các tiện ích trên Cổng thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật quốc gia và phổ biến giáo dục pháp luật vào công tác giáo dục pháp luật trong hệ thống trường học.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế; Văn phòng Bộ; Cục Công nghệ thông tin và các đơn vị liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và các đơn vị có liên quan).
đ) Tăng cường kiểm tra, rà soát, đánh giá Chương trình, sách giáo khoa, giáo trình trong các cơ sở giáo dục; biên soạn sách, tài liệu tham khảo, phổ biến kiến thức pháp luật cho học sinh, sinh viên; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ những người làm công tác pháp chế, báo cáo viên pháp luật tại các sở giáo dục và đào tạo, giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, môn Giáo dục kinh tế và pháp luật.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế; Văn phòng Bộ; Cục Công nghệ thông tin và các đơn vị liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và các đơn vị có liên quan).
e) Phối hợp nghiên cứu, xây dựng các tiêu chí cụ thể đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường; tiến hành thí điểm đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường tại Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế; Văn phòng Bộ; Cục Công nghệ thông tin và các đơn vị liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và các đơn vị có liên quan).
g) Hướng dẫn tổ chức triển khai Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2023.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp (Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và các đơn vị có liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế, Văn phòng Bộ, Báo Giáo dục và Thời đại và các đơn vị liên quan).
h) Tổ chức tổng kết Thông tư liên tịch số 30/2010/TTLT-BGDĐT-BTP ngày 16/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn việc phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp (Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và các đơn vị có liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế, Văn phòng Bộ, Báo Giáo dục và Thời đại và các đơn vị liên quan).
4. Công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật
a) Thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực giáo dục.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế; Thanh tra Bộ và các đơn vị có liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật và các đơn vị có liên quan).
b) Tổ chức theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực giáo dục.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật và các đơn vị có liên quan).
5. Công tác hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật
a) Thực hiện hợp nhất VBQPPL do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, chủ trì soạn thảo.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL và các đơn vị có liên quan).
b) Thực hiện pháp điển cập nhật các quy phạm pháp luật mới thuộc trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL và các đơn vị có liên quan).
c) Thực hiện pháp điển thành phần theo thẩm quyền đối với các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hoặc chủ trì soạn thảo có nội dung thuộc đề mục của bộ, ngành khác; tham gia góp ý dự thảo kế hoạch, danh mục văn bản, kết quả pháp điển các đề mục thuộc thẩm quyền pháp điển của Bộ Tư pháp và các bộ, ngành khác theo phân công tại Quyết định số 891/QĐ-TTg ngày 17/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục các đề mục trong mỗi chủ đề và phân công cơ quan thực hiện pháp điển theo các đề mục; thực hiện pháp điển tiếp theo vào các đề mục thuộc thẩm quyền pháp điển của các bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực giáo dục.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL và các đơn vị có liên quan).
d) Tuyên truyền, giới thiệu, hướng dẫn khai thác, sử dụng Bộ Pháp điển và tích hợp Bộ Pháp điển trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL và các đơn vị có liên quan).
6. Công tác bồi thường nhà nước
a) Triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác bồi thường nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp
- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Bồi thường nhà nước và các đơn vị có liên quan).
b) Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ những người làm công tác bồi thường nhà nước của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và sở giáo dục và đào tạo.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp (Cục Bồi thường nhà nước và các đơn vị có liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan).
7. Công tác pháp chế ngành giáo dục
a) Tổ chức Hội thảo về phối hợp thực hiện công tác pháp chế ngành giáo dục năm 2023.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật và các đơn vị có liên quan).
b) Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện công tác pháp chế tại các sở giáo dục và đào tạo và các cơ sở giáo dục đại học.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật và các đơn vị liên quan).
8. Công tác giáo dục và đào tạo
a) Triển khai thực hiện nội dung về tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật theo Quyết định số 1156/QĐ-TTg ngày 30/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục triển khai Đề án “Tiếp tục xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp” theo Quyết định số 1155/QĐ-TTg ngày 30/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp (Vụ Tổ chức cán bộ; Trường Đại học Luật Hà Nội; Học viện Tư pháp).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Giáo dục đại học; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Pháp chế; Vụ Kế hoạch - Tài chính; Cục Cơ sở vật chất và các đơn vị có liên quan).
b) Chỉ đạo, đôn đốc các cơ sở giáo dục đại học không chuyên về luật chỉnh sửa, bổ sung giáo trình, tài liệu giảng dạy của các trường đại học, chương trình giáo dục, đào tạo pháp luật và chương trình giáo dục công dân của các trường trung học phổ thông phù hợp, thống nhất với quy định của các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Giáo dục Đại học; Vụ Pháp chế; Vụ Giáo dục Trung học và các đơn vị có liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Vụ Tổ chức cán bộ; Trường Đại học Luật Hà Nội; Học viện Tư pháp; Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật; Vụ Pháp luật hình sự - hành chính; Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế; Vụ Pháp luật quốc tế).
c) Đề xuất cơ chế hỗ trợ về chế độ, chính sách đối với việc đào tạo các sinh viên nước ngoài đang theo học tại các cơ sở đào tạo luật.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp (Vụ Tổ chức cán bộ; Học viện Tư pháp; Trường Đại học Luật Hà Nội; Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật; Vụ Pháp luật hình sự - hành chính; Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế; Vụ Pháp luật quốc tế).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Giáo dục đại học; Vụ Pháp chế; Vụ Giáo dục Trung học và các đơn vị có liên quan).
d) Tăng cường hợp tác, phối hợp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ làm công tác tư pháp, cán bộ, giảng viên làm công tác đào tạo, bồi dưỡng pháp luật và các chức danh tư pháp thông qua các chương trình học bổng, liên kết đào tạo, trao đổi nghiên cứu sinh, thực tập sinh chuyên ngành luật và cán bộ, công chức làm công tác tư pháp tại nước ngoài.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Giáo dục Đại học; Vụ Pháp chế; Vụ Giáo dục Trung học và các đơn vị có liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Vụ Tổ chức cán bộ; Trường Đại học Luật Hà Nội; Học viện Tư pháp; Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật; Vụ Pháp luật hình sự - hành chính; Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế; Vụ Pháp luật quốc tế).
đ) Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế, đặc biệt là các chương trình biên dịch, phiên dịch, ngoại ngữ chuyên ngành pháp lý.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Giáo dục Đại học; Vụ Pháp chế; Vụ Giáo dục Trung học và các đơn vị có liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Vụ Tổ chức cán bộ; Trường Đại học Luật Hà Nội; Học viện Tư pháp; Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật; Vụ Pháp luật hình sự - hành chính; Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế; Vụ Pháp luật quốc tế).
e) Trao đổi, hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo luật
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp (Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Pháp luật quốc tế; Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật và các đơn vị có liên quan).
- Cơ quan phối hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Giáo dục đại học; Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan).
1. Giao Vụ Pháp chế (Bộ Giáo dục và Đào tạo) và Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp) chủ trì, đôn đốc, theo dõi việc thực hiện Kế hoạch; chủ động, phối hợp với các đơn vị có liên quan của hai Bộ thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch và báo cáo Bộ trưởng về kết quả thực hiện Kế hoạch.
2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp có trách nhiệm phối hợp, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Mục II của Kế hoạch đảm bảo chất lượng, tiến độ, hiệu quả công việc.
3. Kinh phí bảo đảm thực hiện các hoạt động tại Kế hoạch này được bố trí trong dự toán của cơ quan, đơn vị chủ trì triển khai thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành./.
KT. BỘ TRƯỞNG | KT. BỘ TRƯỞNG |
|
|
- 1Kế hoạch 1359/KH-BGDĐT-BTP năm 2019 về phối hợp thực hiện công tác pháp chế giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp năm 2020
- 2Công văn 3747/BGDĐT-PC năm 2020 về hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2020-2021 về công tác pháp chế do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Công văn 5107/BGDĐT-PC năm 2022 hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2022-2023 về công tác pháp chế do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Quyết định 1084/QĐ-BGDĐT năm 2023 về Kế hoạch triển khai công tác pháp chế của ngành giáo dục năm 2023 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Chương trình 217/CTr-BGDĐT-BVHTTDL năm 2022 phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2022-2026
- 1Thông tư liên tịch 30/2010/TTLT/BGDĐT-BTP hướng dẫn việc phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường do Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tư pháp ban hành
- 2Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế
- 3Nghị định 27/2015/NĐ-CP Quy định về xét tặng danh hiệu ''Nhà giáo Nhân dân'', ''Nhà giáo Ưu tú''
- 4Nghị định 52/2015/NĐ-CP về Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật
- 5Luật ngân sách nhà nước 2015
- 6Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 7Nghị định 135/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục
- 8Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục
- 9Quyết định 891/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Danh mục các đề mục trong mỗi chủ đề và phân công cơ quan thực hiện pháp điển theo các đề mục do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Nghị định 99/2019/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục đại học sửa đổi
- 11Chương trình 1355/CTr-BGDĐT-BTP năm 2019 về phối hợp thực hiện công tác pháp chế giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp giai đoạn 2020-2025
- 12Kế hoạch 1359/KH-BGDĐT-BTP năm 2019 về phối hợp thực hiện công tác pháp chế giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp năm 2020
- 13Công văn 3747/BGDĐT-PC năm 2020 về hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2020-2021 về công tác pháp chế do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 14Quyết định 1521/QĐ-TTg năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Kết luận 80-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15Quyết định 2114/QĐ-TTg năm 2021 về Kế hoạch thực hiện Kết luận 19-KL/TW và Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16Quyết định 407/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Đề án "Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17Quyết định 1155/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Đề án "Tiếp tục xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 18Quyết định 1156/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Đề án tổng thể "Tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 19Công văn 5107/BGDĐT-PC năm 2022 hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2022-2023 về công tác pháp chế do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 20Nghị định 86/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 21Nghị định 98/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp
- 22Quyết định 1084/QĐ-BGDĐT năm 2023 về Kế hoạch triển khai công tác pháp chế của ngành giáo dục năm 2023 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 23Chương trình 217/CTr-BGDĐT-BVHTTDL năm 2022 phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2022-2026
Kế hoạch 299/KH-BGDĐT-BTP về phối hợp thực hiện công tác pháp chế giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp năm 2023
- Số hiệu: 299/KH-BGDĐT-BTP
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 10/03/2023
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp
- Người ký: Nguyễn Khánh Ngọc, Nguyễn Văn Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/03/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra